NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy - Ảnh: dhsphue.edu.vn
1. Bài viết của tôi bàn về thực trạng nghiên cứu văn học, bài của Triệu Sơn thiên về tranh luận các thuật ngữ. Mục đích của tôi và Triệu Sơn hoàn toàn khác nhau.
2. Triệu Sơn đã hiểu “tiểu thuyết lịch sử” là dựa vào đề tài. Còn “tân lịch sử” (new history) là khuynh hướng tư tưởng”, thì có thể thấy cần gọi đúng tên cho loại tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng này. Tôi cũng không hề tự mâu thuẫn trong chính lập luận của mình, Triệu Sơn cần lưu ý đến cụm từ in đậm sau trong lập luận của tôi: “…đối với chủ nghĩa tân lịch sử, ngay cả bản thân sách lịch sử của các sử gia cũng là “lịch sử của tôi”, là “tự sự về lịch sử” và không thể có cái gọi là chân tướng lịch sử, lịch sử khách quan tuyệt đối”. Vì vậy, không nên so sánh độ chênh giữa “sự thực” và “hư cấu” hoặc tìm chân tướng lịch sử trong tiểu thuyết tân lịch sử. Kết luận “tất cả tiểu thuyết lịch sử, trước nay vẫn gọi là, lập tức chuyển thành tiểu thuyết tân lịch sử hết!” là của Triệu Sơn, không phải của tôi.
3. Một số thuật ngữ trong lý thuyết liên văn bản được G. Genette viết bằng tiếng Pháp, các dịch giả dịch từ bản tiếng Anh hoặc tiếng Nga sang tiếng Việt đã làm thay đổi nghĩa hoàn toàn so với bản gốc. Ví dụ: architextualité = kiến trúc văn bản, hypertextualité = ngoa dụ văn bản, intertextualité = văn bản là thiếu chính xác. Người nghiên cứu cứ theo đó mà sử dụng lại, như vậy đã là “tam sao thất bản” chưa?
4. Triệu Sơn nhầm lẫn giữa trích dẫn và dẫn theo. Tôi từng trích dẫn định nghĩa “nhại” của Henri Benac trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương và lấy nó làm cơ sở lý luận. Tôi không dẫn theo. Nếu một người nào khác trích định nghĩa đó từ bài viết của tôi mà không chịu đọc sách của Henri Benac thì mới gọi là dẫn theo.
5. Tôi chỉ nói đến “phức cảm Genji” trong điều kiện nghiên cứu văn học Nhật Bản, nếu Triệu Sơn chú ý đến điều kiện này thì có lẽ đã không bàn nhiều đến sự hơn kém của “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji”.
6. Lập luận sau đây của Triệu Sơn có mâu thuẫn: “Tôi chưa thấy nhà nghiên cứu nào coi bất tín nhận thức hay tâm lý hoài nghi có nguồn cội phương Tây…”. Nếu chưa thấy thì sao có thể biện luận rằng: “Sở dĩ, người ta hay chú trọng mối liên hệ giữa bất tín nhận thức và tâm lý hoài nghi trong văn học nước ta hiện nay với văn học phương Tây cũng có lý do của họ…”
7. Cám ơn vì sự chú ý của Triệu Sơn đến bài viết của tôi. Mỗi người có một cách tiếp nhận văn bản riêng, “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí, văn giả kiến văn,…”
Có một chi tiết tôi cần đính chính: Văn học so sánh ở Việt Nam cho đến nay vẫn “chưa có trong chương trình đào tạo đại học”. Xin sửa lại là: “chỉ có trong chương trình đào tạo đại học của một vài trường”. Cám ơn nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh đã góp ý cho chi tiết này!
N.T.T.T
(SH298/12-13)
Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình.
(Phát biểu ý kiến góp phần vào nội dung Đề án Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH...” của Ban Tuyên giáo Trung ương).
1. Cuốn sách về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, khi được xuất bản bằng tiếng Việt có thêm phụ đề “Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn”.
Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…
"Không có cách khác, thưa ngài. Tất cả cái gì không phải văn xuôi thì là thơ; và tất cả cái gì không phải thơ thì là văn xuôi"(Gã tư sản quý tộc, Molière). Trên đây là định nghĩa "thâm thúy" của thầy dạy triết cho ông Jourdain, người mà đã hơn bốn mươi năm trời vẫn sai bảo người ăn kẻ làm, vẫn hằng ngày trò chuyện với mọi người bằng "văn xuôi" mà không tự biết.
(Trò chuyện trên Sông Hương)
Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.
PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…
Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)
Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN.
Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận: Lọt tai nghe suốt năm cung Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ: Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ?
Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học.
NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...