Võ Kim Phượng - Nguyễn Hồng Vân - Huỳnh Thị Quỳnh Nga - Ngô Mậu Tình - Vĩnh Thông
Tác phẩm "Nét xưa" (Đồ họa tổng hợp, 100cm x 120cm, 2024) của họa sỹ Nguyễn Thị Lan
VÕ KIM PHƯỢNG
Ngày nào đó
Ngày nào đó khi trở về với đất
Có còn nghe... ta... tuổi ấu thơ
Mỏi cánh diều vấp trong chiều gió chật
Dòng sông xanh uống cạn những lở bồi.
Ngày nào đó khi trở về với đất
Mái nhà tranh vách đất, mẹ già
Cay khói bếp lên ruộng đồng chưa gặt
Luống mồng tơi non nớt bữa cơm xa.
Ngày nào đó...
Ta trở về với đất
Dưới lưng ta hơi thở mẹ hiền hòa
Ngày nào đó...
Ôi những ngày xưa lắc
Ôi những ngày xa... những ngày xa.
NGUYỄN HỒNG VÂN
Chạm gió
cánh thiên di tầm tã gió chướng rủ mây về
gánh sân ươm hạt thóc nảy vàng mơ
nụ hôn mặn mòi hơi thở biển khơi
ngỡ ngàng ru tim yêu thổn thức
phút bồi hồi ươm hạt gió nảy mầm rêu
rọi giọt nắng cuối ngày rưng rức
tán me ngày cũ sõng soài xanh mộng mị
thổn thức hư không rộn rã tiếng chim di
lẳng lặng phù du mùa xưa khơi đáy nước
nắng xiên khoai soi bóng hắt lòng xiêu
cà phê phi trường, mưa đan dày nỗi nhớ
kỷ niệm ùa về rỉ rả khúc không nhau
chật nếp nghĩ ngày buồn so hạt thóc lép
con ốc sên co phía nào cũng hẹp
căn phòng rỗng rang những phù phiếm
giật mình cắn môi mình ngỡ lạ xa vừa chớm
khẽ cô đơn
rụng giọt chuông lòng...
Sa mưa
Hẹn ước tháng năm thấp thỏm
Mưa rơi trên lưng tắc kè hoa
Đêm bừng tỉnh ngọ nguậy cánh gián
Trang thư vàng nhòe nhoẹt mùi ký ức
Nàng nhớ tiếng hát bolero giọng nhừa nhựa của anh
Mưa, gián, tắc kè nắc nẻ quyện đêm dan díu không người
Khi mưa xuống
Khi mặt đất nở luống cày
Khi mặt trời khép lời chia cắt
Cơn mưa giao phối lùng nhùng hư ảnh
Duyên nối bằng hằng hà sa số sợi chỉ đỏ cột cọng tóc phai phai
Bền bỉ
Ngón tay gầy
Trong mưa hư hao quầng mây hạnh phúc
Sa mưa…
Luống cày ôm mầm non bật khởi
Gân guốc làn da rám nắng ánh mắt nâu
Trùng trùng mùi vô ngôn
Hoa cúc trắng
Mùa mưa đầu
Rơi rơi rơi…
HUỲNH THỊ QUỲNH NGA
Hẹn Sa Pa
Đôi khi không thể đi bằng đôi chân trần đó
Nhưng vẫn thích đến và chạm vào sương mai
Bước nhẹ lên mây trắng
Nghe gió nâng cổng trời
Nghe không gian rộng mở đến vô cùng
Đôi khi những điều có thể không chạm đến
Nhưng thôi cứ để lơ lửng như vậy
Sa Pa mùa này chắc chưa có tuyết
Nhưng Ô Quý Hồ vẫn lộng lẫy mây
Biển mây mênh mang
Nhẹ tênh… một nét đẹp lạ lẫm và ngây ngất
Biết đâu. Biết đâu
Mai đôi chân ấy sẽ đến
Chào Sa Pa.
Hẹn em phiên chợ tình giữa biển mây thơ mộng đó…
Khúc mưa xanh
Em biết đó mưa đã về như hát
Mùi rạ rơm vừa chắp cánh bay lên
Mưa đã mọc trên mi. Những cánh phượng bắt đầu thắp đỏ…
Trên những chiếc lá xanh. Mùa lửa cháy
Ta nghe mùi diệp lục thở
Trên tay em. Mùa hạ đương về
Ngày trôi xanh như lá
Những giọt linh hương vừa trổ xuống nơi này
Em về gieo mưa xanh. Ta trổ lòng mình
Theo tiếng đỗ quyên vàng trong nắng
Mưa bay lên đất xanh nhịp thở
Mưa hồi sinh những ký ức linh hương
Em có nghe trời xanh mi mắt
Ta đã hát những câu thơ thành thật
Bên ngõ vàng trông bóng áo em qua…
NGÔ MẬU TÌNH
Tôi và bạn
Trước bàn trà
tất cả thơm mùi thanh khiết
riêng tôi và bạn
câu chuyện về phía tục trần.
Chúng ta giãn đều những niềm vui
mà chú sáo nâu ngoài kia không thèm hót
những thân trà nóng bình co rúm
chén buồn chia đôi.
Bạn và tôi
hai con ngựa từ một máng cỏ
chuyện trò phi đến chân trời
mới hay giậm chân một chỗ.
Chúng ta không đứng xếp hàng
chẳng chen chúc vì cỏ
mà hý vang
xanh cả cánh đồng.
Rong chơi
Bông hoa nở tiếng khóc nhân gian
vạt gió lùa mắt em chiếc cầu trĩu nắng
trong bào thai của cỏ
dậy mùi đất ấm chân cầu
Trong lâu đài chứa nhiều điều bí mật
ta hồi hộp màu nắng ngày mai
Chiếc gương em soi dậy trăng mười tám
cầu ánh sáng lung linh
nhiệm màu khúc hát
Khi thanh âm vang lên bờ suối
ta đếm cuộc rong chơi
nhìn em từ bài thơ mới viết
lá lặng im xanh huyễn cánh rừng
VĨNH THÔNG
Thành phố mưa
Thành phố mưa
Hạt nhòe ô kính
Dày như hồ nước mắt thời gian
Không đủ ấm một vòng tay siết chặt
Có còn ai mở lòng san sẻ
Đón những chiêm bao?
Thành phố mưa
Ăm ắp ban mai
Dường như lối em về rất vội
Không còn người hát nụ hôn chiều
Chỉ phố cất lời nồng nàn đã cũ.
Có phải em là người vuốt mái tóc tháng năm?
Gương mặt cô đơn gần rỗng úa
Con sẻ nâu nói điều chi rất lạ
Cõng mùa băng băng đôi gánh trĩu buồn.
Những chuyến mưa vẫn chìm nổi đa đoan
Dằng dặc dãy tứ thơ buồn rơi vãi…
Dằng dặc cả phố dài chông chênh mãi
Trước đêm về vắng những ngón tay đan.
Chia tay cửa rừng
Cửa rừng này, tạm biệt thôi
Mỗi người về với nổi trôi phận đời
Trên đầu, trời mãi xanh tươi
Cỏ hoang mặc sức rối bời, dưới chân.
Về rừng như gặp cố nhân
Sóng phiền may được đôi lần lắng trong
Ngàn cây hòa sắc hư không
Lô nhô đá tảng rêu phong trăm mùa.
Về rừng hạnh ngộ bạn xưa
Bật cười nhân thế cợt đùa điêu ngoa
Đứng lên nào bạn cùng ta
Bước đi như để xóa nhòa dấu chân.
Hợp tan gẫm được mấy lần
Cuối cùng trả lại phong trần mà thôi.
(TCSH425/07-2024)
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...
Thong thả cho quả chín câyCho mây ngũ sắc về đây hội mùa…
...Ngoài kia mưaThầm thĩ hát trên cây lan hồ điệpLoài hoa nở hai bông một lầnTôi khóc...
Nguyễn Thị Kim Ngân - Trịnh Hoài Giang - Dư Thị Hoàn - Lê Thị Mây - Huỳnh Quang Nam - Trần Thị Bích Liên - Phan Văn Khuyến
Nguyễn Đăng Việt - Nguyễn Xớn - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Đinh Thị Thu Vân - Nguyễn Thị Phước - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lãm Thắng - Nguyễn Tấn On - Thái Doãn Long - Nguyễn Thiền Nghi - Lê Hưng Tiến - Lê Ngã Lễ - Đinh Hạ - Nguyễn Quân - Phạm Doãn Thị Mãi - Phạm Vân Hiền - Đào Duy Anh
HOÀNG VŨ THUẬTTrên các bậc thang thơ hiện đại, ta gặp nhiều gương mặt trẻ, có người đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng cũng không ít nhà thơ thuộc thế hệ trước và sau năm 1975. điều ấy chứng minh đổi mới thơ ca không dành riêng cho thế hệ nào cả. Những gì đang diễn ra sôi động trong nhịp điệu thời kinh tế tri thức đòi hỏi nhà thơ chuyển đổi thi pháp sáng tạo. Thơ không thể đứng yên thông thả, nhâm nhi mặc cho cuộc sống cuồn cuộn như cơn lốc.
Luôn biết điều - Trước mùa mưa lũ - Tiếng hót mở mùa
Trần Thị Nương - Vi Thuỳ Linh - Châu Nho - Từ Nữ Triệu Vương - Trần Hoàng Phố - Nhụy Nguyên - Nguyễn Ngọc Phú - Tôn Phong - Phan Văn Chương - Thanh Tú - Trần Kim Hồ - Phan Thành Minh - Huy Trụ - Nguyễn Việt Tư - Vĩnh Phúc
...Chị Dậu mới bán chóTrả nặng lãi chưa xongĐành bán Tý bé nhỏĐể cứu lấy mạng chồng...
Trên tầng bốn và thực đơn hình chiếc quạt - Khoái cảm chưa đặt tên - Bản nháp bên lề cuộc sống
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Thị Thái - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Loan - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Đăng Việt - Nguyễn Ngọc Hưng - Vân Hạ - Lâm Thanh - Đỗ Văn Khoái - Võ Thị Hồng Tơ - Chu Sơn - Mai Ngọc Thanh - Ngọc Thùy Khanh
Lê Vi Thủy - Huỳnh Thúy Kiều - Thái Kim Lan - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nhất Lâm - Nguyễn Thúy Vân - T.N. Thu Thủy - Ngô Thị Thục Trang
Nguyễn Thiền Nghi - Lê Thái Sơn - Nguyễn Ngọc Phú - Lam Kiều - Đặng Thị Kim Liên - Văn Lợi - Trần Tịnh yên - Trần Hữu Tâm Phương - Lưu Ly
Tên thật: Bùi Thị Tuyết NhungTên thường dùng: Bùi Tuyết NhungSinh 22-10-1978Tốt nghiệp K6 Viết văn Nguyễn Du - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội năm 2003