HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
Ảnh của NSNA Nguyễn Trực
Đi học mà tôi cảm giác như dọc đường ai cũng ngắm mình mặc dầu thuở ấy thân hình còn thẳng đuột như cây sậy, nước da lại đen thủi đen thui như thùng dầu hắc mà chiếc áo lại may thẳng tuột, chẳng nhíp eo, rộng thùng thình?
Nhưng may như thế mà lại hay! Bởi khi mặc áo dài đi học, tôi có thể túm hai vạt áo thành hai đùm để tiện nhảy dây, chơi ù mọi hay bịt mắt bắt dê… Hay khi tới nhà bạn chơi, thấy cây đào cây ổi có trái là trèo tuốt lên cây.
Lên lớp Đệ Tam thì bắt đầu biết làm dáng. Lúc đi may áo, biết chọn lụa tơ tằm, ủi thẳng tắp, hai tà mềm mịn, tạo dáng nhẹ nhàng thanh thoát. Tuy thế, đi học ở trường Đồng Khánh, mấy cái trò cột vạt áo nhau, hay gắn giấy có ghi dòng chữ: “Tui cần chồng gấp!” hay: “Tui đang cô đơn” vẫn thỉnh thoảng tái hiện trên vạt chiếc áo dịu dàng này.
Vào năm Đệ Nhị, có một kỷ niệm khó quên về chiếc áo dài Việt Nam. Năm ấy, một hôm Kiều Kim Ân vào nhà tôi, khoe tía lia: “Huy ơi bữa ni tau may được áo dài rồi. Mi ưa tau dạy cho mi không?” Làm răng mà không ưa được khi con gái Huế, đứa nào mà chẳng thích mình đạt bốn chữ công dung ngôn hạnh? Hơn nữa biết may áo dài thì từ nay giảm tiền công may áo, tha hồ mua thêm vải. Thế là tôi lập tức xin mẹ tiền, hai đứa dẫn nhau xuống chợ Xép mua hai xấp lụa Hồng hoa. Suốt mấy ngày hôm ấy, hai chúng tôi như hai con ong cần mẫn, một cô một trò thay phiên đo kích cỡ thân thể nhau, lấy giấy báo cắt mẫu, rồi mới cắt chính thức vào vải. Vốn dĩ chúng tôi đã học giờ May từ lớp Đệ Thất trong chương trình môn nhiệm ý (môn phụ) nên may đường kim mũi chỉ rất khéo. Sau ba ngày cật lực lao động của hai đứa, chiếc áo đã có hình hài, tay raglan, cổ cao 1 phân, đường kim mũi chỉ khá hoàn hảo. Nhưng khi mặc thử, một điều kỳ dị đã xảy ra khiến cả hai đứa ôm nhau cười ra nước mắt. Đó là hai tà áo, thay vì úp vào hông theo chiều thân thể như các nhà may nổi danh Chi, Thùy Trang, Cuộc… vẫn may, nay lại quéo ra như đôi cánh con ve ve khi vừa lột vỏ. Ôi thế là mộng vỡ tan tành! Làm sao mà dám mặc đến trường đây? Tiếc tiền mua vải nên tôi thẫn thờ. Cô giáo Kim Ân thì đăm chiêu suy nghĩ. Quái lạ răng lại ri hè? Chẳng lẽ chừ vất cái áo dài ni à? Tôi bất chợt nghĩ ra mưu kế: “Ân ơi đừng lo. Tụi mình chỉ mặc khi trời lạnh. Cái áo len phủ bên ngoài sẽ che cái tà xòe vểnh ra thì không ai thấy mà chê vụng mô.” “Ok, nhất trí!”… Thế là mùa đông năm ấy hai chúng tôi mặc áo dài ấy đến trường. Các bạn xúm hỏi: “Áo mới há!” Tui kiêu hãnh trả lời: “Ừ áo mới! Mà áo mình tự may đó”. “Thiệt không?” “Răng mà không thiệt hè! Kim Ân dạy mình may đó”. Thế là bầy bạn xúm sang Kim Ân: “Ân ơi dạy cho mình với!” Mụ Ân được dịp lên mặt ta đây: “Đứa mô ưa học thì khoanh tay thưa cô rồi mua vải về tau dạy cho”. Lũ bạn đua nhau vòng tay: “Chúng cháu dạ cô ạ!” Tui véo vào người nó nhắc nhỏ: “Ê đừng có sản xuất thêm một bầy áo dài tà xòe như cánh ve sầu vừa lột vỏ nữa nghe mụ mi”. Chiều ấy, tan học, Kim Ân chở tôi về trên xe Honda của nó. Tự nhiên có hai anh chàng cứ đi theo chúng tôi. Qua kính chiếu hậu, Kim Ân nhìn thấy chúng nên hỏi tôi: “Ê Huy, hai cái thằng nớ đi theo hai đứa mình làm chi rứa hè?” Tui đáp tỉnh queo: “Chắc tụi hắn biết hai đứa mình mặc áo dài tà lật quéo nên đi theo xin chữ ký đó”. Nó cười rung rung làm chiếc xe suýt bổ nhào.
Bốn mươi năm sau Kim Ân về thăm tôi. Chẳng hiểu sao nó quên kỷ niệm ấy. Khi tôi nhắc lại, nó cười bò lăn bò toài, bò nghiêng bò ngả. Nó nói một câu mà tôi vô cùng xúc động: “Huy ơi ngày ni tau quá hạnh phúc vì được mi nhắc lại chuyện may áo dài ngày xưa của hai đứa mình”.
Chiếc áo dài lại đi theo tôi lên giảng đường Đại học Sư Phạm, Đại học Văn Khoa với nhiều sắc màu hơn. Khi thì màu vàng để được lắng nghe “người nớ” hát khe khẽ: “Áo nàng vàng anh về yêu hoa Cúc”, khi thì màu tím Huế để ai đó lại hát khúc tình ca: “Một chiều lang thang bên dòng Hương giang tôi gặp một tà áo tím.”… Rồi chiếc áo dài Việt Nam lại theo chân tôi lên bục giảng của người giáo viên qua nhiều năm tháng dạy học của đời tôi. Và nay vẫn lại theo tôi qua những buổi giao tiếp với khách quốc tế, những buổi tham luận trên các diễn đàn văn hóa trong và ngoài nước…
Qua hơn năm mươi năm mặc áo dài, tôi vẫn luôn trung thành với lối may truyền thống: áo tay nối, nút thắt, đa phần vải lụa trơn chứ không thêu rồng phượng uốn éo đầy vạt, eo thả rộng… Dù bên ngoài cuộc sống, với trào lưu mốt của thời trang, chiếc áo dài đã được canh tân đủ kiểu dáng. Nhiều du khách đã nghe tiếng về tôi - người phụ nữ Việt luôn với áo dài Việt, trước khi đến thăm tôi, đã điện hỏi rất quan trọng: “Chúng tôi muốn hỏi phải ăn mặc như thế nào khi đến thăm bà cho phải phép?”. Tôi đã trả lời rằng: “Bạn đang đi du lịch nên việc bạn ăn mặc như thế nào là tùy sở thích của bạn, miễn sao bạn thấy thoải mái và không phản cảm với phong tục của đất nước tôi. Riêng tôi, tôi sẽ mặc áo dài truyền thống Việt Nam để tiếp bạn. Vì điều này sẽ nói lên lòng tôn kính của tôi đối với bạn.”
Những chiếc áo dài trước năm 1975 của tôi đã không còn do chiến tranh. Nhưng kể từ sau năm 1975, tôi chưa bao giờ đành đoạn vất bỏ một chiếc áo dài nào đã gắn bó với cuộc sống của tôi dù nó đã quá cũ, quá chật hay vải đã sờn. Bởi qua bao năm tháng của một cuộc đời lắm thăng trầm, chiếc áo dài Việt đã cùng tôi đón nhận bao nỗi buồn vui. Trên đất khách, đã bao lần tôi được các bạn đồng nghiệp, học sinh hải ngoại mân mê tà áo Việt Nam với lòng ngưỡng mộ. Khách đến thăm nhà, chiếc áo dài thay tôi tỏ lòng kính khách. Trên giảng đường chiếc áo dài đã nhân thêm nhân cách của một cô giáo. Viếng thăm tang lễ, chiếc áo dài thay tôi nỗi chia sẻ đau buồn và tôn kính hương linh khuất núi. Hay năm xưa trèo cây hái quả, vạt áo dài đã giúp tôi đùm được một đống đào ổi để cùng lũ bạn chấm muối ớt ăn… Vì thế khi các con tôi càu nhàu: “Cái gì mẹ cũng cất kỷ niệm làm chật cả nhà”, tôi chỉ bày tỏ niềm mong ước một ngày tôi không còn nữa, tủ áo dài gắn bó cuộc đời lao động học tập của tôi sẽ vẫn còn đó. Nó là hơi thở, linh hồn cuộc sống của đời tôi.
H.T.N.H
(SHSDB41/06-2021)
THANH THẢO
Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký dự thi
Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.
NGUYỄN ĐÌNH BẢY
(Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)
NGUYỄN QUANG HÀ ghi
Hồi ký
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân
NGUYỄN QUANG HÀ
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
TÔ NHUẬN VỸ
Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.
VÕ MẠNH LẬP
1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
TRANG THÙY
Bút ký dự thi
Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.
LINH THIỆN
Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.
NGUYỄN QUANG HÀ
HÀ KHÁNH LINH
Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.
ANH THƠ
Hồi ký (trích)
"Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.
VÕ MẠNH LẬP
Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.
TẾ HANH
Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.
HÀ KHÁNH LINH
Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…
L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...
NGUYỄN ĐẮC THÀNH
Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.
NGUYỄN ĐÌNH HỒNG
Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.