Báo động sự “lệch chuẩn” tiếng Việt trong giới trẻ

16:10 29/09/2015

Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.

Xin chúc mừng PGS, TS Phạm Văn Tình vừa đảm nhiệm tốt vai trò chủ trì điều hành tiểu ban “Những vấn đề cơ bản và thời sự về Ngôn ngữ học ứng dụng” trong Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ Việt Nam 30 năm đổi mới và phát triển”!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hội thảo khoa học quốc tế vừa rồi. Tiểu ban của tôi có 50 bài nghiên cứu gửi đến, trong đó có 12 báo cáo viên quốc tế, còn lại là các báo cáo viên trong nước. Tiểu ban đã tạo được không khí học thuật chuyên sâu, cởi mở và có ý nghĩa với ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống.


PGS, TS Phạm Văn Tình.

PGS, TS Phạm Văn Tình.

Thưa ông, Ngôn ngữ học ứng dụng tập trung vào việc xác định, điều tra và cung cấp các giải pháp cho vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống. Vậy, ông đánh giá như thế nào về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay?

Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng (facebook, zalo, blog, gmail…) và tiếng lóng trong giao tiếp của giới trẻ đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Có hai luồng ý kiến của dư luận trước hiện tượng trên là chấp nhận và không chấp nhận. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến đều phê phán gay gắt những cách sử dụng tùy tiện về ngôn ngữ “thời đại a còng”. Nhưng dưới góc độ của Ngôn ngữ học xã hội thì đây cũng là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng hơn. Có những nhân tố mới mà ta phải chấp nhận như một phần tất yếu của ngôn ngữ.

Thực tế, nếu căn cứ vào những cách viết, lối nói được coi là lạ như: 2 e! (chào em!), Mìn k hỉu nủi (Mình không hiểu nổi), 3’ t Hoàn del rùi (Bà thằng Hoàn mất rồi), tình iu (tình yêu), đừng có hồng lâu mộng (đừng có mơ mộng), nó cá chê tao rồi (nó chê tao rồi), hoy (thôi)... để đối chiếu với tiếng Việt toàn dân thì các “tiêu bản” này rõ ràng phải coi là rất “lệch chuẩn”. Chúng chỉ phù hợp khi sử dụng trong phạm vi giao tiếp hẹp, mang tính giải trí đơn thuần của một bộ phận giới trẻ. Việc một cộng đồng nào đó sử dụng một “mã” giao tiếp riêng, không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, sẽ là đáng báo động nếu được sử dụng nhiều, trở thành thói quen gây ra “nghiện” ngôn từ “lệch chuẩn”. Điều đó dẫn đến việc mất kiểm soát, dùng ngôn ngữ một cách tùy tiện trong văn hóa giao tiếp và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên, thưa ông?

Nguyên nhân thì có nhiều, tôi tóm tắt trong 4 vấn đề như sau:

Thứ nhất, giới trẻ thờ ơ với tiếng mẹ đẻ. Định hướng nghề nghiệp xã hội khiến những môn khoa học xã hội trong đó có môn Văn học và Tiếng Việt không được chú trọng trong một khoảng thời gian dài. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc trau dồi văn hóa, ngôn ngữ truyền thống của dân tộc.

Thứ hai, công nghệ thông tin làm cho mọi chuyện phức tạp hơn. Con người đặc biệt là giới trẻ mất quá nhiều thời gian vào tiện ích của công nghệ thông tin. Chúng ta có thể ngồi nhà mà vẫn giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với thế giới mở trên mạng xã hội. Với sự trợ giúp của mạng xã hội, những “lệch chuẩn” tiếng Việt có tốc độ lan truyền nhanh, trở thành những hiện tượng ngôn từ chưa được kiểm duyệt.


Tấm áp phích tuyên truyền bảo vệ sức khỏe người dân được thể hiện bằng song ngữ Việt  - Mông tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nguyên Đức

Tấm áp phích tuyên truyền bảo vệ sức khỏe người dân được thể hiện bằng song ngữ Việt  - Mông tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nguyên Đức

Thứ ba, một phần không nhỏ giới trẻ coi việc sử dụng những “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ là thời thượng, “mốt” ngôn từ. Họ coi đó là cách nói “sành điệu” mang đến sức hút trong cộng đồng giới trẻ.

Thứ tư, vấn đề giáo dục cũng rất đáng lo. Gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò định hướng thẩm mỹ trong xử lý vấn đề về ngôn ngữ. Bố mẹ lơ là, sao nhãng, nhà trường không có định hướng tốt, xã hội thả nổi khiến một bộ phận giới trẻ tự do sử dụng ngôn từ trong giao tiếp, không tự định hướng được văn hóa giao tiếp chuẩn mực.

Nếu cần lời khuyên cho giới trẻ trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ông sẽ nói gì?

Các bạn trẻ hiện nay rất năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những dấu hiệu “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ của họ là quy luật chung của ngôn ngữ trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Nhưng không vì thế mà lạm dụng và sử dụng tùy tiện trong giao tiếp. Một giáo sư đại học ở Ma-ni-la có nói “việc các sinh viên chat bằng jejemon (ngôn ngữ công nghệ) hay nói tiếng lóng với nhau là quyền của họ, miễn là nó đừng ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa và chỉ dùng trong bối cảnh riêng. Nó không được sử dụng trong nhà trường và trong các bài thi”. Chúng ta nhai kẹo cao su để giảm stress chứ không nhai để sống. Ngôn ngữ “lệch chuẩn” cũng vậy, các bạn trẻ cần tự ý thức, tiết chế, biết sử dụng một cách hợp lý trong bối cảnh giao tiếp hẹp và đặc biệt không được lạm dụng một cách tùy tiện, vô lối!

Ngoài ý thức của giới trẻ, cũng cần nhắc đến vấn đề giáo dục một cách hệ thống, đồng bộ. Mỗi người thụ đắc ngôn ngữ từ nhỏ, “bé không vin cả gãy cành”, những sai lệch về ngôn từ đến độ trưởng thành sẽ rất khó sửa chữa. Cốt cách của một dân tộc được thể hiện qua “quốc văn, quốc sử, quốc ngữ”, chính vì vậy cần có một chiến lược trong đào tạo ngôn ngữ. Đặc biệt là việc dạy tiếng Việt như thế nào cho phù hợp, đồng thời biết trau dồi văn hóa giao tiếp là một trong những vấn đề cấp thiết trong thế giới hội nhập ngày nay.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

 

PGS, TS Phạm Văn Tình sinh năm 1954 tại Nam Định. Ông từng công tác tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam và hiện nay là Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư. Ông đã công bố 15 cuốn sách, trong đó có chuyên luận Phép tỉnh lược và Ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, 2002).

 

Theo Nguyễn Đức Hà - Quân Đội Nhân Dân

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.