Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
(Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật)
Một buổi chiều đầu Thu sau gần bốn thập kỷ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, họ gặp lại nhau trong buổi ra mắt tập sách “Nhật ký chiến trường” của người đồng đội Nguyễn Tiến Bình tại Hà Nội. Những bàn tay nắm chặt, những ánh mắt rưng rưng, cảm xúc nghẹn ngào đan xen trong những câu chuyện, ký ức còn đọng lại.
“Nhật ký chiến trường” được tác giả viết trong hai cuốn sổ tay trong thời gian từ năm 1970-1975, từ khi tác giả lên đường ra trận cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số đó, gần một nửa số trang viết được tác giả ghi chép khi hoạt động ở chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia).
“Dù có ngã xuống trên đường hành quân thì đầu cũng quay về hướng Nam Tổ quốc (…). Dù có phải là người ngã xuống cuối cùng trước giờ ngừng bắn, chúng con cũng sẵn sàng vì chúng con hiểu rõ hơn ai hết: Không có chiến công nào không có mất mát, hy sinh. Những điều mà vì chúng, chúng con phải chấp nhận hy sinh, phải chịu đựng mất mát, đau thương hôm nay sẽ góp phần cùng cả nước giành lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc vĩnh viễn cho dân tộc.”
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình đã viết như vậy trong cuốn “Nhật ký chiến trường” của mình.
|
Đồng đội kể lại những câu chuyện về Trung tướng Nguyễn Tiến Bình trong buổi ra mắt sách (Ảnh: An Ngọc/Vietnam+) |
Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ: “Cuốn ‘Nhật ký chiến trường’ vừa thể hiện những nét chung của thanh niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vừa cho thấy rõ cá tính, hoàn cảnh, tâm trạng, tình cảm của tác giả. Ở đó, người đọc sẽ thấy tình yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương, gia đình tha thiết, tình cảm với mẹ cha, anh em, đồng đội sâu sắc của người chiến sỹ.”
“Vượt lên trên tất cả là một nhân cách, một tâm hồn, một bản lĩnh cao đẹp. Không có những con người như thế, không có một thế hệ như thế, dân tộc Việt Nam đã không thể vượt qua những năm tháng gian khổ, ác liệt để giành chiến thắng,” ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Có mặt tại buổi ra mắt sách, cựu chiến binh Phạm Đức Thăng (Đoàn 367 đặc công-biệt động) không giấu được niềm xúc động. “Cầm cuốn sách trên tay, tôi có cảm tưởng những trận đánh, giờ phút chiến thắng như mới diễn ra ngày hôm quá - một thứ cảm xúc lâng lâng khó tả,” ông Thăng nghẹn giọng.
Lật giở từng trang sách, người cựu chiến binh ấy bảo, những câu chuyện Trung tướng Nguyễn Tiến Bình ghi lại là cảm xúc của riêng tác giả nhưng cũng là ký ức về những ngày tháng đẹp nhất của thế hệ ông - thế hệ thanh niên Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.”
Tập sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật phát hành tháng 8/2014.
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình (1950-2013) quê quán tại phường Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ông nguyên là Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1997-2005), Chính ủy Học viện Quốc phòng (2005-2010)… Năm 1970, ông được biên chế về Đoàn 367 đặc công-biệt động thuộc Bộ Tham mưu Miền (B2) - Quân giải phóng miền Nam. Trong thời gian từ 1970-1973, ông đã trực tiếp chiến đấu trong các hướng tác nghiệp độc lập trên chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia). Năm 1973, ông cùng đồng đội trở về Tổ quốc, tiếp tục chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. |
Nguồn:
HOÀNG KIM NGỌC
Hồ Anh Thái thuộc số các nhà văn mà người đọc có thể “ngửi văn” đoán ra ngay tác giả. Bởi anh đã tạo cho mình được một giọng điệu không lẫn vào đâu được (dù nội dung kể ở mỗi cuốn sách là khác nhau).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân Tuyển tập Nguyễn Khắc Thứ vừa được xuất bản)
PHONG LÊ
Tính chiến đấu và chất thép - đó là nét quán xuyến trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cố nhiên bao trùm cả hoạt động viết của Người.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nếu tôi không nhầm thì phần lớn bạn đọc chưa hề biết tên bà Cao Ngọc Anh; nói chi đến việc nên hay không nên dành cho bà một vị trí trong làng thơ Việt Nam.
VÕ QUÊ
Ngày hồng (Nxb. Thuận Hóa, 2023) như tên gọi tập thơ là cả một cuộc hành trình dài “kỷ niệm bốn mươi tám năm ngày thống nhất đất nước”, “kỷ niệm bốn mươi tám năm chuyến đò dọc hẹn ước của Duy Mong - Xuân Thảo”.
MAI VĂN HOAN
Nguyễn Đắc Xuân là nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế. Đời thơ tôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2022) là tập thơ chính thức đầu tiên anh gửi tới bạn đọc.
HỒNG NHU
(Bài nói trong buổi tổng kết, trao giải cuộc thi thơ 1996 do Hội VHNT TT. Huế tổ chức. Nhà thơ Hồng Nhu, trưởng BCK trình bày)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Thật khéo, nữ sĩ Trần Thùy Mai trở về Huế vui xuân và gặp gỡ các bạn văn quen biết trong tòa soạn Tạp chí Sông Hương thân thuộc đúng vào lúc bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân ra mắt bạn đọc.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
1. Trong đời văn của Nguyễn Huy Tưởng có một ngày có thể được coi là trọng đại. Đó là ngày 8 Juin 1942. Ngày ấy ông chép lại vở kịch cũ Vũ Như Tô.
VƯƠNG HỒNG HOAN
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là một thi sĩ được nhiều người yêu thích và trân trọng. Cuộc đời và thơ ông luôn luôn được nhắc đến trong bạn đọc nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác.
LÊ XUÂN VIỆT
(Nhân đọc hồi ký "Âm vang thời chưa xa" của Xuân Hoàng. Nxb Văn học và Hội Văn nghệ Quảng Bình 1996)
LÊ THANH NGA
Châu Âu - một không gian văn hóa mà nền dân chủ phát triển trước nhất trong lịch sử nhân loại - ngay từ thời trung cổ đã là trung tâm của lễ hội Carnaval (tiếng Việt: lễ hội giả trang).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chuyện cũ Tử Cấm Thành - Kịch bản tuồng lịch sử của Nguyễn Phước Hải Trung - Nxb. Văn học, 2022)
PHONG LÊ
Hơn 60 năm sáng tác và với tuổi đời ngoài 80, Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Màu thời gian" là bài thơ nổi tiếng của Đoàn Phú Tứ; đến mức các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã từng nhận định: "không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế".