Võ Kim Phượng - Nguyễn Hồng Vân - Huỳnh Thị Quỳnh Nga - Ngô Mậu Tình - Vĩnh Thông
Tác phẩm "Nét xưa" (Đồ họa tổng hợp, 100cm x 120cm, 2024) của họa sỹ Nguyễn Thị Lan
VÕ KIM PHƯỢNG
Ngày nào đó
Ngày nào đó khi trở về với đất
Có còn nghe... ta... tuổi ấu thơ
Mỏi cánh diều vấp trong chiều gió chật
Dòng sông xanh uống cạn những lở bồi.
Ngày nào đó khi trở về với đất
Mái nhà tranh vách đất, mẹ già
Cay khói bếp lên ruộng đồng chưa gặt
Luống mồng tơi non nớt bữa cơm xa.
Ngày nào đó...
Ta trở về với đất
Dưới lưng ta hơi thở mẹ hiền hòa
Ngày nào đó...
Ôi những ngày xưa lắc
Ôi những ngày xa... những ngày xa.
NGUYỄN HỒNG VÂN
Chạm gió
cánh thiên di tầm tã gió chướng rủ mây về
gánh sân ươm hạt thóc nảy vàng mơ
nụ hôn mặn mòi hơi thở biển khơi
ngỡ ngàng ru tim yêu thổn thức
phút bồi hồi ươm hạt gió nảy mầm rêu
rọi giọt nắng cuối ngày rưng rức
tán me ngày cũ sõng soài xanh mộng mị
thổn thức hư không rộn rã tiếng chim di
lẳng lặng phù du mùa xưa khơi đáy nước
nắng xiên khoai soi bóng hắt lòng xiêu
cà phê phi trường, mưa đan dày nỗi nhớ
kỷ niệm ùa về rỉ rả khúc không nhau
chật nếp nghĩ ngày buồn so hạt thóc lép
con ốc sên co phía nào cũng hẹp
căn phòng rỗng rang những phù phiếm
giật mình cắn môi mình ngỡ lạ xa vừa chớm
khẽ cô đơn
rụng giọt chuông lòng...
Sa mưa
Hẹn ước tháng năm thấp thỏm
Mưa rơi trên lưng tắc kè hoa
Đêm bừng tỉnh ngọ nguậy cánh gián
Trang thư vàng nhòe nhoẹt mùi ký ức
Nàng nhớ tiếng hát bolero giọng nhừa nhựa của anh
Mưa, gián, tắc kè nắc nẻ quyện đêm dan díu không người
Khi mưa xuống
Khi mặt đất nở luống cày
Khi mặt trời khép lời chia cắt
Cơn mưa giao phối lùng nhùng hư ảnh
Duyên nối bằng hằng hà sa số sợi chỉ đỏ cột cọng tóc phai phai
Bền bỉ
Ngón tay gầy
Trong mưa hư hao quầng mây hạnh phúc
Sa mưa…
Luống cày ôm mầm non bật khởi
Gân guốc làn da rám nắng ánh mắt nâu
Trùng trùng mùi vô ngôn
Hoa cúc trắng
Mùa mưa đầu
Rơi rơi rơi…
HUỲNH THỊ QUỲNH NGA
Hẹn Sa Pa
Đôi khi không thể đi bằng đôi chân trần đó
Nhưng vẫn thích đến và chạm vào sương mai
Bước nhẹ lên mây trắng
Nghe gió nâng cổng trời
Nghe không gian rộng mở đến vô cùng
Đôi khi những điều có thể không chạm đến
Nhưng thôi cứ để lơ lửng như vậy
Sa Pa mùa này chắc chưa có tuyết
Nhưng Ô Quý Hồ vẫn lộng lẫy mây
Biển mây mênh mang
Nhẹ tênh… một nét đẹp lạ lẫm và ngây ngất
Biết đâu. Biết đâu
Mai đôi chân ấy sẽ đến
Chào Sa Pa.
Hẹn em phiên chợ tình giữa biển mây thơ mộng đó…
Khúc mưa xanh
Em biết đó mưa đã về như hát
Mùi rạ rơm vừa chắp cánh bay lên
Mưa đã mọc trên mi. Những cánh phượng bắt đầu thắp đỏ…
Trên những chiếc lá xanh. Mùa lửa cháy
Ta nghe mùi diệp lục thở
Trên tay em. Mùa hạ đương về
Ngày trôi xanh như lá
Những giọt linh hương vừa trổ xuống nơi này
Em về gieo mưa xanh. Ta trổ lòng mình
Theo tiếng đỗ quyên vàng trong nắng
Mưa bay lên đất xanh nhịp thở
Mưa hồi sinh những ký ức linh hương
Em có nghe trời xanh mi mắt
Ta đã hát những câu thơ thành thật
Bên ngõ vàng trông bóng áo em qua…
NGÔ MẬU TÌNH
Tôi và bạn
Trước bàn trà
tất cả thơm mùi thanh khiết
riêng tôi và bạn
câu chuyện về phía tục trần.
Chúng ta giãn đều những niềm vui
mà chú sáo nâu ngoài kia không thèm hót
những thân trà nóng bình co rúm
chén buồn chia đôi.
Bạn và tôi
hai con ngựa từ một máng cỏ
chuyện trò phi đến chân trời
mới hay giậm chân một chỗ.
Chúng ta không đứng xếp hàng
chẳng chen chúc vì cỏ
mà hý vang
xanh cả cánh đồng.
Rong chơi
Bông hoa nở tiếng khóc nhân gian
vạt gió lùa mắt em chiếc cầu trĩu nắng
trong bào thai của cỏ
dậy mùi đất ấm chân cầu
Trong lâu đài chứa nhiều điều bí mật
ta hồi hộp màu nắng ngày mai
Chiếc gương em soi dậy trăng mười tám
cầu ánh sáng lung linh
nhiệm màu khúc hát
Khi thanh âm vang lên bờ suối
ta đếm cuộc rong chơi
nhìn em từ bài thơ mới viết
lá lặng im xanh huyễn cánh rừng
VĨNH THÔNG
Thành phố mưa
Thành phố mưa
Hạt nhòe ô kính
Dày như hồ nước mắt thời gian
Không đủ ấm một vòng tay siết chặt
Có còn ai mở lòng san sẻ
Đón những chiêm bao?
Thành phố mưa
Ăm ắp ban mai
Dường như lối em về rất vội
Không còn người hát nụ hôn chiều
Chỉ phố cất lời nồng nàn đã cũ.
Có phải em là người vuốt mái tóc tháng năm?
Gương mặt cô đơn gần rỗng úa
Con sẻ nâu nói điều chi rất lạ
Cõng mùa băng băng đôi gánh trĩu buồn.
Những chuyến mưa vẫn chìm nổi đa đoan
Dằng dặc dãy tứ thơ buồn rơi vãi…
Dằng dặc cả phố dài chông chênh mãi
Trước đêm về vắng những ngón tay đan.
Chia tay cửa rừng
Cửa rừng này, tạm biệt thôi
Mỗi người về với nổi trôi phận đời
Trên đầu, trời mãi xanh tươi
Cỏ hoang mặc sức rối bời, dưới chân.
Về rừng như gặp cố nhân
Sóng phiền may được đôi lần lắng trong
Ngàn cây hòa sắc hư không
Lô nhô đá tảng rêu phong trăm mùa.
Về rừng hạnh ngộ bạn xưa
Bật cười nhân thế cợt đùa điêu ngoa
Đứng lên nào bạn cùng ta
Bước đi như để xóa nhòa dấu chân.
Hợp tan gẫm được mấy lần
Cuối cùng trả lại phong trần mà thôi.
(TCSH425/07-2024)
...Cuộc sống cứ mênh mông...Có cái gì yên lặng thế?Ngày mai là "Dâu bể"Con người biết lặn lội với "Bể dâu"...
Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi - Quỳnh Như
LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.
Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha
Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế
Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in: + Gửi con lời ru + Em đi ngang chiều gió + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng: + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ
Trần Hoàng Phố - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh
Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.