NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy - Ảnh: dhsphue.edu.vn
1. Bài viết của tôi bàn về thực trạng nghiên cứu văn học, bài của Triệu Sơn thiên về tranh luận các thuật ngữ. Mục đích của tôi và Triệu Sơn hoàn toàn khác nhau.
2. Triệu Sơn đã hiểu “tiểu thuyết lịch sử” là dựa vào đề tài. Còn “tân lịch sử” (new history) là khuynh hướng tư tưởng”, thì có thể thấy cần gọi đúng tên cho loại tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng này. Tôi cũng không hề tự mâu thuẫn trong chính lập luận của mình, Triệu Sơn cần lưu ý đến cụm từ in đậm sau trong lập luận của tôi: “…đối với chủ nghĩa tân lịch sử, ngay cả bản thân sách lịch sử của các sử gia cũng là “lịch sử của tôi”, là “tự sự về lịch sử” và không thể có cái gọi là chân tướng lịch sử, lịch sử khách quan tuyệt đối”. Vì vậy, không nên so sánh độ chênh giữa “sự thực” và “hư cấu” hoặc tìm chân tướng lịch sử trong tiểu thuyết tân lịch sử. Kết luận “tất cả tiểu thuyết lịch sử, trước nay vẫn gọi là, lập tức chuyển thành tiểu thuyết tân lịch sử hết!” là của Triệu Sơn, không phải của tôi.
3. Một số thuật ngữ trong lý thuyết liên văn bản được G. Genette viết bằng tiếng Pháp, các dịch giả dịch từ bản tiếng Anh hoặc tiếng Nga sang tiếng Việt đã làm thay đổi nghĩa hoàn toàn so với bản gốc. Ví dụ: architextualité = kiến trúc văn bản, hypertextualité = ngoa dụ văn bản, intertextualité = văn bản là thiếu chính xác. Người nghiên cứu cứ theo đó mà sử dụng lại, như vậy đã là “tam sao thất bản” chưa?
4. Triệu Sơn nhầm lẫn giữa trích dẫn và dẫn theo. Tôi từng trích dẫn định nghĩa “nhại” của Henri Benac trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương và lấy nó làm cơ sở lý luận. Tôi không dẫn theo. Nếu một người nào khác trích định nghĩa đó từ bài viết của tôi mà không chịu đọc sách của Henri Benac thì mới gọi là dẫn theo.
5. Tôi chỉ nói đến “phức cảm Genji” trong điều kiện nghiên cứu văn học Nhật Bản, nếu Triệu Sơn chú ý đến điều kiện này thì có lẽ đã không bàn nhiều đến sự hơn kém của “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji”.
6. Lập luận sau đây của Triệu Sơn có mâu thuẫn: “Tôi chưa thấy nhà nghiên cứu nào coi bất tín nhận thức hay tâm lý hoài nghi có nguồn cội phương Tây…”. Nếu chưa thấy thì sao có thể biện luận rằng: “Sở dĩ, người ta hay chú trọng mối liên hệ giữa bất tín nhận thức và tâm lý hoài nghi trong văn học nước ta hiện nay với văn học phương Tây cũng có lý do của họ…”
7. Cám ơn vì sự chú ý của Triệu Sơn đến bài viết của tôi. Mỗi người có một cách tiếp nhận văn bản riêng, “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí, văn giả kiến văn,…”
Có một chi tiết tôi cần đính chính: Văn học so sánh ở Việt Nam cho đến nay vẫn “chưa có trong chương trình đào tạo đại học”. Xin sửa lại là: “chỉ có trong chương trình đào tạo đại học của một vài trường”. Cám ơn nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh đã góp ý cho chi tiết này!
N.T.T.T
(SH298/12-13)
NGUYỄN TÚ
Nhân đọc bài "Sứ mệnh kẻ sĩ trước nghĩa Cần Vương'' đăng trong Tạp chí Sông Hương số 4, tháng bảy - tám 92, tôi xin có một ý kiến nhỏ gọi là góp phần tìm hiểu.
PHAN NGỌC
Nói đến văn hóa ở thời đại kỹ thuật là nói đến biện pháp kinh doanh văn hóa, đổi mới văn hóa để làm đất nước giàu có, phát triển.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Câu hỏi trên đây, từ trước đến nay đã làm bận tâm không ít những người hằng quan tâm đến tương lai tiếng Việt, và mối bận tâm ấy đã được vài ba tác giả đề cập trên báo.
HUỲNH THẠCH HÀ
Mau lẹ, hung hãn, đáng sợ, quyến rũ, có lẽ là những từ thường dùng khi nói về loài hổ. Hổ còn có nhiều tên gọi khác như cọp, ông Ba mươi, ông vằn, chúa sơn lâm…
VŨ NHƯ QUỲNH
Tác phong, đạo đức, nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức cảm hóa, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Tầm nhìn chiến lược của Người vô cùng to lớn, đặc biệt đối với ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay, là tuyến đầu đang trực tiếp chiến đấu với đại dịch Covid-19.
(Phỏng vấn nhà nghiên cứu phê bình văn học HOÀNG NGỌC HIẾN)
PHẠM PHÚ PHONG
Thi pháp là mỹ học của nghệ thuật ngôn từ, hay nói đúng hơn là cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Nghĩa là toàn bộ những yếu tố cấu thành hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Giai đoạn 1900 - 1945 là giai đoạn có “một thời đại mới trong thi ca” xuất hiện. Cùng với Sài Gòn và Hà Nội, xứ Huế ở thời điểm này trở thành một trong ba trung tâm báo chí, xuất bản của cả nước, nên không thể đứng ngoài hoặc không chịu tác động chi phối bởi những âm vang thời đại.
LÊ QUANG THÁI
Không hẳn nghĩa Cần Vương phát sinh từ khi kinh thành Huế thất thủ sau ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5-7-1885). Sở dĩ người ta thường quen gọi phong trào chống Pháp từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu kêu gọi toàn dân chiến đấu chống thực dân xâm lược từ năm 1885 - 1888 là phong trào Cần Vương, bởi lẽ vua Hàm Nghi là linh hồn của cuộc kháng chiến trong thời cao điểm chống Pháp.
PHAN HỨA THỤY
Sau Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh là một tác giả lớn của xứ Đàng Trong vào thế kỷ XVIII, không những thế, Nguyễn Cư Trinh còn là một nhà hoạt động chính trị, quân sự có tài đã có những đóng góp cho lịch sử dân tộc.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Giới thiệu, dịch thơ)
Miên Triện có tự là Quân Công, hiệu Ước Đình, là nhà thơ, nhà soạn tuồng tên tuổi của nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
PHẠM PHÚ PHONG
(Nhân đọc “Thơ vua & Suy ngẫm” của Nguyễn Phước Hải Trung)
Một bộ óc thông minh có giá trị hơn một bộ óc chứa đầy chữ
(Montaigne)
VÕ XUÂN TRANG
Dạy tiếng Việt cho học sinh bản ngữ nên dạy cái gì? Câu hỏi này đặt ra tưởng như thừa lại hết sức cần thiết và cho đến nay các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà giáo dục học văn chưa trả lời được một cách rõ ràng và dứt khoát.
MAURICE BLANCHOT
Những Nhân ngư: dường như họ thực sự hát, nhưng theo một cách dang dở, cái cách mà chỉ cho một dấu hiệu về nơi những nguồn gốc thực sự và hạnh phúc thực sự của bài ca mở ra.
ANDREW HAAS
Khi virus corona mới xuất hiện, tôi bắt đầu dạy tác phẩm Phaedo của Plato [đối thoại nổi tiếng của ông bàn về sự bất tử của linh hồn - ND].
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Nhà báo, học giả Lê Dư, còn có tên Lê Đăng Dư, Lê Kính (1884 - 1967)(1), hiệu Sở Cuồng (người Cuồng nước Sở), sinh quán tại làng Nông Sơn (nay thuộc xã Điện Thọ) huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
TRẦN ĐÌNH HƯỢU
Chúng ta đều đã biết sự thay đổi đột ngột trong cách đánh giá Tự Lực văn đoàn.
YẾN THANH
Dân tộc học (Ethnologie) là một địa hạt kén người nghiên cứu, bởi bước chân vào đó nếu muốn có kết quả đáng tin cậy, đôi khi phải đánh đổi cả đời người, cả nghiệp bút, chứ không thể “ăn xổi ở thì” với những dự án ngắn hạn.