Chị tôi nuôi mộ liệt sĩ

15:59 04/09/2008
PHƯƠNG LAN                     LTS: Sông Hương nhận được tin và bài về một phụ nữ "nuôi mộ liệt sĩ" đã 15 năm, nay muốn trả lại cho gia đình của liệt sĩ nhưng không biết nhắn gửi vào đâu. Vì câu chuyện nghĩa cử đầy cảm động này và vì không chỉ là thông tin nên Sông Hương xin in luôn cả bài viết sau đây, mong bạn đọc xa gần, trong điều kiện có thể được thì nhắn tin sớm cho gia đình người liệt sĩ này.


Chị tôi, Trương Thị Dư ở thôn Hoàng Viễn, xã Sơn Thủy, Lệ Thuỷ, Quảng Bình, chồng bị bệnh, không sinh con nhưng có hai đứa con nuôi. Chị tần tảo nuôi chồng, nuôi con và âm thầm nuôi một ngôi mộ liệt sĩ trong mảnh vườn nhà mình suốt mười lăm năm nay.
Nếu tháng tám vừa rồi, tôi không về quê tìm hài cốt của một người chị ruột khác bị thất lạc trong chiến tranh thì không biết có bao giờ chị Dư tôi nói ra cái uẩn khúc về ngôi mộ ấy? Cũng như phong tục bao miền quê khác, ở làng tôi, người ta vốn kiêng táng mồ mả trong vườn. Ấy vậy mà chị Dư tôi đã vượt qua cả tập tục, bí mật làm chuyện đó!
Từ ngày đất nước đổi mới, việc tìm mộ nói chung, tìm mộ liệt sĩ nói riêng bằng phương pháp "tâm linh" mà trước đây bị coi là mê tín dị đoan đã được ghi nhận lại một cách thận trọng bằng hiệu quả của nó. Ở Quảng Trị, vùng chiến trận khốc liệt, máu xương đồng bào, đồng chí, đồng đội đổ xuống và chìm khuất trong lòng đất nhiều vô kể mà hơn hai mươi năm qua vẫn chưa tìm hết được. May thay, vùng đất ấy tự dưng xuất hiện vai người có khả năng đặc biệt "truy cập hài cốt". Họ đã chỉ ra chính xác hàng vạn ngôi mộ bị xói mòn dấu vết mà thân nhân của nó đã từng buông tay trong niềm ân hận.

Tiếng lành đồn xa, từ thành phố Hồ Chí Minh, tôi cất công ra Quảng Trị mời một người là thầy Hai về quê tìm mộ cho chị ruột của mình. Việc tìm ra mộ chị tôi là một kỳ công và cũng la một điều kỳ bí. Lúc đầu, mọi người trong nhà chưa tin lắm. Bởi vậy, ai cũng lầm rầm khấn nguyện một điều gì đó trước vong linh người quá cố để nhằm "trắc nghiệm" và đến khi ráp lại đều thấy linh ứng. Sau bữa cỗ cúng cho chị tôi được mồ yên mả đẹp, mọi người tuỳ nghi nghỉ trưa. Riêng thầy Hai cứ xẩn vẩn đứng ngồi không yên. Thầy đi ra dạo quanh vườn chị Dư trong tư thế lò dò nghi hoặc. Chị Dư tôi bỗng như người có tật giật mình theo ra ướm hỏi:
- Chú muốn tìm chi rứa?
- Trong vườn chị có mộ phải không?
- Răng chú biết?
- Biết chứ! Liệt sĩ hẳn hoi! Họ nằm ở đây mười lăm năm rồi. Bộ hài cốt này bị ăn cắp hai lần, đến tay chị và nhờ tay chị mới giữ lại được không thì đã mất tích.
Chị Dư vừa bất ngờ vừa cảm động trước việc "nói như thần" của thầy Hai và đã giãi bày sự thật.
Vào lúc 10 giờ ngày 8 tháng 3 năm 1987, khi đi làm về, chị Dư phát hiện sau vườn nhà mình có một túi du lịch lạ. Vì nhà ở gần đường tàu nên chị nghĩ đây là hành lý của khách trên tàu bị rớt xuống. Xách lên thấy nặng, chị tò mò mở ra xem thì thấy một bộ hài cốt còn nguyên được gói trong 2 lớp ni lông. Thời điểm ấy, ở ga Mỹ Sơn, cách nhà chị Dư 500 mét, người ta cũng chào xáo chuyện một hành khách đi trên chuyến tàu -Bắc mang hài cốt người nhà là liệt sỹ bị mất cắp ở gần đó. Nghe vậy nhưng người khách đã đi mất tăm rồi biết đâu mà trả lại. Chị Dư rơi vào một tình thế khó xử. Mình chị với đồng lương công nhân nông trường ít ỏi, nuôi bốn miệng ăn không đủ, lấy đâu ra tiền để chôn cất nắm xương xấu số ấy cho tử tế. Chị thắp hương cầu nguyện nhờ vong linh phù hộ... Và điều bất ngờ lại đến trong vườn chị Dư một lần nữa vào ngày hôm sau. Lần này là một can dầu hoả, không biết ai ném vào. Thời đó, dầu hoả hiếm và có giá lắm. Chị bán can dầu, đủ tiền đóng hòm mua lễ vật đầy đủ như người ta làm lễ cải táng vậy. Từ chuyện can dầu, chị Dư nghĩ bụng, người lính này linh thiêng lắm nên đã thủ mộ lại trong vườn để thờ phụng. Từ đó hàng năm, cứ đến ngày 8-3, chị Dư lại làm một mâm cơm cúng coi như ngày giỗ chính thức. Các ngày lễ, ngày Tết, chị cũng đều thắp hương tảo mộ.
Chị Dư kể xong câu chuyện bí mật của mình, thầy Hai đắc ý chắp vào:
- Cách đây không lâu, có một người ở Nghệ An đến gặp tôi nhờ tìm bộ hài cốt ấy. Chính người đó đã vào tận nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang đào trộm hài cốt ruột thịt của mình mang về quê từ mười lăm năm trước. Không may, bọn đạo chích trên tàu theo dõi, chúng tưởng túi trầm hoặc của cải gì đáng giá lắm mới đánh cắp. Bộ hài cốt bị mất cắp hai lần là vậy đó. Họ kể lại đúng ngày tháng bị mất, địa điểm bị mất như chị đã biết. Khi vào nhà chị, tôi đã ngờ ngợ...
Chị tôi nghe xong lấy làm băn khoăn:
- Chừ làm răng chú hè?
- Phải trả lại cho người ta chứ làm răng nữa!
Chị tôi tỏ ra bối rối và lo lắng dường như chị cảm nhận được rằng đã đến lúc và đến lượt mình phải mất một cái gì đó còn lớn hơn cả ngôi mộ. Chị tôi vốn hiền như đất, thật như đếm. Mới hơn sáu mươi tuổi nhưng do cảnh nhà túng bấn nên trông chị già hơn nhiều lắm. Đã có lúc chị nghĩ đến chuyện trả lại bộ hài cốt cho thân nhân của nó nhưng sống trong cảnh hẻo lánh thông tin, không sách báo, không ti vi, không điện đài biết nhắn gửi vào đâu?
Khi tiễn tôi đi, chị rưng rưng nói: "Em làm báo có biết mấy ông ti vi thì nhờ họ nhắn giùm cho chị với kẻo tội".
Tôi ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trên đây và mong tin này sớm đến được với gia đình người liệt sỹ, dù chị tôi phải mất đi một niềm an ủi từ trong thăm thẳm của tâm linh.
P.L
(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  •                     Bút ký

  • Đi dọc những triền đê mùa xuân thấy ngọt ngào hương cỏ mật. Chợt gặp chiều phiêu linh trên dòng sông Sò. Con sông vươn tay một cái là chạm ngay vào biển. Khói ráng lênh đênh đuổi nhau trên cửa Hà Lạn.

  • Buổi sáng sớm cuối năm, tôi chạy xe qua đường Chi Lăng - phố cổ Gia Hội và bất chợt gặp đôi triêng gióng của một mệ già đang đi ngược đường. Tôi định dừng lại bấm một chiếc ảnh, nhưng đường đang đông người nên thôi.

  • Nhiều người đi xa lâu ngày khi nhớ về thành phố thường thắc tha thắc thỏm, phố bây chừ còn những lối xưa, người bây chừ còn giữ những nếp xưa, có còn những nét mềm mại hiền ngoan đã từng níu biết bao ánh nhìn mỗi khi có một ai phải dứt áo xa quê.

  • Sông Hương chảy xuyên suốt vào lòng đô thị Huế. Những phù sa, trầm trích sông để lại, tạo nên một Cố đô đầy kiêu sa, hiền từ, thư thả giữa trời mây.

  • VĨNH QUYỀN

               Bút ký

  • LỮ MAI
                   Bút ký

    Như lời hẹn hò từ trước với bà con - “Nhớ lên bản mùa táo mèo nở rộ” - chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                                Tùy bút

    Cái không khí Tết đến, xuân về đã kề cận thật rồi, chợt nghe ai đó đọc câu thơ cũ: “Một chén xuân đưa vạn dặm tình/ Cỏ thơm đứt ruột nát lòng oanh.

  • NGUYỄN HỮU TẤN
                         Bút ký

    Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
                                        (Hò giã gạo Huế)

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA

                           Tùy bút

  • HƯƠNG GIANG

               Ghi chép

  • TRẦN BẠCH DIỆP

              Ghi chép

  • LÊ HIẾU ÁNH

                     Ký

  • VÕ MẠNH LẬP
              Ghi chép

    Sau trận Ca-mác, đồn Lai Hà được dựng lên. Làng mạc san sát bây giờ dân bị gom lại, nhà cửa, bờ tre, cây cối bị san bằng không còn một cành cây, ngọn cỏ.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            Bút ký

    Nói đến thú chơi hoa cảnh, người ta thường nhớ ngay tới những vườn đào Nhật Tân, những vườn lan Đà Lạt, chim cảnh trăm giống Sài Gòn, cá vàng ngũ sắc Hải Phòng. Ít ai nghĩ rằng Huế cũng là đất chơi hoa. Mặc dù cái tên Cố đô Huế đã rất quen, rất thân thuộc với mỗi người.

  • NGUYỄN HỮU TẤN

    Nước non còn đó muôn đời
    Ai chia được nước, ai dời được non

                            ("Lý tình tang" Huế)

  • NGUYỄN KINH BẮC

    "...Mình biết, mỗi người đều có một Huế riêng cho mình. Riêng với mình, Huế bắt đầu là ở câu thơ này:
    "Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng
    Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai".

  • NGUYỄN NGỌC LỢI

    Cả tuần nay mới thực sự đông. Tinh mơ tốc chăn, mở cổng ra đường, cái rét buôn buốt phả vào nhưng nhức tê tê nơi da mặt.

  • TRƯƠNG BÁ CHU UYÊN
                           Tùy bút

    Mai vàng có ở nhiều nơi, nhất là từ Huế trở vào miền Nam, cứ đến mùa xuân hoa mai nở rộ, khoe sắc. Hoa mai tượng trưng cho người quân tử, mang cốt cách thanh cao, khoáng đạt.

  • VÕ MẠNH LẬP

    Âm vang tiếng nổ ở cầu Ông Thượng chưa dứt thì hàng loạt tiếng súng các cỡ rộ lên chĩa mũi vào làng Lại Thế.