Ảnh: Internet
Lúc này tôi mới nhìn thấy căn phòng đã chợt tối đi, những cơn gió mát lạnh tràn vào nhà. “Mưa mất!”, tôi vừa lẩm bẩm đã nghe tiếng rào rào nhè nhẹ. Ngoài phố có tiếng chân bước vội, tiếng mấy đứa nhỏ gọi nhau í ới. Đầu tháng Mười, xen vào những ngày thu đẹp trời nhất ở thành phố Huế thơ mộng này thảng đã có những cơn mưa đầu tiên báo hiệu mùa mưa sắp tới. Tiếng rào rào to dần, tôi bước tới định khép cánh cửa sổ thì nhìn thấy một anh bộ đội hải quân vai đeo ba lô nặng trĩu đang trú mưa dưới hiên nhà. Thoáng đôi chút ngần ngại, tôi mở cửa rụt rè mời anh. - Cảm ơn chị, tôi đứng ngoài này cũng được rồi. Chắc mưa không lâu đâu - Anh trả lời, giọng miền Bắc nhỏ nhẹ. - Anh ướt hết mất thôi. Mời anh vào nhà chờ hết mưa đã. Anh đừng ngại chi… Anh lại cảm ơn và bước vào. Căn phòng như sáng lên với màu trắng của chiếc áo hải quân. Trong lúc tôi rót nước mời anh, anh lặng lẽ quan sát căn phòng tôi ở. Ánh mắt anh dừng lại đâu đó nơi cây đàn dương cầm đang mở với bản nhạc dang dở của tôi. Tôi đang định phân bua “Phòng con gái mà lộn xộn quá phải không anh?” thì anh đã hỏi: - Hình như chị là nhạc sĩ phải không? - Dạ không… Em chỉ mới đang học… - Tôi lúng túng đáp. Anh cười đôn hậu. Nụ cười anh làm căn phòng đầm ấm hẳn lên. Không hiểu sao tôi có một linh cảm kỳ lạ về anh, tôi cảm giác rằng anh sẽ sẵn sàng đồng cảm với tôi trong chủ đề âm nhạc biển mà tôi đang mò mẫm tìm hiểu kia. Hình như vẻ “lính thủy” chân tình cởi mở của anh, chiếc áo hải quân trắng viền xanh kia đang giúp tôi tiến tới gần với hồn biển… - Được học nhạc như chị thật hạnh phúc. Bộ đội chúng tôi hiếm khi được tiếp xúc với âm nhạc… Qua câu chuyện giới thiệu, tôi được biết tên anh là Hòa, anh là thủy thủ trên một tàu hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Nhìn nét mặt băn khoăn của tôi trong lúc xưng hô, anh chuyển sang gọi tôi bằng tên - Việt Hương. Anh kể rằng anh cũng rất say mê âm nhạc. Anh đã tự học nhạc lý và mặc dù thường xuyên theo tàu canh giữ biển trời anh vẫn mang theo cây đàn ghi-ta. Những lúc rảnh anh cùng đồng đội đàn hát vang trên mặt biển… Anh rất mê Sôpanh và tự hào về Đặng Thái Sơn… Tôi cũng kể cho anh nghe tôi đang học năm cuối trường nhạc và được các thầy giáo giao cho sáng tác một bản nhạc về biển để làm tiểu phẩm tốt nghiệp. Tôi đã loay hoay với chủ đề đó nhiều ngày nhưng chưa tìm được những nét nhạc mong muốn… - Nhưng Việt Hương có yêu biển không? - Anh ngắt lời tôi. - Dạ, em rất yêu biển. Em đã đi biển nhiều lần, ngay từ hồi còn nhỏ… Nhưng sao viết nhạc về biển khó quá anh à… - Còn với tôi biển bao giờ cũng là niềm say mê lớn lao. Và với giọng xúc động, anh kể rằng anh sinh ra ở một vùng quê xa biển nhưng chẳng hiểu vì sao tự bao giờ biển cả đã thành niềm khát khao lớn nhất của anh. - Màu xanh về biển trên bản đồ đối với tôi sao mà đơn điệu và lặng lẽ thế. Những bức tranh và phim ảnh cũng không sinh động hơn là bao. Tôi đã bật cười và nhớ mãi câu nói của cậu bé trong truyện “Vichia Malêép ở nhà và trường” tả về biển: “Biển ấy à? Toàn những nước là nước…” - Anh mỉm cười. - Anh là lính thủy mà còn thiếu cái tẩu đấy nhé! - Tôi mạnh dạn nói đùa - Anh còn nhớ bài tập đọc “Anh lính thủy” không? Anh lại cười và kể tiếp. - Tuổi thơ tôi cứ ước ao một ngày được gặp biển. Mãi đến kỳ nghỉ hè năm học lớp tám, tôi được anh tôi cho đi theo ra biển. Anh tôi công tác trong một đoàn khảo sát hải sản. Tôi háo hức quá chừng. Ngồi trên xe đi tôi cứ cố hình dung ra “biển thế nào nhỉ?”… Nhưng khi đến Đồ Sơn - chặng đầu chuyến khảo sát của các anh - tôi đã thất vọng: biển gì mà không xanh, sóng không to, nước không mặn… Tôi buồn nên trốn các anh leo lên núi một buổi sáng sớm. Tôi muốn được nhìn ra mãi ngoài khơi xa. Và bình minh biển đã bù đắp nỗi thất vọng của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy một buổi rạng đông đẹp như vậy. Mặt biển tối sẫm dần dần sáng lên. Mặt nước óng ánh đổi màu, lúc hồng, lúc tím, lúc xanh thẫm. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, biển như một tấm gương cầu vồng liên tục đổi màu. Mặt trời từ nơi xa tít từ từ nhô lên, giống như một chiếc bánh xe lớn đang chầm chậm quay tỏa ra những tia nắng ban mai làm ấm lòng cậu bé đang ngây người trên đỉnh núi trước cảnh tuyệt mỹ của thiên nhiên… Sau này tôi còn nhớ mãi bình minh biển ấy. Anh im lặng một lát như để hồi tưởng điều gì. Tôi cũng im lặng chờ anh kể tiếp. - Có lẽ tôi đã hơi nhiều lời, nhưng kỷ niệm thật khó quên Việt Hương ạ. Hôm đó xuống núi về tôi vừa kịp theo các anh đi Trà Cổ. Đến nơi, tôi sung sướng quá: biển thật xanh, bao la, những con sóng bạc đầu trắng xóa… Tôi hăm hở cùng các anh xuống biển, giơ hai tay muốn ôm cả con sóng vào lòng, nếm ngay một ngụm nước biển mặn chát… Bơi lội đùa nghịch hoài; tôi lên bờ ngồi bệt trên cát ngắm nghía những vết hà cứa nho nhỏ dưới gan bàn chân. Rồi tôi nằm soài ra đắp những ngọn núi cát, và thơ thẩn đi tìm vỏ sò vỏ ốc… Trên bãi biển ấy tôi đã gặp một cô bé tóc vàng hoe nói giọng miền Trung rất dễ thương cũng đang thơ thẩn. Chúng tôi đã kết bạn, cùng xây những tòa lâu đài cát, cùng đi nhặt vỏ sò vỏ ốc. Cô bé đã tặng tôi một chiếc vỏ sò kỳ lạ, nó giống như một bông hoa màu tím. Còn tôi trao lại cho cô một con ốc màu xanh đúng như màu nước biển… Lúc chia tay chúng tôi đã cùng đi từ mép nước về hai phía, vẽ lên cát một chữ V bằng những dấu chân của mình. Cô bé nói chữ V đó là Việt Nam… Lớn lên tôi đã đi biển nhiều lần, nhất là bây giờ, những kỷ niệm về chuyến đi gặp biển đầu tiên ấy thật sâu sắc. Tình yêu biển đã thúc giục tôi: Học xong phổ thông tôi tình nguyện vào bộ đội hải quân. Từ lâu tôi mơ ước được đi khắp vùng biển của đất nước, làm những điều có ích. Và nay ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi và đồng đội của tôi đã đi khắp từ vịnh Hạ Long tuyệt đẹp, vùng biển miền Trung với những cồn cát nổi tiếng trong thơ Tố Hữu, vùng biển Nha Trang với bờ cát trắng, đến tận vùng biển Phú Quốc… để gìn giữ màu xanh hòa bình của biển. Cuộc đời hải quân nhiều gian khổ lắm, luôn phải sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù rình rập, phải sống với sóng gió, bão tố… nhưng chúng tôi luôn luôn tự hào đang được trực tiếp góp phần chiến đấu bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc… Tôi bồi hồi nghe anh kể và bỗng bàng hoàng. Kỷ niệm sống dậy trong tôi. Mười mấy năm rồi anh làm sao nhận ra tôi, cái cô bé tóc vàng hoe nói giọng miền Trung ngày ấy? Một sự trùng hợp may mắn kỳ lạ đã khiến tôi gặp lại anh ở đây. Ngày ấy tôi là học sinh “K”, được các cô các bác cho đi tham quan và nghỉ mát ở Trà Cổ. Đó cũng là lần đầu đầu tiên tôi được đi biển. Tuổi thơ tôi đã gặp tuổi thơ anh. Tôi vẫn còn giữ con ốc màu xanh nước biển của anh… Nỗi xúc động khó tả thúc giục tôi ngồi vào đàn… Đây, đây, tôi đã chọn được những hợp âm thật đẹp, những âm thanh trong vắt của bình minh biển, những âm thanh trầm ấm của sóng biển trào dâng… để kể về kỷ niệm biển tuổi thơ mà tôi đã chợt quên đi. Lần đầu tiên trong đời tôi chơi một bản nhạc ngẫu hứng. Khi tôi thẫn thờ rời khỏi đàn anh đang ngồi trầm ngâm nhìn vào một điểm vô hình nào đó. Im lặng. Bỗng anh đứng dậy: - Việt Hương nên chọn bản nhạc nầy… Tôi cảm thấy nó rất có hồn biển. Bản nhạc của Việt Hương đã làm tôi xúc động, càng thêm yêu biển và nhớ về tuổi thơ… Còn bây giờ xin cám ơn và chào Việt Hương. Mưa đã tạnh, tôi cần phải đi thôi. - Nhưng đấy là em chơi ngẫu hứng vậy thôi… - Tôi muốn giữ anh lại song không hiểu sao không thể thốt ra một lời nào nữa… Anh đã xốc ba lô và lại chào tôi … Anh đã đi khỏi rồi tôi mới bàng hoàng tự trách mình không kịp nói cho anh biết rằng cái cô bé tóc vàng hoe kia chính là… Tôi cũng cảm giác rõ rệt được rằng tiểu phẩm tốt nghiệp của tôi phải là một cái gì như bản nhạc tôi vừa ngẫu hứng. Nhưng tôi không sao nhớ lại được, bản nhạc đã như một con chim bay biến đi đâu. Tôi lại ấn những phím đàn lạnh ngắt nhưng không sao hồi tưởng được âm nhạc mà cách đây ít phút tôi đã chơi… Ngày hôm sau tôi nhận được một bức thư. Nhìn nét chữ lạ tôi vui mừng đoán là thư của anh. Tôi hồi hộp mở thư. Một bản nhạc chép tay vội vã nhưng rất rõ ràng và mấy dòng ghi ngắn gọn. Đúng là anh! “Rất tiếc là chuyến công tác ở thành phố của Việt Hương quá ngắn ngủi, tôi phải về tàu ngay để nhận nhiệm vụ mới, không kịp đến thăm Việt Hương nữa. Xin gửi lại bản nhạc mà tôi đã hạnh phúc được nghe Việt Hương đàn hôm qua. Việt Hương đã làm tôi xúc động và hết sức sung sướng. Tôi đã cố gắng hồi tưởng và ghi lại tất cả… Xin chào Việt Hương. Chúc Việt Hương thành công trong âm nhạc!”. Trên đời có vô vàn sự ngẫu nhiên đem lại hạnh phúc cho con người mới được ghi nhớ mãi… Tôi lại ngồi vào đàn. Tôi sẽ đề tặng anh bản nhạc này. Và nhất định tôi sẽ tìm thấy anh để kể cho anh về sự may mắn ngẫu nhiên đầy thi vị biển ấy. Nhưng cũng có thể sự ngẫu nhiên đó vẫn còn là bí mật của riêng tôi, như những bí mật của biển xanh đang chờ con người khám phá? Huế tháng 8-1984 Đ.M.P (10/12-84) |
NGUYỄN MINH VŨKhông biết từ lúc nào, cứ đi ngang qua ngôi nhà ấy, giọng Liên lại lảnh lót vang lên. Cũng không biết tiếng “bố” xa lạ ấy trở nên quen thuộc với Liên từ khi nào. Bác có nhiều con trai - Liên không ngượng, các anh ấy đều ở xa.
NAM GIAOLạ
(CLB Văn học Thanh niên Huế)
LAM HOÀNG GIANG Khoảng rừng và ngọn gió
PHAN ANHMộng
PHÙNG TẤN ĐÔNG An cố hết sức ghìm nỗi xúc động. Chỉ còn lại một mình An trên con đường trở về xóm. Con đường mà những chiều cuối tuần thanh thản, An quen với tiếng sỏi nhộn nhạo, vang lao xao như niềm vui nho nhỏ dưới chân.
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG(Sinh viên Đại học tổng hợp Huế)
PHAN VĂN LỢI(Tiếp theo SH số 138/8-00)Tôi thức dậy khi nghe tiếng giã gạo thậm thịch, nhìn đồng hồ thấy hơn bảy giờ. Trên nhà chỉ có một mình tôi. Cả chú bé cũng đã dậy từ lúc nào. Trong bếp lửa vẫn còn những cục than đỏ hồng phủ lớp tàn tro cháy trắng.
HỒ SỸ HẬULàng Quỳnh Đôi của tôi nghèo lắm. Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao thời ấy quê mình lại nghèo đến vậy.
PHAN VĂN LỢIPhan Văn Lợi đến với văn chương bằng một truyện ngắn hơi dài. Truyện hay, hấp dẫn, câú tứ chững chạc, văn trau chuốt - điều đó hứa hẹn con đường văn chương đang mở rộng trước mắt anh. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu với độc giả phần I của truyện.
PHẠM THỊ THỦY Kính tặng cha của con!
Hà Lệ Thủy đến với văn chương bằng những trang kỷ niệm tuyệt đẹp và đầy nước mắt của đời sinh viên, điều đó đã tạo thành một truyện ngắn hoàn chỉnh cả về kỹ năng lẫn ý tưởng... Nhà văn Hà Khánh Linh
LÊ THỊ PHƯƠNG HIỀNTắc đường. Còi xe máy vô hiệu. Xe đạp chưa bao giờ được thể hiện ưu thế chen lấn, luồn lách như lúc này.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.
LÊ DUY CƯỜNGLại ở nhà tập thể! Bố thở dài: "Không biết đến khi nào mới yên". Mẹ nhìn bố cười: "Ồn ào lại ồn ào!" Bố chặc lưỡi: "Thế đấy!" Cười! Tôi buột miệng: "Nhiều chỗ chơi rồi lại nhiều chỗ chơi". "Anh chỉ được thế là nhanh". Mẹ cốc vào đầu tôi: "Tôi còn lo chuyển trường cho anh rồi... lại... chuyển... trường". Nhiều "lại thế". Tôi nhìn mẹ vẻ thú vị: "Ở cùng nhau lại ở cùng nhau". Bố cười. Mẹ và tôi cũng cười.
NGUYỄN VĂN NHÂNGã yêu Mơ từ ngày cô còn chưa biết đến chuyện yêu đương...Tình yêu có nhiều loại, nhưng chắc chắn đó không phải là tình yêu đam mê thể xác tầm thường, cũng không phải là tình yêu tâm linh cao xa. Mơ thuở ấy là một cô lái đò, một thân lau lách đìu hiu.
TRẦN THỊ LINH CHITôi không làm sao tìm ra được vị trí căn nhà cũ của mình hiện nằm ở khoảng nào? Hỏi thăm ai đây, khi thời gian xa cách đã trên na thế kỷ! Tôi đứng bơ vơ, lòng rượi buồn. Gió từ cánh đồng An Cựu lồng lộng giữa màu mạ xanh gợi lên một cảm giác thật dễ chịu. Tôi thử quyết bắt đầu một điểm chuẩn. Từ lũy tre cuối làng tôi đi ngược trở lại con đường vừa qua.
Trịnh Hải Yến - Dương Công Hợp
LTS: Trong cuộc đời viết văn ai cũng có trang đầu tay nhưng không phải trang viết đầu tay nào cũng thành công, tuy nhiên có trường hợp trang đầu tay đã báo hiệu nghiệp văn, đã dọn đường cho nhà văn đi suốt cuộc đời viết văn của mình. Truyện ngắn "Chuyện tâm tình" của Nguyễn Khắc Phê là một trường hợp như vậy.
LTS: Trang viết đầu tay kỳ này, Sông Hương chọn một số tác giả - tác phẩm trong bút nhóm "Dòng Xanh" thuộc Đại học sư phạm Vinh.Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.