“Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”

09:23 04/04/2017

Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.

Trong khi Chủ tịch UBND TP Móng Cái khẳng định: chính quyền địa phương không tổ chức phá dỡ nhà thờ thì hai lý do mà Chánh xứ giáo xứ Trà Cổ đưa ra là: nhà thờ Trà Cổ đã bị xuống cấp và cần một nhà thờ mới rộng rãi hơn đáp ứng nhu cầu đi lễ của giáo dân ở đây. Xung quanh vấn đề này, họa sĩ Lê Thiết Cương đã trình bày ý kiến, quan điểm của ông.

Nhà thờ Trà Cổ, xây vào cuối thế kỷ 19 theo lối kiến trúc Gothic phương Tây, bị dỡ bỏ để xây mới.

Trả lời báo chí ngày 14/3/2017 về việc dỡ bỏ nhà thờ Trà Cổ để xây mới, Chủ tịch UBND TP Móng Cái nói rằng “Nhà thờ Trà Cổ không nằm trong danh mục di tích lịch sử-văn hóa, không xếp hạng” nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng nhà thờ Trà Cổ là một di sản, một công trình kiến trúc mà lịch sử để lại, không chỉ cho Quảng Ninh mà cho cả Việt Nam nói chung. Nó chứa đựng lịch sử, quá khứ và truyền thống cộng đồng ở mức độ bao quát chứ không hẳn chỉ của cộng đồng những người theo Công giáo. Đã là di sản, trước tiên nó cần phải được tôn trọng và không thể ứng xử tùy tiện.

Một xã hội muốn phát triển thì các cộng đồng trong đó phải tôn trọng những giá trị chung có tính chất nền tảng.

Nếu tôn trọng những giá trị lịch sử của nhà thờ Trà Cổ, thì chả cứ đập bỏ mà ngay cả việc xây một công trình mới (dù vẫn giữ công trình cũ) trong một tổng thể khu kiến trúc cũ, người ta cũng không thể tùy tiện phá vỡ cảnh quan chung mà phải tuân thủ những giá trị chung, những luật lệ chung về di sản và xây dựng.

Bài học chưa hề cũ về việc phá dỡ, xây mới gần như hoàn toàn nhà Tổ và gác Khánh của chùa Trăm Gian năm 2012 (Chương Mỹ, Hà Nội) - một ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia.

Bài học về công trình xây dựng trái phép Hương nghiêm Pháp đường (trong khu vực bảo vệ của di tích thắng cảnh xếp hạng cấp Quốc gia Hương Sơn- Mỹ Đức, Hà Nội) đưa vào sử dụng năm 2013 cũng không phải là cũ.

Suy cho cùng câu chuyện của mọi hành xử là câu chuyện văn hóa. Đập đi một nhà thờ là đập đi một nét đẹp văn hóa. Và không có đất nước nào mà chính quyền sở tại lại tách mình ra khỏi ý thức bảo tồn văn hóa trừ khi họ thiếu trách nhiệm hoặc kém cỏi về văn hóa. Vì vậy, chính quyền không thể cho rằng mình vô can khi để xảy ra việc phá dỡ nhà thờ Trà Cổ.

Người xưa có câu “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, cho nên phá bỏ rồi xây mới một tòa giáo xứ to hơn, rộng hơn, bề thế hơn thì dễ hơn nhiều lần so với việc giữ lại một ngôi nhà thờ hơn 100 năm tuổi cũ kỹ. Dễ đi đôi với mất, mất giá trị vật thể, mất văn hóa. Còn khó đi cùng với được, được chứng nhận một giá trị vật thể, được văn hóa. Đó cũng là lễ nghĩa của người có đạo.

Nguồn: Hải An - Tia Sáng

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • "Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)

  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.