Trùng tu di tích Huế
Hội nghị do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức. Nội dung xoay quanh hai vấn đề chính gồm đánh giá 20 năm bảo tồn di sản văn hóa Huế và công cuộc bảo tồn di sản thế giới ở Việt Nam, cơ hội và thách thức.
Hội nghị, như phát biểu đề dẫn của Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Hoà phát biểu: "Chúng tôi mong muốn lắng nghe những chia sẻ kinh nghiejm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá giữa các khu di sản tại Việt Nam để cùng nhau chung tay bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử".
Huế là khu di sản đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 1993. Trải qua 20 năm trùng tu, bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn liền với du lịch vẫn là một câu chuyện thú vị cho nhiều khu di sản khác tham khảo, học hỏi.
Trước tình trạng lâm nguy do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và cả do ý thức của con người, trong 15 năm qua quần thể di tích cố đô Huế đã được trùng tu và thay đổi diện mạo. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Trong 15 năm tu bổ (1996- 2010), tổng kinh phí trên lĩnh vực tôn tạo di tích Huế là 586.312.000.000 đồng. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013, ngân sách tu bổ đạt xấp xỉ 200 tỉ đồng. Các di tích được tu bổ theo nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước Quốc tế. Nhìn lại chặng đường 20 năm bảo tồn và phát huy, di sản văn hóa Huế đã ghi dấu nhiều thành công to lớn trên nhiều phương diện. “Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử dần dần được phục hồi. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Theo ông Krzysztof Jezierski, đại diện Công ty Bảo tồn Di tích lịch sử Ba Lan (PKZ), Ba Lan đã tuyên bố hỗ trợ bảo tồn cho Việt Nam vào năm 1980. Nhớ lại nhiệm vụ đầu tiên do KTS Kazimierz Kwiatkowski Kazik là đến thu thập tài liệu ảnh của Ngọ Môn Huế năm 1981. Rồi KTS Andrzei Misiorowski, người được UNESCO mời đến Huế giúp tư vấn, hoàn thiện hồ sơ di tích Huế đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới.
KTS Kazimierz Kwiatkowski Kazik
Đến nay, các chuyên gia Ba Lan đã đào tạo bảo tồn cho nhiều chuyên gia tại Huế. Những tấm bia Thị Học, bia Bảo Sơn, bia Tự Đức, bức tượng Kỳ Lân trước cửa Hiển Nhơn và Hiển Lâm Các, 8 bức tượng quan lại và tướng đứng trong sân chầu của bia Tự Đức được khôi phục, ngăn chặn sự phát triển của rêu mốc… đều có dấu ấn của Ba Lan giúp cho Việt Nam học, hiểu rõ về bảo tồn nguyên vẹn.
GS.TS. Takeshi Nakagawa, Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản) khi đến Huế vào tháng 7/1991 với tư cách là cố vấn của UNESCO chứng kiến những gì còn lại của phần sân trung tâm Tử Cấm Thánh là nền đổ nát của một cung điện sụp đổ và sân cỏ dại mọc um tùm. “Nhưng khi nhìn vào hiện trạng, điều cơ bản tôi nghĩ đến là có thể trùng tu diện mạo ban đầu công trình gồm các họa tiết trang trí ở Ngọ Môn và Điện Thái Hòa nằm ở trục chính của Hoàng thành Huế. Hiển Lâm Các được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trong số tất cả công trình cung điện tại Huế mặc dù có nhiều đổ nát và hư hỏng.
Công trình điện Cần Chánh, ngôi nhà quan trọng bậc nhất dành cho vua nghỉ ngơi, sinh hoạt – cung điện đã biến mất hoàn toàn do chiến tranh hiện nay đang được TS Takeshi đứng đầu thực hiện việc dựng lại. Rất nhiều công việc tiến hành, lật lại từng dữ liệu cũ, so sánh với dữ liệu hiện có, đối chiếu công trình dinh thự đang tồn tại, kết hợp khai quật thám sát để đưa ra một góc nhìn toàn diện của công trình này đang được tiến hành. Dự kiến sẽ làm “tái sinh” điện Cần Chánh với mức độ chi tiết nhất.
Và Nhã nhạc âm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại vào năm 2003 và đã đạt được khai thác có hiệu quả.
Nhã nhạc Cung đình Huế được phục hồi và phát huy
Theo TS. Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Quá trình quảng bá, giới thiệu, gìn giữ Nhã nhạc từ đó đã luôn được tiếp diễn với sự tâm huyết của Huế, Việt Nam. Đầu năm 2004, UBND tỉnh TT-Huế đưa đoàn Nhã nhạc sang tận Paris (Pháp) để trình diễn quảng bá. Tiếp đó là chuyến công du sang Motreil, Marseille, Bruxell… được bà con Việt Kiều và bạn bè quốc tế hân hoan, đón nhận với tình cảm nồng nhiệt.
“Đây là một hồ sơ thể hiện cao nhất tính cộng đồng xây dựng hồ sơ thành công, là điểm sáng để các địa phương khác noi theo. Với chủ thể là Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã xây dựng một mạng lưới gồm nhiều đối tượng cộng đồng xung quanh, là các nhà văn hóa Huế, người dân có quan tâm… Nhã nhạc đã được trở thành di sản thế giới.
Theo ý kiến của ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản: Hiếm khi tìm thấy được ở Huế có chương trình nghệ thuật đương đại gắn với lịch sử, trong khi Triều Nguyễn và các nhân vật giai đoạn này sẽ là những đề tài vô tận giúp cho khai thác phát huy những giá trị di tích một cách sống động và hấp dẫn.
Một dự án từ 2006-2008 thực hiện hành động bảo vệ Nhã nhạc được UNESCO tài trợ với sự nhận thức đúng về vai trò của cộng đồng, sự hỗ trợ cộng đồng và liên kết, phát huy cộng đồng bảo vệ di sản hiệu quả. Nhiều nghệ nhân: các báu vật dân gian sống cùng tài năng trong lĩnh vực Nhã nhạc được tôn vinh, hưởng trợ cấp thường xuyên, truyền dạy cho lớp nhạc công trẻ đang thực hành tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. 10 năm qua, lớp nhạc công trẻ đã được trao tuyền các ngón nghề, kỹ năng trình diễn, thực hành dược nâng cao. Kèm theo đó, nhiều SV theo học tại trường âm nhạc ở Huế đã có cơ hội tiếp cận với di sản phi vật thể đầy giá trị này” .
Du khách đến thăm di tích Huế
Có thể nói, di sản là hạt nhân của phát triển kinh tế xã hội. Riêng tại khu di tích Huế, doanh thu trực tiếp từ năm 1996 đến 2012 đã đạt gần 825 tỷ đồng (tính đến 31/8/2012). Doanh thu từ dịch vụ đạt hơn 50 tỷ. Tính đến năm 2012, tổng doanh thu ngành du lịch dịch vụ của tỉnh đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chiếm hơn 48% GDP toàn TT-Huế. Đến nay, Huế được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về bảo tồn di sản, có khả năng xây dựng thành 1 trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Phan Thanh Hải nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu di sản văn hoá này”.
Phương Anh
Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).
Ngày 28.1, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) cho biết đã giao Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP triển khai tu bổ, tôn tạo một số giếng cổ tại các phường: Minh An, Cẩm Phô trong năm 2015.
Từ lâu có một cuốn Lục Vân Tiên mà các nhà nghiên cứu ở miền Nam đánh giá là bản Nôm cổ nhất nhưng bị thất lạc. Gần đây, trong một lần viếng chùa cổ Long An, tình cờ cụ Nguyễn Quảng Tuân đã phát hiện, mang về hiệu chỉnh và công bố. Cũng với tình yêu vốn quý cổ truyền dân tộc, ông đã lặn lội khắp nơi trong và ngoài nước để sưu tầm, nghiên cứu, công bố nhiều tư liệu giá trị, đặc biệt là hàng loạt bản cổ khác nhau về Truyện Kiều.
Sáng 5/1 tại Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình chính thức công bố kế hoạch Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới diễn ra ngày 22-24/1 tới.
HỒ VĨNH
Sau một thời gian khảo sát thực tế, sáng 3/12/2014 Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế dựng lại bia đá “Đông Gia Kiều” ở phía đầu cầu Đông Ba theo hướng như bia đá đã dựng trước đây.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ngày 17/12) cho hay cơ quan này đã có quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với 12 di tích.
Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn ở Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay đã tròn 15 năm.
Những tư liệu ảnh của Viện Viễn đông bác cổ Pháp (EFEO) lần đầu công bố tại VN cho thấy nhiều cứ liệu lịch sử theo thời gian đã bị tiêu tan.
Ngày 1/12, thành phố Tel Aviv của Israel đã chính thức được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là thành viên mới nhất trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO dành cho hạng mục Nghệ thuật Truyền thông.
LTS: Ông Pie Pisa (Pierre Pichard) là kiến trúc sư, chuyên gia nghiên cứu trùng tu di tích cổ của Unesco. Ông dã đến Huế 2 lần (lần thứ nhất vào năm 1978, ở lại 3 tuần làm bản tường trình dài về hiện trạng di tích Huế cho Unesco; lần thứ hai vào năm 1985). Bài dưới dây do kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn lược ghi ý kiến của ông phát biểu trong dịp đến Huế năm 1978. Đầu đề do chúng tôi đặt.
S.H
Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã khai mạc ngày 24/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris, Pháp.
Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN vừa có Văn bản số 2116/KHXH gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo niên đại, tên gọi, giá trị và đề xuất phương án bảo tồn di tích tâm linh đặc biệt thời Lý ở lô E.
VÕ VINH QUANG
Trong nỗ lực phục dựng các di tích đặc biệt trong quần thể di tích Cố đô Huế, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô đã đầu tư 24,8 tỷ đồng trùng tu di tích lầu Tàng Thư. Đây là một tín hiệu Cực kỳ đáng quý, có tác dụng không nhỏ đối với việc xiển dương vị thế của vùng đất Cố đô cũng như góp phần giáo dục truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.
Cho tới giờ, sau 4 lần UNESCO đề nghị phía VN giải trình về quản lý, bảo tồn, vịnh Hạ Long vẫn nằm trong danh sách bị khuyến cáo. Huế đã thoát án sau nhiều năm cố gắng. Làm sao để không rơi vào, hoặc thoát khỏi danh sách đen?
Tồn tại 143 năm (1802-1945), triều Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá; trong đó, hệ thống di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế… đã được công nhận là di sản thế giới. Gần đây nhất, Châu bản triều Nguyễn cũng được ghi danh vào chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Ngày 13.9, quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh sẽ nhận quyết định công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể này bao gồm 14 cụm di tích: đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.
Hội đồng Di sản quốc gia vừa công nhận 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quảng Nam gồm: nghề dệt thổ cẩm và vũ điệu tâng tung da dá của đồng bào Cơ Tu; nghệ thuật trang trí trên cây nêu (ngoài sân); bộ gu (trong nhà) của đồng bào Co và lễ hội rước cộ Bà Chợ Được ở xã Bình Triều, H.Thăng Bình.
Các địa phương cần thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về di tích về các phòng di sản văn hóa thuộc các sở văn hóa, thể thao và du lịch. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chủ trì việc quản lý và phát huy giá trị di tích, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vừa được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”