Trùng tu di tích Huế
Hội nghị do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức. Nội dung xoay quanh hai vấn đề chính gồm đánh giá 20 năm bảo tồn di sản văn hóa Huế và công cuộc bảo tồn di sản thế giới ở Việt Nam, cơ hội và thách thức.
Hội nghị, như phát biểu đề dẫn của Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Hoà phát biểu: "Chúng tôi mong muốn lắng nghe những chia sẻ kinh nghiejm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá giữa các khu di sản tại Việt Nam để cùng nhau chung tay bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử".
Huế là khu di sản đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 1993. Trải qua 20 năm trùng tu, bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn liền với du lịch vẫn là một câu chuyện thú vị cho nhiều khu di sản khác tham khảo, học hỏi.
Trước tình trạng lâm nguy do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và cả do ý thức của con người, trong 15 năm qua quần thể di tích cố đô Huế đã được trùng tu và thay đổi diện mạo. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Trong 15 năm tu bổ (1996- 2010), tổng kinh phí trên lĩnh vực tôn tạo di tích Huế là 586.312.000.000 đồng. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013, ngân sách tu bổ đạt xấp xỉ 200 tỉ đồng. Các di tích được tu bổ theo nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước Quốc tế. Nhìn lại chặng đường 20 năm bảo tồn và phát huy, di sản văn hóa Huế đã ghi dấu nhiều thành công to lớn trên nhiều phương diện. “Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử dần dần được phục hồi. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Theo ông Krzysztof Jezierski, đại diện Công ty Bảo tồn Di tích lịch sử Ba Lan (PKZ), Ba Lan đã tuyên bố hỗ trợ bảo tồn cho Việt Nam vào năm 1980. Nhớ lại nhiệm vụ đầu tiên do KTS Kazimierz Kwiatkowski Kazik là đến thu thập tài liệu ảnh của Ngọ Môn Huế năm 1981. Rồi KTS Andrzei Misiorowski, người được UNESCO mời đến Huế giúp tư vấn, hoàn thiện hồ sơ di tích Huế đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới.
KTS Kazimierz Kwiatkowski Kazik
Đến nay, các chuyên gia Ba Lan đã đào tạo bảo tồn cho nhiều chuyên gia tại Huế. Những tấm bia Thị Học, bia Bảo Sơn, bia Tự Đức, bức tượng Kỳ Lân trước cửa Hiển Nhơn và Hiển Lâm Các, 8 bức tượng quan lại và tướng đứng trong sân chầu của bia Tự Đức được khôi phục, ngăn chặn sự phát triển của rêu mốc… đều có dấu ấn của Ba Lan giúp cho Việt Nam học, hiểu rõ về bảo tồn nguyên vẹn.
GS.TS. Takeshi Nakagawa, Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản) khi đến Huế vào tháng 7/1991 với tư cách là cố vấn của UNESCO chứng kiến những gì còn lại của phần sân trung tâm Tử Cấm Thánh là nền đổ nát của một cung điện sụp đổ và sân cỏ dại mọc um tùm. “Nhưng khi nhìn vào hiện trạng, điều cơ bản tôi nghĩ đến là có thể trùng tu diện mạo ban đầu công trình gồm các họa tiết trang trí ở Ngọ Môn và Điện Thái Hòa nằm ở trục chính của Hoàng thành Huế. Hiển Lâm Các được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trong số tất cả công trình cung điện tại Huế mặc dù có nhiều đổ nát và hư hỏng.
Công trình điện Cần Chánh, ngôi nhà quan trọng bậc nhất dành cho vua nghỉ ngơi, sinh hoạt – cung điện đã biến mất hoàn toàn do chiến tranh hiện nay đang được TS Takeshi đứng đầu thực hiện việc dựng lại. Rất nhiều công việc tiến hành, lật lại từng dữ liệu cũ, so sánh với dữ liệu hiện có, đối chiếu công trình dinh thự đang tồn tại, kết hợp khai quật thám sát để đưa ra một góc nhìn toàn diện của công trình này đang được tiến hành. Dự kiến sẽ làm “tái sinh” điện Cần Chánh với mức độ chi tiết nhất.
Và Nhã nhạc âm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại vào năm 2003 và đã đạt được khai thác có hiệu quả.
Nhã nhạc Cung đình Huế được phục hồi và phát huy
Theo TS. Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Quá trình quảng bá, giới thiệu, gìn giữ Nhã nhạc từ đó đã luôn được tiếp diễn với sự tâm huyết của Huế, Việt Nam. Đầu năm 2004, UBND tỉnh TT-Huế đưa đoàn Nhã nhạc sang tận Paris (Pháp) để trình diễn quảng bá. Tiếp đó là chuyến công du sang Motreil, Marseille, Bruxell… được bà con Việt Kiều và bạn bè quốc tế hân hoan, đón nhận với tình cảm nồng nhiệt.
“Đây là một hồ sơ thể hiện cao nhất tính cộng đồng xây dựng hồ sơ thành công, là điểm sáng để các địa phương khác noi theo. Với chủ thể là Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã xây dựng một mạng lưới gồm nhiều đối tượng cộng đồng xung quanh, là các nhà văn hóa Huế, người dân có quan tâm… Nhã nhạc đã được trở thành di sản thế giới.
Theo ý kiến của ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản: Hiếm khi tìm thấy được ở Huế có chương trình nghệ thuật đương đại gắn với lịch sử, trong khi Triều Nguyễn và các nhân vật giai đoạn này sẽ là những đề tài vô tận giúp cho khai thác phát huy những giá trị di tích một cách sống động và hấp dẫn.
Một dự án từ 2006-2008 thực hiện hành động bảo vệ Nhã nhạc được UNESCO tài trợ với sự nhận thức đúng về vai trò của cộng đồng, sự hỗ trợ cộng đồng và liên kết, phát huy cộng đồng bảo vệ di sản hiệu quả. Nhiều nghệ nhân: các báu vật dân gian sống cùng tài năng trong lĩnh vực Nhã nhạc được tôn vinh, hưởng trợ cấp thường xuyên, truyền dạy cho lớp nhạc công trẻ đang thực hành tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. 10 năm qua, lớp nhạc công trẻ đã được trao tuyền các ngón nghề, kỹ năng trình diễn, thực hành dược nâng cao. Kèm theo đó, nhiều SV theo học tại trường âm nhạc ở Huế đã có cơ hội tiếp cận với di sản phi vật thể đầy giá trị này” .
Du khách đến thăm di tích Huế
Có thể nói, di sản là hạt nhân của phát triển kinh tế xã hội. Riêng tại khu di tích Huế, doanh thu trực tiếp từ năm 1996 đến 2012 đã đạt gần 825 tỷ đồng (tính đến 31/8/2012). Doanh thu từ dịch vụ đạt hơn 50 tỷ. Tính đến năm 2012, tổng doanh thu ngành du lịch dịch vụ của tỉnh đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chiếm hơn 48% GDP toàn TT-Huế. Đến nay, Huế được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về bảo tồn di sản, có khả năng xây dựng thành 1 trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Phan Thanh Hải nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu di sản văn hoá này”.
Phương Anh
Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”
Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.
Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.
Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).
Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.
Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.
Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).
Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.
Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.
Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.
Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.
Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
NGUYỄN VĂN DẬT
Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.
TAKESHI NAKAGAWA
LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
(SHO)- Theo Quyết định ngày 9/9 của Bộ VHTTDL, có thêm 5 di sản được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.