Bác bỏ tin đồn sai lệch về Bia Huế

09:14 12/10/2012

MINH KHUÊ

Thời gian gần đây đã xuất hiện tin đồn: Carlsberg đã bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc, hình tượng 5 ngôi sao trên vỏ lon bia Huda mới giống biểu tượng cờ Trung Quốc và do Trung Quốc sở hữu Bia Huế nên họ đã dùng chất chống say; có chất tiêu diệt tinh trùng, gây hại cho sức khỏe... Thông tin sai lệch này đã gây tâm lý bất an trong xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.

Ông Nguyễn Mậu Chi, TGĐ Công ty TNHH Bia Huế

Về việc này, ông Lê Trường Lưu, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn chính thức bác bỏ và khẳng định “việc chuyển nhượng phần vốn góp của tỉnh Thừa Thiên Huế tại Công ty TNHH Bia Huế cho Carlsberg International A/S - tập đoàn bia lớn thứ 4 trên thế giới...; sau khi chuyển nhượng, Carlberg đang có kế hoạch nâng công suất theo kế hoạch và với công suất hiện tại, hàng năm Công ty TNHH Bia Huế đóng góp cho ngân sách khoảng 900 tỷ là doanh nghiệp có số nộp ngân sách hàng đầu của Thừa ThiênHuế”.

Tại công văn này, Phó Chủ tịch Lê Trường Lưu đã yêu cầu Sở Thông tin & Truyền thông chỉ đạo, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường tuyên truyền, kiểm tra xử lý những thông tin sai lệch nói trên.

Theo ông Nguyễn Mậu Chi, TGĐ Công ty TNHH Bia Huế kể từ khi xuất hiện, tin đồn thất thiệt này đã gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể là thị phần tiêu thụ sản phẩm của bia mang thương hiệu Huda tại Quảng Trị giảm gần 50%, tại Quảng Bình là 20%. Còn tại Huế, tuy có giảm nhưng chưa đáng kể. Và Công ty Bia Huế mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ sự thật.

Trên cương vị của mình, ông Nguyễn Mậu Chi nhìn nhận: trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là điều cần thiết, bởi có cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ được lợi vì sản phẩm sẽ hoàn thiện hơn, tốt hơn. Chúng tôi chủ trương cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, sự phục vụ, bằng thương hiệu và dựa trên thế mạnh của thương hiệu để đạt hiệu quả trong kinh doanh.

Còn cạnh tranh theo kiểu nói xấu, tung tin thất thiệt như kiểu tung tin ác ý đối với bia Huế chúng tôi là không thể chấp nhận được.

Trong bối cảnh Trung Quốc là tác nhân chính làm cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng thì họ đã nắm lấy cơ hội này để tung tin thất thiệt gắn bia Huế với Trung Quốc, nên đã có tác động đến tình cảm và tâm lý của người tiêu dùng. Rất tiếc nhiều nơi, người tiêu dùng cả tin đã quay lưng với sản phẩm của chúng tôi. Điều đó cho thấy người tung tin đã lợi dụng lòng yêu nước và tình cảm thiêng liêng của người dân đối với vấn đề biển đảo để cạnh tranh không lành mạnh. Chúng tôi cho đây là sự xúc phạm rất lớn đến người tiêu dùng. Vì sự thật luôn là sự thật.

Trước sự cố này, ông Nguyễn Mậu Chi cho biết: ngoài chủ động thông tin chính thức cho báo chí, Công ty Bia Huế sẽ tiếp tục giải thích cho người dân biết đó là tin đồn vô căn cứ, không có thật; mặc khác, Công ty Bia Huế xem đây là dịp để nhìn lại mình, nhìn lại thị trường và khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện tốt hơn nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với bia Huda, bia Festival.

Đề cập về hướng phát triển sắp tới, TGĐ Bia Huế cho biết: Chúng tôi đã và đang hoàn thành hiệu quả chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2013 của Tập đoàn Carlsberg hoạch định. Bộ Công thương và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chấp thuận kế hoạch đầu tư mới một nhà máy với công suất là 180 triệu lít năm. Dự kiến, khi đi vào hoạt động (cuối năm 2012), cùng với các dây chuyền hiện có, Bia Huế sẽ nâng tổng công suất lên 340 triệu lít/năm.

Để tương xứng với vị thế của một trong những công ty Bia hàng đầu Việt Nam vào năm 2020, chúng tôi đã và đang xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Tập đoàn Carlsberg thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn về các kỹ năng bán hàng, tiếp thị, marketing… cho các nhân viên.

Bia Huế luôn luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của khách hàng cũng như những phản hồi từ thị trường. Niềm vui lớn nhất của chúng tôi chính là nhận được niềm tin yêu, cổ vũ và và khích lệ của số đông người tiêu dùng. Đây chính là động lực để Bia Huế tiếp tục cụ thể hóa các chiến lược của mình, từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, vươn xa đến các nước trên thế giới. Bên cạnh đó vẫn có những ý kiến chưa hài lòng, những góp ý rất thẳng thắn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Chúng tôi xem đó là nguồn thông tin hữu ích để để Bia Huế có những điều chỉnh để phục vụ khách hàng tốt hơn.

M.K
(SĐB9-12)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.

  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.

  • Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.