NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy - Ảnh: dhsphue.edu.vn
1. Bài viết của tôi bàn về thực trạng nghiên cứu văn học, bài của Triệu Sơn thiên về tranh luận các thuật ngữ. Mục đích của tôi và Triệu Sơn hoàn toàn khác nhau.
2. Triệu Sơn đã hiểu “tiểu thuyết lịch sử” là dựa vào đề tài. Còn “tân lịch sử” (new history) là khuynh hướng tư tưởng”, thì có thể thấy cần gọi đúng tên cho loại tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng này. Tôi cũng không hề tự mâu thuẫn trong chính lập luận của mình, Triệu Sơn cần lưu ý đến cụm từ in đậm sau trong lập luận của tôi: “…đối với chủ nghĩa tân lịch sử, ngay cả bản thân sách lịch sử của các sử gia cũng là “lịch sử của tôi”, là “tự sự về lịch sử” và không thể có cái gọi là chân tướng lịch sử, lịch sử khách quan tuyệt đối”. Vì vậy, không nên so sánh độ chênh giữa “sự thực” và “hư cấu” hoặc tìm chân tướng lịch sử trong tiểu thuyết tân lịch sử. Kết luận “tất cả tiểu thuyết lịch sử, trước nay vẫn gọi là, lập tức chuyển thành tiểu thuyết tân lịch sử hết!” là của Triệu Sơn, không phải của tôi.
3. Một số thuật ngữ trong lý thuyết liên văn bản được G. Genette viết bằng tiếng Pháp, các dịch giả dịch từ bản tiếng Anh hoặc tiếng Nga sang tiếng Việt đã làm thay đổi nghĩa hoàn toàn so với bản gốc. Ví dụ: architextualité = kiến trúc văn bản, hypertextualité = ngoa dụ văn bản, intertextualité = văn bản là thiếu chính xác. Người nghiên cứu cứ theo đó mà sử dụng lại, như vậy đã là “tam sao thất bản” chưa?
4. Triệu Sơn nhầm lẫn giữa trích dẫn và dẫn theo. Tôi từng trích dẫn định nghĩa “nhại” của Henri Benac trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương và lấy nó làm cơ sở lý luận. Tôi không dẫn theo. Nếu một người nào khác trích định nghĩa đó từ bài viết của tôi mà không chịu đọc sách của Henri Benac thì mới gọi là dẫn theo.
5. Tôi chỉ nói đến “phức cảm Genji” trong điều kiện nghiên cứu văn học Nhật Bản, nếu Triệu Sơn chú ý đến điều kiện này thì có lẽ đã không bàn nhiều đến sự hơn kém của “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji”.
6. Lập luận sau đây của Triệu Sơn có mâu thuẫn: “Tôi chưa thấy nhà nghiên cứu nào coi bất tín nhận thức hay tâm lý hoài nghi có nguồn cội phương Tây…”. Nếu chưa thấy thì sao có thể biện luận rằng: “Sở dĩ, người ta hay chú trọng mối liên hệ giữa bất tín nhận thức và tâm lý hoài nghi trong văn học nước ta hiện nay với văn học phương Tây cũng có lý do của họ…”
7. Cám ơn vì sự chú ý của Triệu Sơn đến bài viết của tôi. Mỗi người có một cách tiếp nhận văn bản riêng, “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí, văn giả kiến văn,…”
Có một chi tiết tôi cần đính chính: Văn học so sánh ở Việt Nam cho đến nay vẫn “chưa có trong chương trình đào tạo đại học”. Xin sửa lại là: “chỉ có trong chương trình đào tạo đại học của một vài trường”. Cám ơn nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh đã góp ý cho chi tiết này!
N.T.T.T
(SH298/12-13)
VÕ CÔNG LIÊM
Bất cứ là văn, thơ hay biên khảo, ký sự… nói chung là viết.
HỒ THẾ HÀ
Lục bát là thể thơ đặc trưng thể hiện bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt. Nó trở thành tình cảm, tâm thức sáng tạo và tiếp nhận của nhân dân từ ngàn đời nay, nó trở thành hữu thức và “vô thức tập thể” trong sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất của toàn dân.
TRẦN HỮU SƠN
Đạo Mẫu là hình thức tôn giáo quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay, đạo Mẫu đang có bước “chuyển mình” và phát triển mạnh mẽ cả về thiết chế và đối tượng tham gia. Vì vậy, đạo Mẫu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
ĐỖ LAI THÚY
Cuốn sách của giáo sư Trần Đức Thảo đề cập đến nhiều vấn đề, rộng và sâu. Bài báo này chỉ nói đến một luận điểm mấu chốt của ông, bản chất con người và những ngẫm nghĩ gợi ra từ đó, trong sự đối chiếu với văn học gần đây.
(Một vài trao đổi với nhà thơ Dương Tường)
NGÔ THẾ OANH
(thực hiện)
TRẦN HOÀI ANH
MAI LIÊN GIANG
(Qua công trình Phản ánh nghệ thuật trong mỹ học của Lukács György của Trương Đăng Dung)
LƯỜNG TÚ TUẤN
(Tặng Yến Linh và Thái Hạo)
“Hình thức nghệ thuật nếu được hiểu đúng thì nó không tạo hình thức cho một nội dung đã có sẵn và được tìm thấy, mà là cái hình thức cho phép lần đầu tiên tìm thấy và nhận ra nội dung” (M. Bakhtin).
ĐỖ QUYÊN
(Nhân đọc “Cái vú thừa” - tập truyện của McAmmond Nguyen Thi Tu, Nxb. Hội Nhà văn 2018)
PHẠM QUYÊN CHI
Tâm lí học cổ điển đã xây dựng nên sơ đồ quy nạp của quá trình hình thành các đơn vị cơ bản của tư duy - và khái niệm duy lí gắn liền với từ.
YẾN THANH
“Hoa dại như là niềm ân nghĩa. Nhìn hoa nghiệm ra sự hiện hữu của những gì tưởng đã tan loãng hư vô”
[Nhụy Nguyên]
JOSEPH HILLIS MILLER
Không phải ngẫu nhiên khi cho rằng quan niệm về cái kết ở trong truyện rất khó để xác định rõ ràng, cho dù là “về mặt lý thuyết”, hay với một cuốn tiểu thuyết nhất định, hoặc với các tiểu thuyết ở một thời kỳ nhất định. Quan niệm về cái kết ở trong truyện vốn dĩ là “không thể giải quyết được.” (undecidable).
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Tôi đọc trường khúc Mẹ Về Biển Đông của Du Tử Lê lần đầu giữa một mùa hè khô hạn, mặt đất nắng cháy nứt nẻ thoảng mùi hoa hồng dại, thứ cây mọc nhiều ở Alberta.
HỒ TIỂU NGỌC
Trong bầu không khí dân chủ tối đa và nhận thức tối đa của con người thời hậu chiến, nền thơ Việt Nam, trong đó có thơ nữ lại nhanh chóng hòa nhập và tạo ra những góc nhìn đa dạng về cuộc sống.
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
Bài thơ chữ Hán Điệp tử thư trung (Con bướm chết trong sách) được xếp ở sát cuối phần Làm quan ở Bắc hà (1802 - 1804), trong Thanh Hiên thi tập(1).
TÔN NỮ DẠ NGUYÊN
(Khái lược về liên văn bản trong tác phẩm văn học)
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
Nhà văn Diêm Liên Khoa đã từng thử sức ở nhiều thể loại văn học khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, tùy bút, tản văn… nhưng tiểu thuyết vẫn là địa hạt mà ngòi bút ông bén rễ sâu nhất và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
NGUYỄN VĂN HÙNG
(Đọc Thơ Việt Nam hiện đại - Thi luận và Chân dung của Hồ Thế Hà)
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
PHAN TUẤN ANH