Ký ức không đủ sức nuôi hết những tháng ngày sắp đến nhưng đủ để giữ tâm hồn không bị phai nhạt khi phải lìa xa nơi cố quận. Không hiểu bằng cách gì mà dù ở đâu, người xứ này một khi đã nhận ra nhau dù cùng trời cuối đất đều tìm cách mà gần gụi nhau trong mỗi nết ăn nết ở.
Những năm gần đây mỗi cuối mùa đông người ta thường thấy nhiều đoàn người lủ khủ dắt nhau về từ muôn nẻo. Không cần hỏi, chỉ cần ngó nhân dạng là đủ biết từ phương xa về lại. Mà người về cũng nhiều kiểu trạng lắm. Có hôm qua chỗ phố mới sạch tinh tươm, thấy rồng rắn một đoàn già trẻ lớn bé ẵm nhau rổn rảng cười nói trong nhà hàng. Có đứa bé khóc ré lên khi nhìn thấy con nhện bò qua bàn. Có giọng người cha lớn tiếng chê trách nhân viên nhà hàng không khéo dọn dẹp để mất vệ sinh. Không can cớ chi tới mình mà sao nghe lòng chạnh buồn. Chạnh nhớ thuở xưa con nhện béo mẫm kia phải chi vào tay mẹ mình, thể nào cũng thành món thuốc trị chứng “dấm đài” của con em út. Giờ văn minh thì khác lắm rồi. Dù khoảnh khắc ra đi của người cha kia chắc chưa phai nhòa trong ký ức.
Ra phố cuối năm ghé vách tường bám đầy rêu kêu một cốc cà phê vỉa hè, bắt gặp kề cạnh mình một người đàn ông già cũ kỹ. Nhìn cách phục sức biết không phải ở đây nhưng đôi mắt đăm đắm nhìn ra lại chứa đựng cả trời kỷ niệm. Hỏi han vài câu mới hé lộ, dưới giàn hoa giấy phía bên kia đường một thời xưa cũ có bóng hình người con gái ông yêu. Dễ đến bốn mươi năm, hơn một thế hệ đời người đã qua, mà người con gái ấy vẫn còn xanh tươi trong mắt nhìn người cũ. Ông về phố mới hôm qua sau chuyến bay trùng dương ngại ngùng.
Ký ức của những người thế hệ trước ra đi vẫn còn nhớ như in vài bến đò bên dòng sông hò hẹn. Chỗ đó giờ hết dấu vết rồi, vậy mà làm sao khi đứng lại dáng cũ cứ như vẫn đi về trong sương. Câu thơ ai xưa viết cho Kh. “Ta đưa em qua đò tháng Chạp/ chiều nay hoa trắng rụng tơi bời…” hình như đóng đinh vào nơi này, để mãi mãi vẫn còn một bến đò tình im lặng tận lòng người trong cuộc.
Cuối năm mưa nắng đỏng đảnh chán chê rồi sau đó Huế thật sự trở lại với mình.
Mùa đông, sương giăng mắc mơ hồ. Lạnh lãng đãng. Mưa nhỏ nối dây thành dòng thành sợi miên man. Qua phố loanh quanh lại nhớ con đường ngập thơ trên hai dãy long não xanh um có bài thánh ca vô cùng dắt tình lên Phủ Cam một chiều nào không rõ. Không hiểu sao đi trên đường đó, lòng lại nghĩ về hai người bạn già cỗi mỗi cuối năm lại lặn lội từ xứ sở sương mù nơi nao về đây chỉ để ngắm nắng chạy dọc hai hàng long não. Ngồi im lặng nhìn xuống con phố hiền hòa. Nhìn những vết tích còn lưu dấu trên bức vách ơ hờ. Nhìn đôi mắt người ở ngó chốn xa xăm. Nhìn những vệt nắng chạy long lanh dưới tán lá xanh um. Nghe đôi ba con chim sẻ ríu rít ngoài khung cửa màu xanh.
Cũng đã một vài lần vào ngày cuối năm tôi ghé lại ngôi nhà nhỏ màu xanh có một người nằm bệnh và ngồi một góc nhỏ, giở vài trang sách lục lọi đâu đó dưới tận cùng cái kệ. Bao giờ cũng vậy. Một đĩa bánh nhỏ trước mặt. Một ly gì đấy, cà phê nâu sóng sánh, hoặc ly vang nồng nồng, hoặc tách trà nghi ngút khói ủ vừa đủ ấm nóng bàn tay. Thảng hoặc một ly rượu nặng bao giờ cũng rót vừa khéo khỏi chạm đáy cốc. Những ngày tháng đó, người nằm im lặng trên giường, đôi mắt không mở không khép, mặt người không buồn không vui. Chỉ một người phụ nữ già, một người thiếu phụ trung niên lui tới ríu rít như đôi chim. Những khi như thế, mới chợt nhận ra yên bình không hề phải mất công tìm kiếm. Yên bình chỉ đơn giản là một sự lặng im. Chỉ cần ngồi lặng lẽ đôi hồi rồi về. Khi ra đến cửa sẽ gặp những bức tranh của nhiều người khác nằm im ắng trên tường. Nhìn vào, thấy lòng rộn lên nhiều khao khát, những khao thát thèm thuồng về một gia tài hào sảng của những người đã từng lưu lại nơi đây. Thấy yêu những huyền thoại thêu dệt thành những câu chuyện cổ nơi này. Con đường vì thế trở thành lối dẫn vào Tuyệt tình cốc. Nơi cất giấu thứ Độc tình hoa quyến rũ không ngừng kia. Nơi ở đó có thể hiệp khách hành buông đao rớt kiếm, thì đao kiếm vẫn vô tình sát thương nhiều tâm hồn chị em nhi nữ thường tình.
Nên khi nghe trời đất trả lại cho Huế những tâm tính mềm mại như một ngày cuối năm, là lúc nghe lại những khúc hát liêu trai dành cho xứ sương mù màu tím, đọc lại những trang văn tình tự để lắng lại trái tim mình. Xứ này thời gian dường như trôi chậm. Không hối hả ngược xuôi mà thong dong đài đệ như tính cách Mệ muôn thời. Ngay cả nhớ cũng chầm chậm, như một ngày cuối năm về lại, vẫn thấy trong yêu thương con phố quá đỗi dịu dàng…
T.H
(TCSH432/02-2024)
NGUYỄN THỊ THANH SUNGLGT:Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, cựu giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn, dạy tiểu học ở Quảng Tín (Quảng Nam ngày nay). Năm 1973, lấy Bill Fleming cố vấn an ninh tại Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế. Năm 1974, bà theo chồng qua định cư ở Mỹ. Bill vẫn tiếp tục phục vụ trong Bộ Ngoại Giao. Hiện bà sống cùng gia đình tại Potomac, Maryland .
NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Rút từ tuyển tập Hồn mai – tuỳ bút – NXB Thuận Hoá và Công ty Văn hoá Phương Nam phối hợp thực hiện, năm 2008)
TRẦN ĐƯƠNG(Viết theo lời kể của một số cán bộ và sinh viên, học sinh Việt Nam, từng công tác và học tập tại Liên Xô)
LÝ HẠNH Đất trời đã bước vào độ cuối xuân, vẫn còn những cơn mưa bụi lất phất và cái rét dìu dịu thả xuống nhân gian như những sợi tơ trời.
ĐỖ KIM CUÔNG Câu chuyện của 27 năm về trước...
PHƯƠNG LAN LTS: Sông Hương nhận được tin và bài về một phụ nữ "nuôi mộ liệt sĩ" đã 15 năm, nay muốn trả lại cho gia đình của liệt sĩ nhưng không biết nhắn gửi vào đâu. Vì câu chuyện nghĩa cử đầy cảm động này và vì không chỉ là thông tin nên Sông Hương xin in luôn cả bài viết sau đây, mong bạn đọc xa gần, trong điều kiện có thể được thì nhắn tin sớm cho gia đình người liệt sĩ này.
NGUYỄN HỮU THÔNGĐã từ lâu lắm, chúng tôi mới có dịp gặp gỡ đông đủ như thế này. Nhận ra nhau rồi mới giật thót mình nhìn lại; ai cũng tưởng chỉ mới hôm qua, và cái khoảng mơ hồ dẫn đến hôm nay, sao đã làm tóc mọi người bạc đi nhiều thế.
LÊ QUÝ LONGThông lệ cứ mỗi buổi sáng uống xong cốc càphê tôi đến mở phòng tranh. Ngày 1 tháng 11 năm 1999 chừng tám giờ sáng, ngoài đường nước đã lên phủ khắp mặt nhựa. Suốt đêm qua cho đến lúc này trời vẫn mưa to.
ĐỖ KIM CUÔNG Ấn tượng dai dẳng trong tôi mỗi khi nhớ về Huế vẫn là những trận mưa rả rích kéo dài lê thê hết ngày này sang ngày khác. Mưa có khi cả tháng trời. Mưa ngày rồi lại mưa đêm. Có lúc những cơn mưa rào kéo sầm sập như thác đổ. Lúc mưa nổi bong bóng nước. Mưa rừng càng buồn nản hơn.
ĐỖ KIM CUÔNG Cái ấn tượng không lấy gì làm vui vẻ và đẹp đẽ của tôi về chị xảy ra vào những ngày đầu tiên khi tôi trở thành người lính của đại đội 3, K10, thuộc công trường V về trụ bám ở vùng giáp ranh Hương Trà.
ĐẶNG NHẬT MINHCha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An Cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày thoát ly lên rừng (mùa hè 1966), tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường được Thành ủy cho ở trong một cái nhà lá dựng ở lưng chừng một ngọn đồi sau dãy núi Kim Phụng. Đến bữa có người phục vụ bưng cơm lên ăn. Thật thoải mái, không phải lo sinh nhai, không phải lo giữ lời ăn tiếng nói sao cho hợp pháp, không còn sợ bị bọn mật vụ, CIA đến viếng nhà, đến trụ sở đấu tranh "hỏi thăm sức khỏe".
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGMột hôm nhân rỗi việc, tôi ngồi thả câu nơi một bến đá quen thuộc ven sông Hương. Chỗ này cá nhiều ăn không kịp giật. Bỗng cái phao của tôi trôi đi vùn vụt như thể có người kéo. Tôi vung mạnh tay, một chú cá chép mắc câu nhảy đành đạch trên mặt cỏ. Bất ngờ nó thở hổn hển và nói với tôi bằng tiếng người: rằng nó là con vua Thuỷ Tề, đi tuần thú dọc sông Hương, đã bị tôi bắt được. Nó năn nỉ xin tôi thả ra, sau đó nó sẽ đền ơn bằng cách thực hiện cho tôi ba điều ước.
TRẦN HOÀNG PHỐKỷ niệm 45 năm thành lập Đại học Huế (1957-2002)1. Mặt trời, mặt trăng vẫn rạng rỡ soi, có lẽ cả ngàn năm trên cái giải đất Phú Xuân-Huế cỏ hoa thơ mộng, diễm kiều và tịch lặng này.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN Tôi đỗ vào Đại học Sư phạm Huế năm 1962. Lúc ấy tôi đã có Chứng chỉ Dự bị (Propédeutique) bên trường Đại học Văn khoa.
THOMAS MANNMANN, PAUL THOMAS, nhà văn Đức (1875- 1955). Sinh tại Lüberk trong một gia đình thương gia lớn. Cha là Johnann Heinrich Mann - một thượng nghị sĩ, đồng thời là thương gia. Mẹ là Julia con gái của một chủ trang trại người Đức và một phụ nữ gốc Bồ Đào Nha.
TRUNG SƠNĐó là truyện ngắn “Ngựa người và người ngựa” của cây đại thụ trong làng văn Việt : nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc, thể hiện rõ phong cách “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” nên đã hai lần được lấy làm tên các tập truyện ngắn của ông. (Lần đầu, do nhà Mai Lĩnh xuất bản năm 1934 và lần thứ hai do Nhà xuất bản Văn học in năm 1988).
XUÂN TÙNGNgày đầu xuân ở nước ta có nhiều phong tục đã được tồn tại lâu đời như tục xông đất, hái lộc, mừng tuổi: Vào những ngày đầu xuân, các tầng lớp nho sĩ còn có tục khai bút, cho chữ... vừa là thú vui, vừa là cung cấp cho những người thích xin chữ, xin câu đối về treo. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thú vị.
PHẠM THỊ CÚCMột ngày đẹp trời chúng tôi “lên đường” bằng... ô tô, đi câu cá ở một cái hồ xa xôi tận miền đông bắc nước Mỹ.
VĨNH NGUYÊNTrước mặt tôi là thăm thẳm sâu hút chập chùng xanh đến rợn người mà thích thú làm sao! Hồ Truồi trong vắt dưới chân như ta có thể rơi tòm xuống đó nếu không may để sẩy bước hụt. Và, sau lưng tôi là chót đỉnh Bạch Mã gần kề như chỉ còn một tầm tay với. Nơi đây, mang cái tên lộng lẫy: Vọng Hải Đài!