Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.
Đại tướng Võ Nguyên GIáp (trái) trong một lần trao đổi với đạo diễn Trần Văn Thủy về phim Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế - Ảnh tư liệu
Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy.
Một đất nước nhất định phải giàu mạnh
Gần đây Chuyện tử tế đang được nhắc đến nhiều, giống như một cụm từ nóng. Sự tử tế, vấn đề tử tế cách đây ba mươi năm so với bây giờ có những chuyển đổi thế nào?
Thường những phim tài liệu làm ra chỉ được chiếu vài lần rồi xếp kho, nhưng tương tự như Hà Nội trong mắt ai, phim Chuyện tử tế trở nên nổi tiếng và được chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Nhưng Chuyện tử tế không nổi tiếng vì được xem xét kỹ, mà vì đề tài và vấn đề được đặt ra trong đó đã chạm vào dây thần kinh của xã hội.
Trong một bộ phim làm theo đơn đặt hàng của người Nhật: Có một làng quê, kể về Phù Lãng, một ngôi làng có nghề làm đất nung. Nghề cổ, làng nghèo, nhưng tình người thì lúc nào cũng chứa chan. Cha thương con, vợ thương chồng, em thương anh, dì ghẻ thương con chồng..
Khi nhận phim, tôi vẫn hoàn toàn không hiểu người Nhật muốn gì, cần gì khi tài trợ cho tôi. Tôi chỉ đơn giản làm theo những gì tôi cảm nhận và chia sẻ.
Đến ngày ra mắt bộ phim tại Nhật, một người có trách nhiệm và uy tín của nhà sản xuất Nhật đứng ra phát biểu: "Bộ phim này nên có một tên khác: Chuyện cổ tích thời hiện đại" Tôi bắt đầu hiểu người Nhật muốn gì.
Sau này họ cũng giải thích: bộ phim này cần cho nước Nhật. Cách đây không lâu lắm, người Nhật cũng từng tốt với nhau như thế. Nhưng có một quy luật nghiệt ngã: đời sống vật chất giàu lên, lòng tốt lại nghèo đi. Đó là một vấn đề đang diễn ra trong xã hội Nhật, và người Nhật cần những bộ phim như thế.
Tôi cũng rút ra kết luận cho riêng mình: một dân tộc, một đất nước nhất định phải phát triển, phải giàu mạnh; không thể nghèo vì nghèo đi với hèn; nhưng điều cốt tử không phải ở sự phát triển vật chất mà là hồn cốt của dân tộc đó.
Chúng ta vốn có và tự hào về tinh thần dân tộc, về sự tử tế. Bao câu ca dao 'giấy rách còn giữ lấy lề' 'thương người như thể thương thân'.. chúng ta thuộc đó. Giờ nhìn những cảnh hôi của, cướp bia.. ta không thể nào không cho rằng, sự tử tế nên được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng đất nước.
Những vụ bảo mẫu đánh trẻ, bệnh viện sai phạm, bác sĩ ném xác, thầy trò đánh lẫn nhau.. những người cầm quyền nhất định phải lên tiếng, phải tỏ thái độ, không thể im lặng như thế. Giống như người làm chủ một gia đình, gia đình anh có vấn đề gì, anh phải chịu trách nhiệm điều chỉnh và thể hiện thái độ đúng đắn.
Những vinh quang trong quá khứ sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, nếu người dân không có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay và ngày mai.
![]() |
Đạo diễn Trần Văn Thủy. Ảnh: Hoàng Hường |
Nhân dân nào, chính phủ ấy
Bộ phim Chuyện tử tế đã được làm cách đây vài thập kỷ. Trong những dịp gần đây, chủ đề sự tử tế lại được mổ xẻ xới xáo. Bên cạnh sự ra đời của cuốn sách Chuyện nghề của Thủy, ông có cho rằng chính những vấn đề xã hội nhức nhối vừa đề cập khiến người ta phải nhìn nhận kỹ lưỡng hơn? Qua trải nghiệm của ông, quan điểm đạo đức và yêu cầu có thay đổi theo thời đại?
Khi nhìn vào bức tranh đạo đức xã hội bây giờ, chúng ta sẽ bi quan. Người ngoài nhìn vào cũng sẽ ngỡ ngàng. Khi người ta đi du lịch, tham quan; họ sẽ tìm đến nơi nào mà họ có thể chiêm nghiệm, chia sẻ. Ở xã hội Việt Nam bây giờ, sự đổ vỡ và băng hoại đang diễn ra hàng ngày...thì sự tử tế, như ông cha ta nói: "nhân chi sơ tính bản thiện" "giấy rách giữ lấy lề" ... càng cần phải chú trọng, mổ xẻ. Vai trò của trí thức, truyền thông, giáo dục vô cùng quan trọng.
Tôi cũng vỡ ra được nhiều điều, sau những dằn vặt trăn trở trong cả cuộc đời: Tôi nhớ mãi khi phim Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế được chiếu trở lại. Trong buổi tiệc mừng, một nhà báo Pháp nâng ly chúc mừng tôi và ông ta nói một câu buộc tôi phải suy tư mãi: "Công bằng mà nói, người Việt Nam các ông đổ lỗi cho chính quyền nhiều quá. Người Pháp chúng tôi có một câu: nhân dân nào, chính phủ đó!"
Khi nghe ông ta nói vậy, tôi giật mình và buộc phải ôn lại những trải nghiệm trong suốt cuộc đời mình, đất nước mình, đặc biệt từ đầu thế kỷ 20, khi các đấng tiên liệt như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng .. đều có một điểm chung: điều các cụ trăn trở nhất là dân trí. Dân trí, hiểu theo nghĩa rộng là kiến thức, văn hóa, đạo đức.
Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%. Ngay việc chúng ta chấp nhận những tiêu cực, chấp nhận hiện thực như vậy, chung sống với nó và vô cảm với mọi nỗi đau và các điều xấu xung quanh ta, thì đó là lỗi của ta.
Trên truyền hình, không mấy khi ta được nghe những người có chức vụ phát biểu về các vấn đề đạo đức, tương thân tương ái, cư xử giữa người với người... Họ chủ yếu nói về kinh tế, phát triển.
Tôi cho rằng để có một xã hội tốt đẹp, xứng đáng với truyền thống và vong linh những người đã ngã xuống bảo vệ và xây dựng đất nước này, cần phải có sự hợp tác thật chân thành và nghiêm túc giữa người dân và những người cầm quyền để giải đáp những câu hỏi: tại sao lại có bảo mẫu đánh trẻ man rợ như vậy? Tại sao có người đi tù oan cả thập kỷ?...
Vấn đề quan trọng khác, theo tôi, là tôn giáo. Con người ta luôn cần một niềm tin làm bệ đỡ tinh thần, để hướng thiện và suy tư. Các lãnh đạo thế giới đã nhận ra điều này. Sự xuất hiện của các linh mục, giám mục, tu sĩ.. trong các sự kiện chính trị lớn đã thể hiện điều này.
Một thời chúng ta vô thần vô thánh, tôi cũng thế, nhưng sau nhiều sự kiện, tôi buộc phải cho rằng, con người phải có một đức tin để răn đe mình trước ham muốn xấu; hướng mình đến khát vọng tốt. Nếu ta chối bỏ tôn giáo sẽ là điều thiệt thòi rất lớn, vì đơn giản: không có một tôn giáo nào hướng con người đến việc xấu, điều ác cả.
Thêm nữa, chúng ta phải thay đổi triết lý giáo dục: con người phải là mục đích chứ không phải phương tiện. Chừng nào con người vẫn là phương tiện của chủ nghĩa này khác là hỏng.
Chúng ta chỉ đi thẳng tới mục tiêu chúng ta đặt ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh! Thế là đủ để chúng ta tập hợp được rất nhiều người ở khắp trong và ngoài nước.
Tôi xin trích lời bình phim Chuyện tử tế: "Không có lòng tin thì con người không thể sống với con người được. Con người đã từ lòng tin thần thánh, lòng tin tôn giáo mà đến lòng tin có chứng cứ. Tin vào những cái đích thật! Lòng tin vốn tự nhiên và mãnh liệt! Lòng tin vốn không thể vay mượn, áp đặt hoặc tước đoạt! Mất lòng tin là mất tất cả!"
Những điều tôi - Trần Văn Thủy - đã viết cách đây 30 năm!
Theo Hoàng Hường - tuanvietnam
Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.
Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.
Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.
Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...
Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.
Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.
ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.
Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ…
Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!
(SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.