Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
(Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật)
Một buổi chiều đầu Thu sau gần bốn thập kỷ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, họ gặp lại nhau trong buổi ra mắt tập sách “Nhật ký chiến trường” của người đồng đội Nguyễn Tiến Bình tại Hà Nội. Những bàn tay nắm chặt, những ánh mắt rưng rưng, cảm xúc nghẹn ngào đan xen trong những câu chuyện, ký ức còn đọng lại.
“Nhật ký chiến trường” được tác giả viết trong hai cuốn sổ tay trong thời gian từ năm 1970-1975, từ khi tác giả lên đường ra trận cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số đó, gần một nửa số trang viết được tác giả ghi chép khi hoạt động ở chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia).
“Dù có ngã xuống trên đường hành quân thì đầu cũng quay về hướng Nam Tổ quốc (…). Dù có phải là người ngã xuống cuối cùng trước giờ ngừng bắn, chúng con cũng sẵn sàng vì chúng con hiểu rõ hơn ai hết: Không có chiến công nào không có mất mát, hy sinh. Những điều mà vì chúng, chúng con phải chấp nhận hy sinh, phải chịu đựng mất mát, đau thương hôm nay sẽ góp phần cùng cả nước giành lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc vĩnh viễn cho dân tộc.”
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình đã viết như vậy trong cuốn “Nhật ký chiến trường” của mình.
|
Đồng đội kể lại những câu chuyện về Trung tướng Nguyễn Tiến Bình trong buổi ra mắt sách (Ảnh: An Ngọc/Vietnam+) |
Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ: “Cuốn ‘Nhật ký chiến trường’ vừa thể hiện những nét chung của thanh niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vừa cho thấy rõ cá tính, hoàn cảnh, tâm trạng, tình cảm của tác giả. Ở đó, người đọc sẽ thấy tình yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương, gia đình tha thiết, tình cảm với mẹ cha, anh em, đồng đội sâu sắc của người chiến sỹ.”
“Vượt lên trên tất cả là một nhân cách, một tâm hồn, một bản lĩnh cao đẹp. Không có những con người như thế, không có một thế hệ như thế, dân tộc Việt Nam đã không thể vượt qua những năm tháng gian khổ, ác liệt để giành chiến thắng,” ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Có mặt tại buổi ra mắt sách, cựu chiến binh Phạm Đức Thăng (Đoàn 367 đặc công-biệt động) không giấu được niềm xúc động. “Cầm cuốn sách trên tay, tôi có cảm tưởng những trận đánh, giờ phút chiến thắng như mới diễn ra ngày hôm quá - một thứ cảm xúc lâng lâng khó tả,” ông Thăng nghẹn giọng.
Lật giở từng trang sách, người cựu chiến binh ấy bảo, những câu chuyện Trung tướng Nguyễn Tiến Bình ghi lại là cảm xúc của riêng tác giả nhưng cũng là ký ức về những ngày tháng đẹp nhất của thế hệ ông - thế hệ thanh niên Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.”
Tập sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật phát hành tháng 8/2014.
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình (1950-2013) quê quán tại phường Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ông nguyên là Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1997-2005), Chính ủy Học viện Quốc phòng (2005-2010)… Năm 1970, ông được biên chế về Đoàn 367 đặc công-biệt động thuộc Bộ Tham mưu Miền (B2) - Quân giải phóng miền Nam. Trong thời gian từ 1970-1973, ông đã trực tiếp chiến đấu trong các hướng tác nghiệp độc lập trên chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia). Năm 1973, ông cùng đồng đội trở về Tổ quốc, tiếp tục chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. |
Nguồn:
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.