NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy - Ảnh: dhsphue.edu.vn
1. Bài viết của tôi bàn về thực trạng nghiên cứu văn học, bài của Triệu Sơn thiên về tranh luận các thuật ngữ. Mục đích của tôi và Triệu Sơn hoàn toàn khác nhau.
2. Triệu Sơn đã hiểu “tiểu thuyết lịch sử” là dựa vào đề tài. Còn “tân lịch sử” (new history) là khuynh hướng tư tưởng”, thì có thể thấy cần gọi đúng tên cho loại tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng này. Tôi cũng không hề tự mâu thuẫn trong chính lập luận của mình, Triệu Sơn cần lưu ý đến cụm từ in đậm sau trong lập luận của tôi: “…đối với chủ nghĩa tân lịch sử, ngay cả bản thân sách lịch sử của các sử gia cũng là “lịch sử của tôi”, là “tự sự về lịch sử” và không thể có cái gọi là chân tướng lịch sử, lịch sử khách quan tuyệt đối”. Vì vậy, không nên so sánh độ chênh giữa “sự thực” và “hư cấu” hoặc tìm chân tướng lịch sử trong tiểu thuyết tân lịch sử. Kết luận “tất cả tiểu thuyết lịch sử, trước nay vẫn gọi là, lập tức chuyển thành tiểu thuyết tân lịch sử hết!” là của Triệu Sơn, không phải của tôi.
3. Một số thuật ngữ trong lý thuyết liên văn bản được G. Genette viết bằng tiếng Pháp, các dịch giả dịch từ bản tiếng Anh hoặc tiếng Nga sang tiếng Việt đã làm thay đổi nghĩa hoàn toàn so với bản gốc. Ví dụ: architextualité = kiến trúc văn bản, hypertextualité = ngoa dụ văn bản, intertextualité = văn bản là thiếu chính xác. Người nghiên cứu cứ theo đó mà sử dụng lại, như vậy đã là “tam sao thất bản” chưa?
4. Triệu Sơn nhầm lẫn giữa trích dẫn và dẫn theo. Tôi từng trích dẫn định nghĩa “nhại” của Henri Benac trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương và lấy nó làm cơ sở lý luận. Tôi không dẫn theo. Nếu một người nào khác trích định nghĩa đó từ bài viết của tôi mà không chịu đọc sách của Henri Benac thì mới gọi là dẫn theo.
5. Tôi chỉ nói đến “phức cảm Genji” trong điều kiện nghiên cứu văn học Nhật Bản, nếu Triệu Sơn chú ý đến điều kiện này thì có lẽ đã không bàn nhiều đến sự hơn kém của “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji”.
6. Lập luận sau đây của Triệu Sơn có mâu thuẫn: “Tôi chưa thấy nhà nghiên cứu nào coi bất tín nhận thức hay tâm lý hoài nghi có nguồn cội phương Tây…”. Nếu chưa thấy thì sao có thể biện luận rằng: “Sở dĩ, người ta hay chú trọng mối liên hệ giữa bất tín nhận thức và tâm lý hoài nghi trong văn học nước ta hiện nay với văn học phương Tây cũng có lý do của họ…”
7. Cám ơn vì sự chú ý của Triệu Sơn đến bài viết của tôi. Mỗi người có một cách tiếp nhận văn bản riêng, “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí, văn giả kiến văn,…”
Có một chi tiết tôi cần đính chính: Văn học so sánh ở Việt Nam cho đến nay vẫn “chưa có trong chương trình đào tạo đại học”. Xin sửa lại là: “chỉ có trong chương trình đào tạo đại học của một vài trường”. Cám ơn nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh đã góp ý cho chi tiết này!
N.T.T.T
(SH298/12-13)
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Từ ngày 9 đến ngày 24/11/2021, tại thủ đô Paris (Pháp), Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
HOÀNG THỤY ANH
TRẦN ĐÌNH SỬ
Phạm Quỳnh (1892 - 1945), biệt hiệu Thượng Chi, Hồng Nhân, quê ở xã Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
NGUYỄN THỊ TUYẾT
NGUYỄN HỮU SƠN
Trong giới hạn cụ thể, có thể xác định tương quan phê bình và sáng tác trên địa bàn xứ Huế như một vùng văn hóa và trung tâm phát triển Thơ mới tiêu biểu trong cả nước, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa hoạt động phê bình Thơ mới trên Tràng An báo như một hiện tượng “người đương thời Thơ mới xứ Huế tiếp nhận Thơ mới xứ Huế” (chưa bàn đến các tác giả Thơ mới ở hai miền Bắc và Nam đất nước).
VÕ VINH QUANG
Câu chuyện nghiên cứu về lăng mộ vua Quang Trung từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, luận bàn, phản biện.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Thời nào cũng vậy, việc tranh luận về khoa học thường mang lại sự thông tuệ và phát triển. Nhưng thành công của nó không phải ở đó mà ở chỗ nó làm cho con người biết xấu hổ.
LÝ HOÀI THU
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 nói chung và thơ ca nói riêng hình thành, vận động và phát triển trên nền cảnh bùng nổ nhiều phương diện của bước ngoặt hiện đại hóa.
HÀ QUẢNG
Trong việc xây dựng hình tượng thơ, các tác giả hiện đại sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mà trước đây rất dè dặt, thủ pháp “lạ hóa” là một.
XUÂN NGUYỄN
TRẦN ĐÌNH SỬ
Trong văn học thế giới, nếu lễ nghi tín ngưỡng là cội nguồn làm nảy sinh các hình thức văn học, thì thần thoại là cội nguồn tạo ra các nội dung của văn học và nghệ thuật nói chung. Ở phương Tây sử thi, thể loại menipée là các hình thức văn học làm nảy sinh tiểu thuyết.
LÊ QUANG THÁI
Ca, kê và dậu đều diễn nghĩa chỉ tiếng gà. Năm Dậu là năm của con gà tại vị để đóng vai trò trọng tài chỉ trỏ giờ giấc sớm - trưa - chiều - tối cho qua ngày đoạn tháng.
PHONG LÊ
Lực lượng chủ công trong đội ngũ viết hôm nay, theo tôi nghĩ và mong đợi, đó phải là thế hệ viết sinh ra trước sau thời điểm 1990. Sớm hơn một ít, đó là năm 1986 - năm khởi động công cuộc Đổi mới. Muộn hơn một chút, đó là năm 1995 - năm Việt Nam thoát khỏi thế cấm vận và gia nhập ASEAN.
HOÀNG HUYỀN
Nếu nói đang là thời của nghiên cứu phê bình văn học thì có lẽ cũng sẽ ít khả năng bị kháng cự, bác bỏ. Chỉ cần nhìn vào mùa giải văn chương trong nước năm 2021, dừng lại lâu ở mảng nghiên cứu phê bình, xác tín trên càng được củng cố.
THÁI PHAN VÀNG ANH
Năm 2017, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học nữ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975, đã được Phương Nam Book và Nhà xuất bản Hội Nhà văn in lại.
PHẠM PHÚ PHONG
Không hiểu sao tôi luôn có một sự xác tín vào mối quan hệ tương ứng giữa nét chữ và con người/ con người và nghệ thuật.