Ảnh: Internet
Lúc này tôi mới nhìn thấy căn phòng đã chợt tối đi, những cơn gió mát lạnh tràn vào nhà. “Mưa mất!”, tôi vừa lẩm bẩm đã nghe tiếng rào rào nhè nhẹ. Ngoài phố có tiếng chân bước vội, tiếng mấy đứa nhỏ gọi nhau í ới. Đầu tháng Mười, xen vào những ngày thu đẹp trời nhất ở thành phố Huế thơ mộng này thảng đã có những cơn mưa đầu tiên báo hiệu mùa mưa sắp tới. Tiếng rào rào to dần, tôi bước tới định khép cánh cửa sổ thì nhìn thấy một anh bộ đội hải quân vai đeo ba lô nặng trĩu đang trú mưa dưới hiên nhà. Thoáng đôi chút ngần ngại, tôi mở cửa rụt rè mời anh. - Cảm ơn chị, tôi đứng ngoài này cũng được rồi. Chắc mưa không lâu đâu - Anh trả lời, giọng miền Bắc nhỏ nhẹ. - Anh ướt hết mất thôi. Mời anh vào nhà chờ hết mưa đã. Anh đừng ngại chi… Anh lại cảm ơn và bước vào. Căn phòng như sáng lên với màu trắng của chiếc áo hải quân. Trong lúc tôi rót nước mời anh, anh lặng lẽ quan sát căn phòng tôi ở. Ánh mắt anh dừng lại đâu đó nơi cây đàn dương cầm đang mở với bản nhạc dang dở của tôi. Tôi đang định phân bua “Phòng con gái mà lộn xộn quá phải không anh?” thì anh đã hỏi: - Hình như chị là nhạc sĩ phải không? - Dạ không… Em chỉ mới đang học… - Tôi lúng túng đáp. Anh cười đôn hậu. Nụ cười anh làm căn phòng đầm ấm hẳn lên. Không hiểu sao tôi có một linh cảm kỳ lạ về anh, tôi cảm giác rằng anh sẽ sẵn sàng đồng cảm với tôi trong chủ đề âm nhạc biển mà tôi đang mò mẫm tìm hiểu kia. Hình như vẻ “lính thủy” chân tình cởi mở của anh, chiếc áo hải quân trắng viền xanh kia đang giúp tôi tiến tới gần với hồn biển… - Được học nhạc như chị thật hạnh phúc. Bộ đội chúng tôi hiếm khi được tiếp xúc với âm nhạc… Qua câu chuyện giới thiệu, tôi được biết tên anh là Hòa, anh là thủy thủ trên một tàu hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Nhìn nét mặt băn khoăn của tôi trong lúc xưng hô, anh chuyển sang gọi tôi bằng tên - Việt Hương. Anh kể rằng anh cũng rất say mê âm nhạc. Anh đã tự học nhạc lý và mặc dù thường xuyên theo tàu canh giữ biển trời anh vẫn mang theo cây đàn ghi-ta. Những lúc rảnh anh cùng đồng đội đàn hát vang trên mặt biển… Anh rất mê Sôpanh và tự hào về Đặng Thái Sơn… Tôi cũng kể cho anh nghe tôi đang học năm cuối trường nhạc và được các thầy giáo giao cho sáng tác một bản nhạc về biển để làm tiểu phẩm tốt nghiệp. Tôi đã loay hoay với chủ đề đó nhiều ngày nhưng chưa tìm được những nét nhạc mong muốn… - Nhưng Việt Hương có yêu biển không? - Anh ngắt lời tôi. - Dạ, em rất yêu biển. Em đã đi biển nhiều lần, ngay từ hồi còn nhỏ… Nhưng sao viết nhạc về biển khó quá anh à… - Còn với tôi biển bao giờ cũng là niềm say mê lớn lao. Và với giọng xúc động, anh kể rằng anh sinh ra ở một vùng quê xa biển nhưng chẳng hiểu vì sao tự bao giờ biển cả đã thành niềm khát khao lớn nhất của anh. - Màu xanh về biển trên bản đồ đối với tôi sao mà đơn điệu và lặng lẽ thế. Những bức tranh và phim ảnh cũng không sinh động hơn là bao. Tôi đã bật cười và nhớ mãi câu nói của cậu bé trong truyện “Vichia Malêép ở nhà và trường” tả về biển: “Biển ấy à? Toàn những nước là nước…” - Anh mỉm cười. - Anh là lính thủy mà còn thiếu cái tẩu đấy nhé! - Tôi mạnh dạn nói đùa - Anh còn nhớ bài tập đọc “Anh lính thủy” không? Anh lại cười và kể tiếp. - Tuổi thơ tôi cứ ước ao một ngày được gặp biển. Mãi đến kỳ nghỉ hè năm học lớp tám, tôi được anh tôi cho đi theo ra biển. Anh tôi công tác trong một đoàn khảo sát hải sản. Tôi háo hức quá chừng. Ngồi trên xe đi tôi cứ cố hình dung ra “biển thế nào nhỉ?”… Nhưng khi đến Đồ Sơn - chặng đầu chuyến khảo sát của các anh - tôi đã thất vọng: biển gì mà không xanh, sóng không to, nước không mặn… Tôi buồn nên trốn các anh leo lên núi một buổi sáng sớm. Tôi muốn được nhìn ra mãi ngoài khơi xa. Và bình minh biển đã bù đắp nỗi thất vọng của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy một buổi rạng đông đẹp như vậy. Mặt biển tối sẫm dần dần sáng lên. Mặt nước óng ánh đổi màu, lúc hồng, lúc tím, lúc xanh thẫm. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, biển như một tấm gương cầu vồng liên tục đổi màu. Mặt trời từ nơi xa tít từ từ nhô lên, giống như một chiếc bánh xe lớn đang chầm chậm quay tỏa ra những tia nắng ban mai làm ấm lòng cậu bé đang ngây người trên đỉnh núi trước cảnh tuyệt mỹ của thiên nhiên… Sau này tôi còn nhớ mãi bình minh biển ấy. Anh im lặng một lát như để hồi tưởng điều gì. Tôi cũng im lặng chờ anh kể tiếp. - Có lẽ tôi đã hơi nhiều lời, nhưng kỷ niệm thật khó quên Việt Hương ạ. Hôm đó xuống núi về tôi vừa kịp theo các anh đi Trà Cổ. Đến nơi, tôi sung sướng quá: biển thật xanh, bao la, những con sóng bạc đầu trắng xóa… Tôi hăm hở cùng các anh xuống biển, giơ hai tay muốn ôm cả con sóng vào lòng, nếm ngay một ngụm nước biển mặn chát… Bơi lội đùa nghịch hoài; tôi lên bờ ngồi bệt trên cát ngắm nghía những vết hà cứa nho nhỏ dưới gan bàn chân. Rồi tôi nằm soài ra đắp những ngọn núi cát, và thơ thẩn đi tìm vỏ sò vỏ ốc… Trên bãi biển ấy tôi đã gặp một cô bé tóc vàng hoe nói giọng miền Trung rất dễ thương cũng đang thơ thẩn. Chúng tôi đã kết bạn, cùng xây những tòa lâu đài cát, cùng đi nhặt vỏ sò vỏ ốc. Cô bé đã tặng tôi một chiếc vỏ sò kỳ lạ, nó giống như một bông hoa màu tím. Còn tôi trao lại cho cô một con ốc màu xanh đúng như màu nước biển… Lúc chia tay chúng tôi đã cùng đi từ mép nước về hai phía, vẽ lên cát một chữ V bằng những dấu chân của mình. Cô bé nói chữ V đó là Việt Nam… Lớn lên tôi đã đi biển nhiều lần, nhất là bây giờ, những kỷ niệm về chuyến đi gặp biển đầu tiên ấy thật sâu sắc. Tình yêu biển đã thúc giục tôi: Học xong phổ thông tôi tình nguyện vào bộ đội hải quân. Từ lâu tôi mơ ước được đi khắp vùng biển của đất nước, làm những điều có ích. Và nay ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi và đồng đội của tôi đã đi khắp từ vịnh Hạ Long tuyệt đẹp, vùng biển miền Trung với những cồn cát nổi tiếng trong thơ Tố Hữu, vùng biển Nha Trang với bờ cát trắng, đến tận vùng biển Phú Quốc… để gìn giữ màu xanh hòa bình của biển. Cuộc đời hải quân nhiều gian khổ lắm, luôn phải sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù rình rập, phải sống với sóng gió, bão tố… nhưng chúng tôi luôn luôn tự hào đang được trực tiếp góp phần chiến đấu bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc… Tôi bồi hồi nghe anh kể và bỗng bàng hoàng. Kỷ niệm sống dậy trong tôi. Mười mấy năm rồi anh làm sao nhận ra tôi, cái cô bé tóc vàng hoe nói giọng miền Trung ngày ấy? Một sự trùng hợp may mắn kỳ lạ đã khiến tôi gặp lại anh ở đây. Ngày ấy tôi là học sinh “K”, được các cô các bác cho đi tham quan và nghỉ mát ở Trà Cổ. Đó cũng là lần đầu đầu tiên tôi được đi biển. Tuổi thơ tôi đã gặp tuổi thơ anh. Tôi vẫn còn giữ con ốc màu xanh nước biển của anh… Nỗi xúc động khó tả thúc giục tôi ngồi vào đàn… Đây, đây, tôi đã chọn được những hợp âm thật đẹp, những âm thanh trong vắt của bình minh biển, những âm thanh trầm ấm của sóng biển trào dâng… để kể về kỷ niệm biển tuổi thơ mà tôi đã chợt quên đi. Lần đầu tiên trong đời tôi chơi một bản nhạc ngẫu hứng. Khi tôi thẫn thờ rời khỏi đàn anh đang ngồi trầm ngâm nhìn vào một điểm vô hình nào đó. Im lặng. Bỗng anh đứng dậy: - Việt Hương nên chọn bản nhạc nầy… Tôi cảm thấy nó rất có hồn biển. Bản nhạc của Việt Hương đã làm tôi xúc động, càng thêm yêu biển và nhớ về tuổi thơ… Còn bây giờ xin cám ơn và chào Việt Hương. Mưa đã tạnh, tôi cần phải đi thôi. - Nhưng đấy là em chơi ngẫu hứng vậy thôi… - Tôi muốn giữ anh lại song không hiểu sao không thể thốt ra một lời nào nữa… Anh đã xốc ba lô và lại chào tôi … Anh đã đi khỏi rồi tôi mới bàng hoàng tự trách mình không kịp nói cho anh biết rằng cái cô bé tóc vàng hoe kia chính là… Tôi cũng cảm giác rõ rệt được rằng tiểu phẩm tốt nghiệp của tôi phải là một cái gì như bản nhạc tôi vừa ngẫu hứng. Nhưng tôi không sao nhớ lại được, bản nhạc đã như một con chim bay biến đi đâu. Tôi lại ấn những phím đàn lạnh ngắt nhưng không sao hồi tưởng được âm nhạc mà cách đây ít phút tôi đã chơi… Ngày hôm sau tôi nhận được một bức thư. Nhìn nét chữ lạ tôi vui mừng đoán là thư của anh. Tôi hồi hộp mở thư. Một bản nhạc chép tay vội vã nhưng rất rõ ràng và mấy dòng ghi ngắn gọn. Đúng là anh! “Rất tiếc là chuyến công tác ở thành phố của Việt Hương quá ngắn ngủi, tôi phải về tàu ngay để nhận nhiệm vụ mới, không kịp đến thăm Việt Hương nữa. Xin gửi lại bản nhạc mà tôi đã hạnh phúc được nghe Việt Hương đàn hôm qua. Việt Hương đã làm tôi xúc động và hết sức sung sướng. Tôi đã cố gắng hồi tưởng và ghi lại tất cả… Xin chào Việt Hương. Chúc Việt Hương thành công trong âm nhạc!”. Trên đời có vô vàn sự ngẫu nhiên đem lại hạnh phúc cho con người mới được ghi nhớ mãi… Tôi lại ngồi vào đàn. Tôi sẽ đề tặng anh bản nhạc này. Và nhất định tôi sẽ tìm thấy anh để kể cho anh về sự may mắn ngẫu nhiên đầy thi vị biển ấy. Nhưng cũng có thể sự ngẫu nhiên đó vẫn còn là bí mật của riêng tôi, như những bí mật của biển xanh đang chờ con người khám phá? Huế tháng 8-1984 Đ.M.P (10/12-84) |
CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.
LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.
CAO THỊ VÂN ANH Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.
Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.
TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi
LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)
Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)
LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì
LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.
...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...
...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...
LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.
Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga
NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn
Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.
ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM
PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn
NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY
BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”... NGÔ MINH
Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...