Khai bút đầu xuân

09:42 31/07/2008
XUÂN TÙNGNgày đầu xuân ở nước ta có nhiều phong tục đã được tồn tại lâu đời như tục xông đất, hái lộc, mừng tuổi: Vào những ngày đầu xuân, các tầng lớp nho sĩ còn có tục khai bút, cho chữ... vừa là thú vui, vừa là cung cấp cho những người thích xin chữ, xin câu đối về treo. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thú vị.

Minh niên khai bút, bút khai hoa
Vạn sự giai thành phú quý đa
Đa tử đa tôn, đa phúc lộc
Đắc tài đắc lợi, đắc danh gia.
Thường thường vào sáng Mồng Một Tết, một số người yêu thích văn chương ngồi vào bàn văn để "khai bút đầu Xuân" bằng một bài thơ hoặc một trang văn, để mở đầu một năm mới cho tình đời và sự nghiệp. Những bài thơ "khai bút" thù tạc giữa bạn bè đầu xuân với nhau, sau này, cũng có nhiều bài đã đóng góp vào sự nghiệp sáng tác của tác giả.
Khai bút của các nhà túc nho, của các ông đồ càng phong phú và đa dạng. Đó là việc cho chữ, cho câu đối. Xưa, khai bút của các nho gia sĩ tử toàn bằng chữ nho. Bên cạnh những thú chơi treo tranh dân gian là những đại tự hay câu đối bằng mực tàu chữ nho trên giấy hồng điều. Chữ nho trải ra trên giấy hồng với nét bút điêu luyện tạo thành những nét tạo hình siêu thoát, bằng một bức tranh chữ. Chơi chữ là cách chơi tinh thần thanh khiết. Từ nét chữ, người xem đoán được cả nết người. Nhìn nét chữ, người ta bình rằng chữ này nhục tự là chữ thịt của hạng người tầm thường. Chữ kia là cốt tự là chữ viết cứng như xương của kẻ có cốt cách phi thường. Chữ nho cũng có nhiều cách viết của cùng một chữ. Kiểu chữ triện là kiểu chữ khắc trên mai rùa cổ xưa nhất, sau này dùng trên các dấu triện. Kiểu chữ chân viết đầy đủ các nét ngang, dọc, chấm, phẩy... đầy đủ kiểu chuẩn hóa trong các văn bản chính qui. Kiểu chữ thảo (có nghĩa là viết tháu như cây cỏ) là một kiểu viết phóng khoáng không bị bó buộc, nhìn chữ viết thảo như rồng bay phượng múa. Tùy từng cách viết của từng người của từng hoàn cảnh khác nhau khi khai bút hay cho chữ người đến xin.
Trong việc cho chữ, cho câu đối xưa nay cũng có nhiều giai thoại.
Vào ngày đầu xuân, một nông dân trong vùng đến nhà cụ Yên Đổ:
- Cháu kiếm một cơi trầu đến thưa với cụ, xin cụ một đôi câu đối về thờ ông cháu trong ngày xuân.
Nhà thơ tủm tỉm cười, lấy ngay giấy bút ra viết:
Kiếm một cơi trầu, thưa với cụ
Xin đôi câu đối để thờ ông
Yên Đỗ chỉ làm gọn lại câu thưa của người xin chữ, thành một câu đối bình dị.
Và một lần, một viên tri huyện vừa tham vừa keo kiệt, mà thích chơi sang và sính chữ. Hắn đến nhà Nguyễn Khuyến, xin mấy chữ về treo ở công đường. Biết rõ tim đen của viên tri huyện nhà thơ bèn ngã giá:
- Được, chữ thì có, nhưng đắt giá lắm. Mỗi chữ mười quan. Thầy cần mấy chữ cứ tính ra mà lấy.
Viên tri huyện bấm bụng xin cụ Tam Nguyên bốn chữ. Nguyễn Khuyến bèn viết cho hắn bốn chữ:
Thiên lý lương nhân
Có nghĩa là nghìn dặm người tốt. Quan huyện mừng khấp khởi mang về chạm thành bức đại tự sơn son thiếp vàng, treo giữa công đường.
Có một người đến cửa quan, thấy bức đại tự đó; bèn nói với quan huyện là ai cho bốn chữ kia là nhằm chửi quan là kẻ tham ăn: Bởi chữ thiên lý lương nhân là chiết tự của hai chữ TRỌNG THỰC - tức là trọng miếng ăn. Viên quan huyện tức lắm, nhưng chẳng làm gì được tác giả.
Nói đến khai bút đầu xuân, là nhớ đến bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay"
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ở đây chẳng những cho chữ, mà còn bán chữ để kiếm miếng ăn của những ông đồ nghèo.
Tục khai bút, cho chữ vào những ngày xuân đến nay vẫn tiếp tục duy trì trong nhiều thế hệ. Từ khai bút, cho chữ đến nghệ thuật thư pháp cũng là cả một quá trình chơi của các thi nhân mặc khách. Ngày nay nhiều nhà nho vẫn tiếp tục thú vui cho chữ để các bạn bè đem về treo ở nhà mình. Các nhà thâm nho Hoàng Trung Thông, Tào Mạt trước đây, hay các cụ Bùi Hạnh Cẩn, Tú Sót vào những ngày đầu xuân thường khai bút cả chữ nho lẫn chữ quốc ngữ. Mấy xuân gần đây, ở Văn Miếu hoặc dọc đường Bà Triệu, Hà Nội, một số nhà nho đã mở triển lãm thư pháp và bày tranh chữ cho khách tham quan. Và tại Văn Miếu vào một ngày đầu xuân, nhà họa tự Lê Xuân Hòa đã viết và tặng chữ cho nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lớp trẻ ngày nay cũng yêu chuộng trò chơi này. Những "ông đồ trẻ" như Ngô Văn Phú, Đỗ Chu , Phạm Minh Hải... cũng tập tò cho chữ để bạn bè mang về treo ở phòng văn của mình.
Chơi chữ (hay cho chữ) của tục khai bút đầu xuân là một thú chơi văn hóa, thanh cao. Đến một nhà ai đó, gặp trên tường hay giá sách một chữ PHÚC, chữ ĐỨC hay chữ THẦN, chữ PHẬT... hoặc một bài thơ chữ thảo "phượng múa rồng bay" như một bức tranh điểm xuyết cho căn phòng ấm cúng, vui trẻ.
X.T

(nguồn: TCSH số 156 - 02 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  •                     Bút ký

  • Đi dọc những triền đê mùa xuân thấy ngọt ngào hương cỏ mật. Chợt gặp chiều phiêu linh trên dòng sông Sò. Con sông vươn tay một cái là chạm ngay vào biển. Khói ráng lênh đênh đuổi nhau trên cửa Hà Lạn.

  • Buổi sáng sớm cuối năm, tôi chạy xe qua đường Chi Lăng - phố cổ Gia Hội và bất chợt gặp đôi triêng gióng của một mệ già đang đi ngược đường. Tôi định dừng lại bấm một chiếc ảnh, nhưng đường đang đông người nên thôi.

  • Nhiều người đi xa lâu ngày khi nhớ về thành phố thường thắc tha thắc thỏm, phố bây chừ còn những lối xưa, người bây chừ còn giữ những nếp xưa, có còn những nét mềm mại hiền ngoan đã từng níu biết bao ánh nhìn mỗi khi có một ai phải dứt áo xa quê.

  • Sông Hương chảy xuyên suốt vào lòng đô thị Huế. Những phù sa, trầm trích sông để lại, tạo nên một Cố đô đầy kiêu sa, hiền từ, thư thả giữa trời mây.

  • VĨNH QUYỀN

               Bút ký

  • LỮ MAI
                   Bút ký

    Như lời hẹn hò từ trước với bà con - “Nhớ lên bản mùa táo mèo nở rộ” - chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                                Tùy bút

    Cái không khí Tết đến, xuân về đã kề cận thật rồi, chợt nghe ai đó đọc câu thơ cũ: “Một chén xuân đưa vạn dặm tình/ Cỏ thơm đứt ruột nát lòng oanh.

  • NGUYỄN HỮU TẤN
                         Bút ký

    Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
                                        (Hò giã gạo Huế)

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA

                           Tùy bút

  • HƯƠNG GIANG

               Ghi chép

  • TRẦN BẠCH DIỆP

              Ghi chép

  • LÊ HIẾU ÁNH

                     Ký

  • VÕ MẠNH LẬP
              Ghi chép

    Sau trận Ca-mác, đồn Lai Hà được dựng lên. Làng mạc san sát bây giờ dân bị gom lại, nhà cửa, bờ tre, cây cối bị san bằng không còn một cành cây, ngọn cỏ.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            Bút ký

    Nói đến thú chơi hoa cảnh, người ta thường nhớ ngay tới những vườn đào Nhật Tân, những vườn lan Đà Lạt, chim cảnh trăm giống Sài Gòn, cá vàng ngũ sắc Hải Phòng. Ít ai nghĩ rằng Huế cũng là đất chơi hoa. Mặc dù cái tên Cố đô Huế đã rất quen, rất thân thuộc với mỗi người.

  • NGUYỄN HỮU TẤN

    Nước non còn đó muôn đời
    Ai chia được nước, ai dời được non

                            ("Lý tình tang" Huế)

  • NGUYỄN KINH BẮC

    "...Mình biết, mỗi người đều có một Huế riêng cho mình. Riêng với mình, Huế bắt đầu là ở câu thơ này:
    "Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng
    Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai".

  • NGUYỄN NGỌC LỢI

    Cả tuần nay mới thực sự đông. Tinh mơ tốc chăn, mở cổng ra đường, cái rét buôn buốt phả vào nhưng nhức tê tê nơi da mặt.

  • TRƯƠNG BÁ CHU UYÊN
                           Tùy bút

    Mai vàng có ở nhiều nơi, nhất là từ Huế trở vào miền Nam, cứ đến mùa xuân hoa mai nở rộ, khoe sắc. Hoa mai tượng trưng cho người quân tử, mang cốt cách thanh cao, khoáng đạt.

  • VÕ MẠNH LẬP

    Âm vang tiếng nổ ở cầu Ông Thượng chưa dứt thì hàng loạt tiếng súng các cỡ rộ lên chĩa mũi vào làng Lại Thế.