Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trong niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu nhiều nước anh em, bè bạn đã đến viếng và có những dòng viết chân tình về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Vương Hộ Ninh làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Liên bang Nga do Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Tolstoy Petr Olegovich làm Trưởng đoàn; Đoàn Cộng hòa Cuba do đồng chí Esteban Lazo Hernández, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba làm Trưởng đoàn, đã đến viếng, bày tỏ niềm tiếc sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ sự cảm thông đối với gia quyến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và toàn thể nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viết: "Vô cùng thương tiếc và đau buồn không gì có thể so sánh được trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí đã để lại thành tựu to lớn và sự nghiệp vẻ vang cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em.
Chúng tôi, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ luôn mãi ghi nhớ công ơn to lớn và sự đóng góp quý báu của đồng chí cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào-Việt Nam.
Chúng tôi mất đi một người đồng chí kính yêu, một người bạn lớn và gần gũi thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.
Danh tiếng và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn sống mãi cùng chúng tôi".
Đến viếng và chia buồn cùng gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quân đội và nhân dân Việt Nam, Đại tướng Chansamon Channhalath, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào viết: "Bộ Quốc phòng cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng xin bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19/7/2024.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc và kiên cường của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí đã cống hiến công sức và trí tuệ cho việc bảo vệ và phát triển đất nước nói chung, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, cũng như Quân đội Lào-Việt Nam suốt thời gian qua.
Trong giờ phút đau thương này, Bộ Quốc phòng Lào xin bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và xin chia buồn cùng Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam anh em cùng gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cầu mong cho anh linh đồng chí sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng.
Đảng, Nhà nước cũng như Quân đội nhân dân Lào luôn mãi ghi nhớ công ơn to lớn của đồng chí".
Viết vào sổ tang, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Vương Hộ Ninh bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng - người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”.
Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen ghi vào sổ tang: “Lãnh đạo và đảng viên Đảng Nhân dân Campuchia xin chân thành chia buồn sâu sắc với lãnh đạo và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước sự qua đời của ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia mất đi người đồng chí, nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng đã ủng hộ mạnh mẽ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp, sự hợp tác trên mọi lĩnh vực lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia trên tinh thần hữu nghị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia chúng ta.
Xin chia buồn mất mát này tới gia đình ngài Tổng Bí thư. Xin anh linh ngài Tổng Bí thư về nơi nhàn cảnh".
Viết vào sổ tang, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Tolstoy Petr Olegovich chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ Tổ quốc Việt Nam.
Nhân dân Nga sẽ ghi nhớ và đánh giá cao đóng góp to lớn của cá nhân Tổng Bí thư trong việc thiết lập và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tin cậy và tương hỗ.
Chúng tôi chân thành chia buồn với gia quyến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và nhân dân Việt Nam.
Chúng tôi mãi lưu giữ ký ức về người lãnh đạo tuyệt vời này".
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Cuba, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez viết: “Thay mặt nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba, Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, Miguel Díaz-Canel Bermúdez, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người bạn thân thiết và thủy chung của Cuba.
Kiến thức lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn cách mạng sâu rộng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng có giá trị hết sức quan trọng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và là nguồn tham khảo cho phong trào cộng sản quốc tế.
Những nghiên cứu về lý luận Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của đồng chí cho công cuộc Đổi mới có ý nghĩa quan trọng và mang tính chiến lược.
Đóng góp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào việc phát triển các kết quả của tình đoàn kết, tình anh em giữa hai dân tộc, hai đảng và hai chính phủ có ý nghĩa quyết định.
Những chuyến thăm thành công của đồng chí tới Cuba là minh chứng cho mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước và ý chí tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ này.
Tháng 9 năm 2023, tôi có cơ hội trò chuyện với đồng chí Nguyễn Phú Trọng về tình hình thực tế của Cuba, tôi sẽ nhớ mãi buổi gặp gỡ đó. Tôi là vị lãnh đạo Cuba cuối cùng có cơ hội trao đổi với đồng chí, người bạn thân thiết của Cuba.
Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới nhân dân Việt Nam anh em, tới các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và gia quyến của đồng chí.
Xin bày tỏ sự đồng hành, sát cánh của nhân dân Cuba trong những giây phút đau thương và xúc động này”.
Trong chiều 25/7, nhiều vị Đại sứ, đại diện các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã đến viếng, thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo sáng suốt mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc mang tầm vóc quốc tế. Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Là nhà lý luận xuất sắc, đồng chí Tổng Bí thư đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào việc xây dựng lý luận về ngoại giao Việt Nam.
Với sự chiêm nghiệm sâu sắc về đường lối đối ngoại qua hơn 70 năm, Tổng Bí thư là người đã hệ thống hóa một cách toàn diện triết lý đối ngoại của cha ông ta, lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng, đúc kết nên trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng, triết lý đối ngoại này đã đi sâu vào nhận thức và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam.
Những đóng góp to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã đưa đối ngoại Việt Nam lên một tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động.
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên bang Nga do Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Pyotr Tolstoy dẫn đầu viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Đảng Cộng sản Nga do Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Leonid Kalashnikov dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Cộng hòa Cuba do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez làm trưởng đoàn vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Đại Hàn Dân Quốc do ngài Han Duck-soo, Thủ tướng Hàn Quốc, Đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Nhật Bản do Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, đặc phái viên của Thủ tướng Kishia Fumio viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Singapore do Phó Thủ tướng Gan Kim Yong làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Cộng hòa Ấn Độ do Ngài Ajit Doval, Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ làm trưởng đoàn vào viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Indonesia do Ngài Andi Amran Sulaiman, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa Indonesia vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Cộng hòa Algeria Dân chủ và nhân dân do Ngài Laid Rebiga, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Cộng hòa Algeria Dân chủ và nhân dân làm trưởng đoàn vào viếng.
Đoàn Liên bang Thụy Sĩ do Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Bộ Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ Alexandre Fasel làm trưởng đoàn vào kính viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nguồn: Báo Điện tử Chính Phủ
Hai tay tôi nắm chặt một nắm tro cốt của người bạn thân thuở thiếu thời tung ra xa, trên những lùm cây xanh tươi tốt nằm sâu hun hút dưới chân đèo, long lanh nhiều giọt mưa từ đêm qua còn đón đợi, rồi quỳ phục xuống với mấy lời khấn vái: - Chi ơi, hôm nay sau 49 ngày mất, bạn được vợ con đưa về quê hương, đúng như di nguyện của mình! Vậy là xong một cuộc đời, với bao buồn vui, lo toan và hy vọng... Mong bạn thanh thản về với đất trời và không còn điều gì phải hối tiếc!
Đêm chong đèn ngồi nhớ lại Từng câu chuyện ngày xưa Mẹ về đứng dưới mưa Che từng căn hầm nhỏ Xóa sạch vết con về… (Huyền thoại Mẹ - Trịnh Công Sơn)
Ngày 26/3/1975, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế trực thuộc Trung ương) hoàn toàn giải phóng. Từ căn cứ kháng chiến, bộ máy của chính quyền cách mạng lâm thời trở về Huế tiếp quản thành phố.
Năm tháng đời người trôi dần theo dòng thời gian như một ý niệm chân không vô cùng minh triết, đến rồi đi. Với quy luật tự nhiên của kiếp nhân sinh thì ngoài cái tuổi lục tuần, chúng ta - ai rồi cũng nhẹ chân bước vào ngưỡng cửa tay chậm, mắt mờ, tai lãng, rồi một ngày rất đỗi tự nhiên, trí nhớ từng “uyên bác” của ta bỗng quên đi nhiều thứ, quên đi bao nỗi buồn vui thăng trầm với những kỷ niệm nhạt nhòa.
Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt dưới chân núi Slam Cao, thuộc địa bàn hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nơi 80 năm về trước, vào chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay, hiện trưng bày rất nhiều tư liệu hiện vật quý hiếm về cách mạng kháng chiến, trong đó có những số báo của tờ Việt Nam Độc Lập cơ quan của Mặt trận Việt Minh.
Sau một thời gian thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 25/1/1942, tại căn nhà lá của một người nông dân cơ sở cách mạng ở làng Xuân Kỳ, Sóc Sơn, Sơn Tây nay thuộc Hà Nội, báo Cứu Quốc - Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh đã ra đời.
Sau hành trình dài phấn đấu, cuối cùng Thừa Thiên Huế đã cán đích khi chính thức mang tên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương!
Ngày 30/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, với tỷ lệ bằng 95.62% trong tổng số đại biểu Quốc hội.
Vào sáng ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ 95,62% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Ghi chép
Hơn 15 năm trước, khi giới thiệu cuốn sách Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 - “Một hiện tượng lịch sử” (Nxb. Công an nhân dân, 2008), tôi đã viết: “Cuộc đời 43 sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (TTNTTH) đều có thể viết thành tiểu thuyết…” (Trích “Bài học về hội tụ nhân tài” - Báo Tuổi trẻ ngày 25/8/2008).
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chưa đầy hai mươi ngày sau phát lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân đã thành công trên cả nước.
Sáng ngày 28/9, tại tòa nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 20/9/2024, tại Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Theo đó Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan và địa phương hoàn thiện Đề án trình Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội khoá XV xem xét, quyết định.
NGUYỄN TẤT THẮNG - CHU TIẾN LỰC
I. Dẫn nhập
Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước, một quốc gia. Đối với các dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một sự kiện có tầm quan trọng, mang ý nghĩa của một phương thức khẳng định sự tồn tại của một nước, một quốc gia có lãnh thổ riêng, có dân cư nhất định và có nền độc lập, chủ quyền riêng biệt.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.