Báo động sự “lệch chuẩn” tiếng Việt trong giới trẻ

16:10 29/09/2015

Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.

Xin chúc mừng PGS, TS Phạm Văn Tình vừa đảm nhiệm tốt vai trò chủ trì điều hành tiểu ban “Những vấn đề cơ bản và thời sự về Ngôn ngữ học ứng dụng” trong Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ Việt Nam 30 năm đổi mới và phát triển”!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hội thảo khoa học quốc tế vừa rồi. Tiểu ban của tôi có 50 bài nghiên cứu gửi đến, trong đó có 12 báo cáo viên quốc tế, còn lại là các báo cáo viên trong nước. Tiểu ban đã tạo được không khí học thuật chuyên sâu, cởi mở và có ý nghĩa với ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống.


PGS, TS Phạm Văn Tình.

PGS, TS Phạm Văn Tình.

Thưa ông, Ngôn ngữ học ứng dụng tập trung vào việc xác định, điều tra và cung cấp các giải pháp cho vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ trong thực tiễn đời sống. Vậy, ông đánh giá như thế nào về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay?

Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng (facebook, zalo, blog, gmail…) và tiếng lóng trong giao tiếp của giới trẻ đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Có hai luồng ý kiến của dư luận trước hiện tượng trên là chấp nhận và không chấp nhận. Tuy nhiên, đại đa số ý kiến đều phê phán gay gắt những cách sử dụng tùy tiện về ngôn ngữ “thời đại a còng”. Nhưng dưới góc độ của Ngôn ngữ học xã hội thì đây cũng là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng hơn. Có những nhân tố mới mà ta phải chấp nhận như một phần tất yếu của ngôn ngữ.

Thực tế, nếu căn cứ vào những cách viết, lối nói được coi là lạ như: 2 e! (chào em!), Mìn k hỉu nủi (Mình không hiểu nổi), 3’ t Hoàn del rùi (Bà thằng Hoàn mất rồi), tình iu (tình yêu), đừng có hồng lâu mộng (đừng có mơ mộng), nó cá chê tao rồi (nó chê tao rồi), hoy (thôi)... để đối chiếu với tiếng Việt toàn dân thì các “tiêu bản” này rõ ràng phải coi là rất “lệch chuẩn”. Chúng chỉ phù hợp khi sử dụng trong phạm vi giao tiếp hẹp, mang tính giải trí đơn thuần của một bộ phận giới trẻ. Việc một cộng đồng nào đó sử dụng một “mã” giao tiếp riêng, không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, sẽ là đáng báo động nếu được sử dụng nhiều, trở thành thói quen gây ra “nghiện” ngôn từ “lệch chuẩn”. Điều đó dẫn đến việc mất kiểm soát, dùng ngôn ngữ một cách tùy tiện trong văn hóa giao tiếp và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên, thưa ông?

Nguyên nhân thì có nhiều, tôi tóm tắt trong 4 vấn đề như sau:

Thứ nhất, giới trẻ thờ ơ với tiếng mẹ đẻ. Định hướng nghề nghiệp xã hội khiến những môn khoa học xã hội trong đó có môn Văn học và Tiếng Việt không được chú trọng trong một khoảng thời gian dài. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc trau dồi văn hóa, ngôn ngữ truyền thống của dân tộc.

Thứ hai, công nghệ thông tin làm cho mọi chuyện phức tạp hơn. Con người đặc biệt là giới trẻ mất quá nhiều thời gian vào tiện ích của công nghệ thông tin. Chúng ta có thể ngồi nhà mà vẫn giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với thế giới mở trên mạng xã hội. Với sự trợ giúp của mạng xã hội, những “lệch chuẩn” tiếng Việt có tốc độ lan truyền nhanh, trở thành những hiện tượng ngôn từ chưa được kiểm duyệt.


Tấm áp phích tuyên truyền bảo vệ sức khỏe người dân được thể hiện bằng song ngữ Việt  - Mông tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nguyên Đức

Tấm áp phích tuyên truyền bảo vệ sức khỏe người dân được thể hiện bằng song ngữ Việt  - Mông tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nguyên Đức

Thứ ba, một phần không nhỏ giới trẻ coi việc sử dụng những “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ là thời thượng, “mốt” ngôn từ. Họ coi đó là cách nói “sành điệu” mang đến sức hút trong cộng đồng giới trẻ.

Thứ tư, vấn đề giáo dục cũng rất đáng lo. Gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò định hướng thẩm mỹ trong xử lý vấn đề về ngôn ngữ. Bố mẹ lơ là, sao nhãng, nhà trường không có định hướng tốt, xã hội thả nổi khiến một bộ phận giới trẻ tự do sử dụng ngôn từ trong giao tiếp, không tự định hướng được văn hóa giao tiếp chuẩn mực.

Nếu cần lời khuyên cho giới trẻ trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ông sẽ nói gì?

Các bạn trẻ hiện nay rất năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những dấu hiệu “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ của họ là quy luật chung của ngôn ngữ trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Nhưng không vì thế mà lạm dụng và sử dụng tùy tiện trong giao tiếp. Một giáo sư đại học ở Ma-ni-la có nói “việc các sinh viên chat bằng jejemon (ngôn ngữ công nghệ) hay nói tiếng lóng với nhau là quyền của họ, miễn là nó đừng ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa và chỉ dùng trong bối cảnh riêng. Nó không được sử dụng trong nhà trường và trong các bài thi”. Chúng ta nhai kẹo cao su để giảm stress chứ không nhai để sống. Ngôn ngữ “lệch chuẩn” cũng vậy, các bạn trẻ cần tự ý thức, tiết chế, biết sử dụng một cách hợp lý trong bối cảnh giao tiếp hẹp và đặc biệt không được lạm dụng một cách tùy tiện, vô lối!

Ngoài ý thức của giới trẻ, cũng cần nhắc đến vấn đề giáo dục một cách hệ thống, đồng bộ. Mỗi người thụ đắc ngôn ngữ từ nhỏ, “bé không vin cả gãy cành”, những sai lệch về ngôn từ đến độ trưởng thành sẽ rất khó sửa chữa. Cốt cách của một dân tộc được thể hiện qua “quốc văn, quốc sử, quốc ngữ”, chính vì vậy cần có một chiến lược trong đào tạo ngôn ngữ. Đặc biệt là việc dạy tiếng Việt như thế nào cho phù hợp, đồng thời biết trau dồi văn hóa giao tiếp là một trong những vấn đề cấp thiết trong thế giới hội nhập ngày nay.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

 

PGS, TS Phạm Văn Tình sinh năm 1954 tại Nam Định. Ông từng công tác tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam và hiện nay là Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư. Ông đã công bố 15 cuốn sách, trong đó có chuyên luận Phép tỉnh lược và Ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, 2002).

 

Theo Nguyễn Đức Hà - Quân Đội Nhân Dân

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.

  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!