Bài học đau xót trong bảo quản bảo vật quốc gia

09:34 17/05/2019

Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

Bảo vật “Vườn xuân Trung Nam Bắc” trước khi gặp “tai nạn”.

Không chỉ đề nghị một chế độ bảo quản đặc biệt, thái độ ứng xử mẫu mực cho các bảo vật quốc gia mà những người yêu di sản còn mong đợi sự thay đổi trong tư duy của các nhà quản lý văn hóa.

Báo động về bảo quản, phục chế

Năm 2014, Tấm bia Sùng Thiện Diên Linh thời Lý được lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) dựng năm 1121, cao 2,88m, rộng 1,40m, chạm khắc tinh xảo hình rồng và mây nước, cùng áng “thiên cổ diễm văn” nổi tiếng đã bị xâm phạm nghiêm trọng ngay trước thềm lễ vinh danh bảo vật.

Chưa đầy một năm được công nhận bảo vật quốc gia (năm 2013) tấm bia đã bị phá hoại. Chỉ vì muốn “tân trang” bia “sạch sẽ” trước ngày vinh danh, Ban quản lý di tích đã thuê một tốp thợ “làm sạch” bia bằng cách dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt...

Kết quả là những nét cổ kính rêu phong của tấm bia cổ bị xóa sạch, không thể phục hồi.

Trước đó, tại Thanh Hóa, vạc đồng Cẩm Thủy từ thời Lê Trung Hưng, sau khi được công nhận là bảo vật quốc gia lại bị bỏ lăn lóc ở hành lang Bảo tàng Thanh Hóa khiến dư luận rất bức xúc.

Sự việc tương tự, hai trong số ba khẩu thần công của triều Nguyễn do ngư dân Hà Tĩnh trục vớt từ một con tàu dưới đáy biển đã giao nộp cho chính quyền địa phương và sau đó được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013.

Nhưng chỉ có một khẩu được trưng bày và bảo quản trong phòng có cửa khóa cẩn thận, còn lại hai khẩu đặt trên đế gỗ tạm bợ, nằm chỏng chơ ngoài hành lang của Bảo tàng Hà Tĩnh…

Dù đã từng có những bài học “nhãn tiền” đó, nhưng mới đây vụ việc bảo quản bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của cố danh họa Nguyễn Gia Trí lại gióng lên hồi chuông báo động về sự tắc trách trong công tác quản lý hiện vật văn hóa.

Việc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM giao việc bảo quản bảo vật quốc gia cho một người thợ sơn mài làm vệ sinh đã cho thấy có quá nhiều khoảng trống trong bảo quản, phục chế.

Do không hiểu biết về nghệ thuật hội họa sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí nên ông Lưu Minh Phụng đã sử dụng nước rửa chén và bột chu, giấy ráp 2000 can thiệp quá mức khi làm vệ sinh bề mặt bức tranh...

Đoàn kiểm tra của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm gửi báo cáo lãnh đạo Bộ VH,TT&DL đã đánh giá: Xét ở góc độ hư hại về tinh thần, không gian, không khí, phần linh hồn của tác phẩm đã bị hư hại khoảng trên 30%. Ở góc độ hư hại về vật chất bề mặt tác phẩm khoảng 15%.

Bức tranh là hiện vật gốc, độc bản, được xếp vào “bảo vật của quốc gia” được xem là tác phẩm tiêu biểu của nền Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Năm 1991, tác phẩm được UBND TPHCM mua với giá 100.000 USD để trao tặng cho Bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM, tranh được trưng bày và lưu giữ tại đây từ đó đến nay.

Đan không tày dặm

Chia sẻ nỗi trăn trở của mình, họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam bùi ngùi: Sự cố mà bảo vật “Vườn xuân Trung Nam Bắc” phải hứng chịu thật quá đau xót. Trước đây, tác phẩm sơn dầu “Những lời dạy bảo” của họa sĩ Mai Văn Hiến vẽ Bác Hồ với bộ đội bị bong tróc, xuống cấp, Bảo tàng Mỹ thuật đã liên hệ nhờ chính tác giả phục chế giúp.

Thế nhưng, họa sĩ Mai Văn Hiến cũng không thể làm gì được với “đứa con tinh thần” của mình, đành phải gửi lại và đề nghị bảo tàng giữ nguyên hiện trạng.

“Vườn xuân Trung Nam Bắc” cũng vậy, giờ điều quan trọng là phục hồi bức tranh trở về gần với bản gốc và phong cách của họa sĩ Nguyễn Gia Trí bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc “chữa bệnh” cho bức tranh phải được các chuyên gia giỏi về mỹ thuật cùng “hội chẩn”, chỗ nào giữ, chỗ nào sửa, phục tạo từng cm.

Có thể vài năm mới xong và tốn kém nhưng những người có trách nhiệm vẫn phải “chung lưng đấu cật” tìm nguồn hỗ trợ để làm. Nếu không có một kế hoạch tổng thể, khoa học, chuyên tâm và chi tiết thì bảo vật lại biến thành tranh mới, tranh giả thì càng tai hại hơn.

Theo bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đây là bài học đau xót của ngành bảo tàng trong việc bảo tồn, phục chế tác phẩm mỹ thuật. Rút kinh nghiệm sâu sắc về sự đơn giản, tùy tiện trong công tác bảo quản, bảo dưỡng tác phẩm, thái độ ứng xử với bảo vật hay hiện vật ở bảo tàng… là điều cần thiết và cấp thiết.

“Những ngày qua chúng tôi như ngồi trên đống lửa vì Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang lưu giữ 9 bảo vật quốc gia, trong đó có 3 tác phẩm điêu khắc và 6 bức tranh. Cho dù trong những năm qua chúng tôi đã rất coi trọng công tác chuyên môn và Bảo tàng được đầu tư nhiều, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị song việc trùng tu, phục chế các tác phẩm mỹ thuật vô cùng khó khăn.

Nhiều tác phẩm có giá trị, bị hư hỏng chúng tôi đã phải mời chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ tu sửa”, bà Nguyễn Thu Hương cho biết.

Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, công tác bảo quản cực kỳ quan trọng bởi tác phẩm mỹ thuật dù được sáng tạo tốt, nhưng nếu không biết gìn giữ, bảo quản và tu sửa thì giá trị của chúng sẽ giảm đi theo năm tháng.

“Yêu cầu, đòi hỏi đối với người làm công việc phục chế các tác phẩm hội họa không chỉ là phải có tay nghề cao, sự nhạy cảm mà còn phải am hiểu về mỹ thuật, hiểu phong cách sáng tác theo từng giai đoạn của tác giả. Làm sao để tác phẩm sau trùng tu vẫn giữ được thần thái, màu thời gian, cảm giác thân quen… là thử thách không đơn giản”, bà Hương nói. 

Theo Duyên Vũ - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.

  • Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?

  • Mấy chục năm qua, phê bình luôn được coi là khâu yếu nhất của nền văn nghệ. Nhẹ thì cũng là chưa theo kịp sự phát triển của phong trào sáng tác, không cắt nghĩa được sự phức tạp của các hiện tượng văn nghệ…