HÀ LINH
1.
Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.
Minh họa: Nhím
Những gì xảy ra phía trước ấy ta chưa biết? Đón bước chân ta qua cái khổ của đời người. Không trở lại cuộc đời từ một đứa bé thơ ngây. Tìm kiếm chính mình xác lập hiện hữu con người trong tái sinh.
2.
Bởi trong cuộc tuần hoàn đó trở lại cuộc đời ta tìm thấy ta những gì? Sự sống bơ vơ không nhà. Cái chết ngu ngơ trong chiến tranh hoặc khuất bóng trong cô đơn?
Đứng lại bên bờ cuộc đời đìu hiu ta định cho ta một cái gì? Một cách sống trong hoàn cảnh khổ đau kết nối như những mắt xích bất hạnh. Ta rong ruổi đời mình qua những đôi dép rách những bộ quần áo nhầu nát. Biểu hiện đói nghèo. Những đồng bạc lẻ và những nẻo đường vô định. Bóng tối. Những giai khúc đơn điệu đẫm trên cảm xúc ta những nốt nhạc buồn.
Dừng lại bên bờ cuộc đời ta thấy ta trong quán nhỏ. Góc phố vắng. Ly cà phê và thấy ta yêu đương trong từng hơi thở ấm. Ta nhận ra ta là gì? Em ở nơi nào đó xa cách với thương yêu. Trong cuộc hành trình đó ta bơ vơ.
Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên tìm kiếm chính mình trong tiến hóa nhân loại và điều đó có nghĩa gì không? Sự cứu thế. Việc cứu rỗi tinh thần có trên thân phận con người. Khải thị Chân lý từ định mệnh người bị giết trên Thánh giá. Nào ai biết? Ta phiêu linh trong lầm than cuộc sống. Bóng dáng bà mẹ hiền. Những đứa trẻ ngây thơ và quê hương nơi ta không chốn dung thân.
Dừng lại bên bờ cuộc sống ta đã nghĩ ra một điều gì đó nơi hạnh phúc con người. Một ngôi nhà. Người vợ và những đứa con. Tuổi tác già nua bệnh hoạn và sự chết. Chỉ có thế thôi sao? Ta nhỏ xuống thân phận những giọt nước mắt và phiêu du trong lầm than với dấu tích người trên 2 bàn tay.
Ta hái những bông hoa cắm vào chiếc bình thủy tinh. Phiêu lãng với Hesse. Ngổn ngang với Krishnamurti để nhận ra cái tự do của con người. Tự do đầu tiên và cuối cùng. Ta trầm tư với Sartre và chuyển hóa với Nietzsche. Ta mỉm cười với cuộc đời. Em đang ở đâu trong mắt em ta là kẻ khổ đau tìm kiếm và ai đó bên trong những giáo đường đang dõi theo lời Thiêng của Chúa.
Cuộc sống lang thang. Con đường xa tắp phía trước sẽ đưa ta đến đâu? Trên đỉnh bình yên. Là Niết Bàn? Là địa ngục? Là giải thoát ra khỏi cuộc tuần hoàn ấy và sự lựa chọn của ta. Không thế ta là gì? Đắm chìm trong mê tối. Khuất bóng trong bao kiếp luân hồi trôi nổi. Ký ức tan vỡ. Ta không tìm thấy ta nữa. Cát bụi trở về cát bụi. Đìu hiu và nghĩa trang. Nào ai biết? Kẻ biết ta đã chết người nhớ ta đã quên. Không bóng quê hương. Không mẹ. Không người và em ở tận những nơi nào đó.
*
Con đường xa tắp những chuyến đi vô định. Cô đơn. Bỏ lại góc đời diễm ảo và thân phận. Hơi thở nhạt. Không hy vọng. Nguôi quên. Tiếc nuối và bản năng. Những điều ta biết đó không có nghĩa gì. Tuần hoàn luân chuyển. Khởi lên trong ta thương tích đời người và yêu dấu. Gói thuốc lá. Que diêm. Những góc phố và người quen. Quán bánh bèo. Bún giò chả và đêm khuya khoắt. Ta rong chơi trên những chiếc lá vàng. Con đường và mùa thu. Tuổi thơ trôi qua đọng trong ta cuộc tình ấm.
3.
Hành trình và Niết Bàn. Những con đường xa tắp kia ta thắp cho ta một ánh lửa soi bóng mình trong đêm tối. Ta thấy ta là gì? Kẻ cô đơn lựa chọn Niết Bàn và trần thế. Giải thoát hoặc chìm đắm trong luân chuyển của luân hồi. Ta lựa chọn cho ta lòng tin và rời bỏ yêu thương thế tục. Con đường xa tắp phía trước kia sẽ đưa ta đến đâu? Điều bâng khuâng đó rằng ta là con người một lần từ bỏ tất cả. Trên chuyến tàu kia ta là hành trình đơn độc. Trong đêm tối kia ta từ bỏ cuộc đời. Những con sóng kia nơi biển cả. Ta cô đơn. Không thế ta sẽ là gì?
Tồn tại trong hư ảo. Tồn tại chốn thiên đường hoặc lạc lõng trong bao kiếp luân hồi. Nào ai nhớ?
4.
Hư ảo và thời gian. Rớt xuống trong ta một chiếc lá. Giọt nước mắt trên những cảnh đời khốn khổ. Dừng lại bên bờ cuộc đời ta biết những gì? Cuộc sống phù du lãng quên và quy luật tuần hoàn tội lỗi. Ta từ bỏ cuộc sống hư ảo hoặc trở lại cuộc đời từ một đứa bé ngây thơ...
5.
Chuyến tàu lao nhanh vào đêm tối. Những cuộc đời nghèo. Sân ga. Con đường đến biển phía trước là tình yêu bên kia bờ đại dương. Thấy mình như đã ra khỏi cuộc đời ngắn ngủi. Cô đơn đứng lại bên bờ những chiếc lá rơi trong gió cuốn. Rơi trong ký ức. Một quê hương với những con đường thành phố. Bóng mẹ già. Những đứa trẻ chạy chơi và tiếng hát trong chiều đông. Những chiếc lá vàng. Con đường nơi tuổi thơ ta lớn lên.
Ghế đá và bờ biển. Sóng biếc và mây trời đìu hiu cho ta chút bình yên. Cuộc hành trình kia đưa ta qua thời gian và rời bỏ cơn mộng mị của đời người. Những bước chân rong ruổi tìm kiếm. Rét buốt Tây Nguyên. Đồi thông. Bờ hồ và mây trời mộng ảo. Cô đơn trong đìu hiu. Thác vắng.
Dòng sông. Những con sóng và nước cuốn trôi đưa ta về phía trước trong cuộc hành trình đơn độc. Cô đơn và hư vô. Ánh mắt. Nụ cười. Đón nhận cuộc đời trong chuỗi ngày bình thường và yên phận. Những giọt nước mắt. Nén hương và tang chế. Tiếng khóc của người thân... Đón bước chân ta một lần qua bến bờ vô hạn.
H.L
(SH322/12-15)
CHẾ LAN VIÊN
Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)
NGUYỄN QUANG HÀ
(Bút ký)
Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.
TẠ QUANG BỬU
(Hồi ký)
Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
TRỊNH BỬU HOÀI
Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.
NHỤY NGUYÊN
Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.
ĐÔNG HƯƠNG
Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.
TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)
Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.
DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)
Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
HÀ THÚC HOAN
Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)
Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!
THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.
PHAN QUANG Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.
VÂN NGUYỄN Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)
PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...
TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...
XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.
HỮU THU & BẢO HÂN Ký Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.
VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...
TRẦN THỊ HƯỜNG (*) Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).