Trên đỉnh bình yên

10:41 22/12/2015

HÀ LINH

1.
Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.

Minh họa: Nhím

Những gì xảy ra phía trước ấy ta chưa biết? Đón bước chân ta qua cái khổ của đời người. Không trở lại cuộc đời từ một đứa bé thơ ngây. Tìm kiếm chính mình xác lập hiện hữu con người trong tái sinh.

2.

Bởi trong cuộc tuần hoàn đó trở lại cuộc đời ta tìm thấy ta những gì? Sự sống bơ vơ không nhà. Cái chết ngu ngơ trong chiến tranh hoặc khuất bóng trong cô đơn?

Đứng lại bên bờ cuộc đời đìu hiu ta định cho ta một cái gì? Một cách sống trong hoàn cảnh khổ đau kết nối như những mắt xích bất hạnh. Ta rong ruổi đời mình qua những đôi dép rách những bộ quần áo nhầu nát. Biểu hiện đói nghèo. Những đồng bạc lẻ và những nẻo đường vô định. Bóng tối. Những giai khúc đơn điệu đẫm trên cảm xúc ta những nốt nhạc buồn.

Dừng lại bên bờ cuộc đời ta thấy ta trong quán nhỏ. Góc phố vắng. Ly cà phê và thấy ta yêu đương trong từng hơi thở ấm. Ta nhận ra ta là gì? Em ở nơi nào đó xa cách với thương yêu. Trong cuộc hành trình đó ta bơ vơ.

Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên tìm kiếm chính mình trong tiến hóa nhân loại và điều đó có nghĩa gì không? Sự cứu thế. Việc cứu rỗi tinh thần có trên thân phận con người. Khải thị Chân lý từ định mệnh người bị giết trên Thánh giá. Nào ai biết? Ta phiêu linh trong lầm than cuộc sống. Bóng dáng bà mẹ hiền. Những đứa trẻ ngây thơ và quê hương nơi ta không chốn dung thân.

Dừng lại bên bờ cuộc sống ta đã nghĩ ra một điều gì đó nơi hạnh phúc con người. Một ngôi nhà. Người vợ và những đứa con. Tuổi tác già nua bệnh hoạn và sự chết. Chỉ có thế thôi sao? Ta nhỏ xuống thân phận những giọt nước mắt và phiêu du trong lầm than với dấu tích người trên 2 bàn tay.

Ta hái những bông hoa cắm vào chiếc bình thủy tinh. Phiêu lãng với Hesse. Ngổn ngang với Krishnamurti để nhận ra cái tự do của con người. Tự do đầu tiên và cuối cùng. Ta trầm tư với Sartre và chuyển hóa với Nietzsche. Ta mỉm cười với cuộc đời. Em đang ở đâu trong mắt em ta là kẻ khổ đau tìm kiếm và ai đó bên trong những giáo đường đang dõi theo lời Thiêng của Chúa.

Cuộc sống lang thang. Con đường xa tắp phía trước sẽ đưa ta đến đâu? Trên đỉnh bình yên. Là Niết Bàn? Là địa ngục? Là giải thoát ra khỏi cuộc tuần hoàn ấy và sự lựa chọn của ta. Không thế ta là gì? Đắm chìm trong mê tối. Khuất bóng trong bao kiếp luân hồi trôi nổi. Ký ức tan vỡ. Ta không tìm thấy ta nữa. Cát bụi trở về cát bụi. Đìu hiu và nghĩa trang. Nào ai biết? Kẻ biết ta đã chết người nhớ ta đã quên. Không bóng quê hương. Không mẹ. Không người và em ở tận những nơi nào đó.

*

Con đường xa tắp những chuyến đi vô định. Cô đơn. Bỏ lại góc đời diễm ảo và thân phận. Hơi thở nhạt. Không hy vọng. Nguôi quên. Tiếc nuối và bản năng. Những điều ta biết đó không có nghĩa gì. Tuần hoàn luân chuyển. Khởi lên trong ta thương tích đời người và yêu dấu. Gói thuốc lá. Que diêm. Những góc phố và người quen. Quán bánh bèo. Bún giò chả và đêm khuya khoắt. Ta rong chơi trên những chiếc lá vàng. Con đường và mùa thu. Tuổi thơ trôi qua đọng trong ta cuộc tình ấm.

3.

Hành trình và Niết Bàn. Những con đường xa tắp kia ta thắp cho ta một ánh lửa soi bóng mình trong đêm tối. Ta thấy ta là gì? Kẻ cô đơn lựa chọn Niết Bàn và trần thế. Giải thoát hoặc chìm đắm trong luân chuyển của luân hồi. Ta lựa chọn cho ta lòng tin và rời bỏ yêu thương thế tục. Con đường xa tắp phía trước kia sẽ đưa ta đến đâu? Điều bâng khuâng đó rằng ta là con người một lần từ bỏ tất cả. Trên chuyến tàu kia ta là hành trình đơn độc. Trong đêm tối kia ta từ bỏ cuộc đời. Những con sóng kia nơi biển cả. Ta cô đơn. Không thế ta sẽ là gì?

Tồn tại trong hư ảo. Tồn tại chốn thiên đường hoặc lạc lõng trong bao kiếp luân hồi. Nào ai nhớ?

4.

Hư ảo và thời gian. Rớt xuống trong ta một chiếc lá. Giọt nước mắt trên những cảnh đời khốn khổ. Dừng lại bên bờ cuộc đời ta biết những gì? Cuộc sống phù du lãng quên và quy luật tuần hoàn tội lỗi. Ta từ bỏ cuộc sống hư ảo hoặc trở lại cuộc đời từ một đứa bé ngây thơ...

5.

Chuyến tàu lao nhanh vào đêm tối. Những cuộc đời nghèo. Sân ga. Con đường đến biển phía trước là tình yêu bên kia bờ đại dương. Thấy mình như đã ra khỏi cuộc đời ngắn ngủi. Cô đơn đứng lại bên bờ những chiếc lá rơi trong gió cuốn. Rơi trong ký ức. Một quê hương với những con đường thành phố. Bóng mẹ già. Những đứa trẻ chạy chơi và tiếng hát trong chiều đông. Những chiếc lá vàng. Con đường nơi tuổi thơ ta lớn lên.

Ghế đá và bờ biển. Sóng biếc và mây trời đìu hiu cho ta chút bình yên. Cuộc hành trình kia đưa ta qua thời gian và rời bỏ cơn mộng mị của đời người. Những bước chân rong ruổi tìm kiếm. Rét buốt Tây Nguyên. Đồi thông. Bờ hồ và mây trời mộng ảo. Cô đơn trong đìu hiu. Thác vắng.

Dòng sông. Những con sóng và nước cuốn trôi đưa ta về phía trước trong cuộc hành trình đơn độc. Cô đơn và hư vô. Ánh mắt. Nụ cười. Đón nhận cuộc đời trong chuỗi ngày bình thường và yên phận. Những giọt nước mắt. Nén hương và tang chế. Tiếng khóc của người thân... Đón bước chân ta một lần qua bến bờ vô hạn.

H.L
(SH322/12-15)
 



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.

  • SONG CẦM  
          Bút ký  

    Với tôi, nước Nhật không những không xa lạ mà còn rất gần gũi. Tuy vậy, tám năm ở Nhật trước đây chưa phải là dài lắm để tôi đủ thời gian và cơ hội trải nghiệm tất cả.

  • PHÙNG SƠN

         Truyện ký

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Chúng tôi về Điền Lộc vào một ngày tháng năm, nắng hực trảng cát hun hút trải dài mùa biển.

  • NGUYỄN PHƯƠNG ANH

    LGT: Chu kỳ biến đổi khí hậu khiến thời tiết Huế mấy năm gần đây thay đổi rõ rệt. Huế ít lụt hẳn đi, thậm chí lụt cũng thay đổi chu kỳ lụt, ai đời như năm nay, lụt (tiểu mãn) vào tháng hai ta.
    Lụt Huế thay ngày tháng năm, nhưng ký ức thì khó phai mờ, như tùy bút dưới đây…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   


     Bút ký  

    Ngắm những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ cả thung lũng, ít ai nghĩ rằng cái tên Mù Cang Chải theo tiếng người H’Mông có nghĩa là làng Cây Khô.

  • Lời người sưu tầm: Có những người xuất hiện với tác phẩm đầu tay như một ánh chớp, gây xôn xao và hâm mộ trong bạn đọc một thời nhưng rồi sau đó, mặc dầu cũng có một sự nghiệp văn học, có hàng bao nhiêu trăn trở tìm tòi, rồi cũng có dăm bảy, thậm chí hàng chục tác phẩm tiếp theo nhưng không sao tìm thấy được sự khởi sắc sâu đậm như tác phẩm ban đầu.

  • HÀ KHÁNH LINH
                    Bút ký

    Trường được thành lập từ năm 1963.
    Thầy và trò lần lượt ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay chỉ còn sót lại hơn một nửa, tìm cách liên lạc với nhau mãi mới thực hiện được một chuyến trở về tìm lại dấu tích mái trường xưa - giờ đã nằm sâu vào lãnh thổ nước Lào...

  • PHƯƠNG ANH 

    Tôi thường chọn cho mình những phút giây lặng lẽ, bình yên của những ngày vào thu ở một góc quán vắng để ngắm nhìn dòng xe xuôi ngược, mỗi chuyến xe là một cuộc đi.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có ai sống với nhau tròn trăm năm không? Bởi tuổi của đời người mong manh, chẳng ai chờ ai, rồi lại nghĩ mình có ngộ nhận chữ nghĩa trăm năm đó không?

  • PHI TÂN
         Bút ký

    Phá Tam Giang trải dài theo hướng từ Bắc vào Nam, song song với bờ biển từ huyện Phong Điền cho đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), được chảy vào bởi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG
                   Truyện ký

    "Kiến Giang nước chảy một dòng
    Bên bồi bên lở đau lòng hay chưa
    "
                           (Ru con Lệ Thủy)

  • VI THÙY LINH

    Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                             Bút ký

    Bạch Mã có mối lương duyên thuần khiết với mây, đến cái tên gọi cũng bắt nguồn từ những áng mây quanh năm quần vũ trên chóp núi.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ
                        Bút ký

    Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và giác ngộ.

  • PHƯƠNG ANH

    Tôi đã từng nhìn vào ánh mắt của những người đàn bà, những người mẹ; những đôi mắt luôn ẩn giấu những câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Bởi cuộc đời họ dường như chẳng có lấy được một phút giây thanh thản để tự hỏi rằng: Mình là ai?

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Tết về là gói bánh tét. Thế mà bây giờ cái mặc nhiên ấy không còn là mặc nhiên. Cái ông già tuổi đã cổ lai hy cứ nhớ vẩn vơ chuyện ấy mỗi khi Tết về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Đi qua miền sơn cước lớp lớp mây mù giăng trên những đầu núi, vượt đèo A Co, những cơn gió đông của A Lưới heo hút, lạnh băng xộc từ những hẻm núi sâu táp sa mặt mũi.

  • LÊ THỊ MÂY
             Bút ký

    O tôi đã gần tám mươi tuổi. Thuở con gái o đã từ chối đôi ba đám trai làng đội cau trầu đến ngõ dạm hỏi. Ở vậy không chồng con, o sớm tối vào ra một mình, cửa nhà heo hút.

  • NGUYỄN TUYẾT LỘC

    Những tháng ngày đẹp nhất và có ý nghĩa nhất với tôi, không phải thời thơ ấu chỉ nghe và thấy cảnh chết chóc lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang cao trào khi theo ba là bác sĩ chuyển nhiệm sở từ Huế ra Đồng Hới, Quảng Bình.