Tolstoy từng ấp ủ thực hiện một cuốn sách “đem lại cho người đọc sức mạnh nội tâm, sự bình thản, hạnh phúc, giúp họ giao tiếp được với những nhà tư tưởng vĩ đại…” nhưng cho đến hôm nay, ít người còn nhớ tới cuốn sách này của ông.
Khi nghĩ về nhà văn Lev Tolstoy, chúng ta thường nghĩ tới những tác phẩm văn học kinh điển, xuất chúng, đã đi vào lịch sử văn học thế giới như “Chiến tranh và hòa bình”, “Anna Karenina”… Đây là những tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.
Tuy vậy, Tolstoy không chỉ viết những tác phẩm đồ sộ, kinh điển, ông cũng từng viết về những điều bình thường, giản dị và thiết thân trong cuộc sống hàng ngày. Một cuốn sách thú vị như vậy đã được ông xuất bản và nhanh chóng… chìm vào quên lãng, đến hôm nay, chẳng mấy người yêu văn chương, yêu Lev Tolstoy còn nhớ tới.
Dường như đứng trước những tác phẩm đồ sộ kia, tác phẩm “bé nhỏ” này của Tolstoy bị lép vế hơn hẳn. “Cuốn lịch thông thái” từng được nhà văn thực hiện với niềm tin rằng đây sẽ là một trong những cống hiến quan trọng nhất của ông đối với loài người.
“Cuốn lịch thông thái” của Tolstoy là một hợp tuyển những câu châm ngôn ý nghĩa nhất, những đúc rút hữu ích nhất về con người và cuộc sống để “nuôi dưỡng tâm hồn”. Từ cách đây hơn một thế kỷ, Tolstoy đã rất quan tâm tới thể loại sách này.
Với những suy nghĩ, đúc rút thông thái, giúp độc giả chiêm nghiệm trong suốt cả 365 ngày của một năm, Tolstoy đã tuyển chọn những câu danh ngôn hay nhất nói về cuộc sống, nói về những thử thách, thăng trầm trong đời người…
Tolstoy không phải một con người hoàn hảo, không sở hữu một cuộc đời hoàn hảo, thậm chí, ông có một cuộc hôn nhân bất hạnh và cuối cùng, đã qua đời một mình tại một nhà ga. Tuy vậy, Tolstoy là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ, bằng ngôn từ, ông đã tạo nên những tác phẩm kinh điển và khơi gợi những điều tốt đẹp trong con người.
Năm 1885, ông đã vạch ra kế hoạch thực hiện “Cuốn lịch thông thái” và chia sẻ điều này với người trợ lý của mình rằng:
“Tôi biết rằng cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc sức mạnh nội tâm, sự bình thản, hạnh phúc, giúp họ giao tiếp được với những nhà tư tưởng vĩ đại như Socrates, Epictetus, Arnold, Parker. Cuốn sách sẽ nói cho họ biết về điều gì là quan trọng nhất đối với con người, về ý nghĩa cuộc sống, về đạo đức… Tôi muốn tạo nên một cuốn sách trong đó tôi có thể khuyên giải người đọc về cuộc đời của chính anh ta, về cách để có thể sống một cuộc đời tốt đẹp”.
Tolstoy đã dành ra hơn 15 năm để sưu tầm những câu danh ngôn ông ưng ý nhất để đưa vào cuốn sách, đây là một sự đầu tư kỳ công cho thấy Tolstoy đánh giá cao cuốn sách này như thế nào. Nhà văn thường suy nghĩ về ý nghĩa của cuốn sách, ông từng viết trong nhật ký rằng: “Còn gì quý giá hơn là mỗi ngày đều được giao tiếp với những con người thông thái nhất thế giới”.
Ngày 9/9 vừa qua là tròn 186 năm ngày sinh của đại văn hào.
Tolstoy đã lựa chọn để mỗi ngày trong “Cuốn lịch thông thái” có khoảng 5 câu danh ngôn thú vị, được biên tập theo phong cách như sau:
Để tránh nuối tiếc:
Đừng nuối tiếc quá khứ. Nuối tiếc có ích lợi gì? Hãy lãng quên những ký ức đau buồn. Đừng nói về quá khứ. Hãy sống trong ánh sáng của yêu thương.
- Châm ngôn của người Ba Tư
Về cách suy nghĩ:
Người thông minh nghĩ nhiều về sự sống hơn cái chết.
- Benedictus Spinoza
Để kiểm soát ý nghĩ:
Đừng để bản thân mình bị tiêm nhiễm ý nghĩ và tâm trạng của kẻ đang hành hạ để cho ta phải khốn khổ; đừng bước đi trên vết xe đổ của họ.
- Marcus Aurelius
Để ghi nhớ điều gì là quan trọng:
Khi bạn bắt đầu cảm nhận thấy những tham vọng khôn cùng của bản thân, hãy tìm một chỗ yên tĩnh để ngồi lắng mình lại một lúc.
- Henry David Thoreau
Trong những dòng cuối cùng kết thúc “Cuốn lịch thông thái”, Tolstoy đã cầu chúc những độc giả của mình: “Tôi hy vọng rằng những người đọc cuốn sách này có thể trải nghiệm những xúc cảm thánh thiện và thăng hoa mà tôi đã cảm nhận được trong khi thực hiện cuốn sách, và đó cũng là những cảm xúc mà tôi luôn cảm nhận được mỗi khi đọc lại cuốn sách này mỗi ngày”.
Nguồn: Bích Ngọc (Theo Huff Post) - Dân Trí
Đoản văn này được George Orwell viết năm 1936 kể về khoảng thời gian ông làm việc như một nhân viên bán sách bán thời gian tại tiệm sách cũ Booklover’s Corner tọa lạc ngay góc phố Pond Street và South End Green, thành phố London, nước Anh. Hiện nay tiệm sách cũ Booklover’s Corner không còn nữa, thay vào đó là một nhà hàng pizza, tuy nhiên ở đó còn gắn một tấm biển ghi rằng “George Orwell, nhà văn (1903 - 1950) từng sống và làm việc trong một tiệm sách ngay vị trí này”.
Tác giả Oriana Fallaci lột tả cảm xúc của người phụ nữ từ lúc mang thai, dằn vặt nội tâm giữa việc giữ hay từ bỏ đứa con trong bụng, đến khi đau đớn mất con.
Sau gần một thế kỷ bị chìm trong quên lãng, "Temperature" - tác phẩm của nhà văn F. Scott Fitzgerald - đã được xuất bản trên một tạp chí.
Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một tư liệu văn học khá đặc biệt mới được công bố lần đầu trên tuần báo Ngọn lửa nhỏ (số 49 tháng 12-1988) Liên Xô, có liên quan số phận cuộc đời của nhà thơ Nga mà hiện nay tên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng thế giới - Iôxíp Brôđxki (giải thưởng Nô ben).
Một khu triển lãm thuộc địa nhằm ca tụng quá trình chinh phạt của thực dân Pháp, trong đó có nhiều di tích đến từ Việt Nam, hiện đang hoang phế điêu tàn.
Năm 1854, Nhật Bản chính thức “mở cửa” sau khoảng 250 năm thực thi chính sách Sakoku (Tỏa quốc) dưới thời Edo (1600-1868) và không lâu sau, gấp gáp bước vào công cuộc Duy tân thời Minh Trị (1868-1912) với hàng loạt đổi thay mạnh mẽ.
NGUYỄN DƯ
Tôi vốn không thích đi đến những nơi xa lạ. Ngại những cái phiền toái.
WILLIAM B NOSEWORTHY
"Những cuốn Lịch Sử Thơ Mỹ” chỉ có bốn ấn bản chính đáng kể, được viết theo chủ đề trên.
SERGEI BELOV
Tiểu truyện
Trên góc đường Malaya-Meschanskaya và Stolyrany có một chung cư trông thật khiêm tốn, đó là nơi nhà văn Dostoievsky với đứa cháu của người vợ đã mất cùng bà nhũ mẫu trung thành đang ở.
Ở các nước phương Tây trước đây, tóc thường được lấy từ di hài người vừa nhắm mắt xuôi tay và giữ làm vật lưu niệm trong gia đình. Các món tóc từng ở trên đầu hai nhà soạn nhạc bậc thầy Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven đã được đem ra bán đấu giá trong cùng một phiên tại nhà Sotheby London vào ngày 28/5 mới đây, sau một đợt triển lãm cho công chúng thưởng ngoạn.
Mặc dù năm nay khép lại với kết quả gây đầy tranh cãi, LHP Cannes vẫn là nơi đáng mơ ước cho mọi nhà làm phim trẻ, mong tìm được bệ phóng tốt cho giấc mơ điện ảnh của mình.
(Đọc “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm”)*
Từ một chuyên viên trong văn phòng của một viện nghiên cứu, chàng trai tuổi đôi mươi Masanobu Fukuoka bỏ ngang xương để trở thành một nhà nông nuôi dưỡng tín điều duy nhất: làm nông theo hình thái tự nhiên.
Vlađimia Maiakôvski (1893 - 1930) là nhà thơ đầu tiên ở thế kỷ XX đã cống hiến tài năng lớn lao của mình cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cái vốn thơ dấn thân, say mê và dữ dội của ông, ông đưa nó ra đường phố, hướng về phía quần chúng và biến nó thành "chỉ huy sức mạnh con người".
LTS: Dana Gioia là một nhà thơ, nhà phê bình, và thầy giáo hiện ở Mỹ. Ông sinh năm 1950 tại Los Angeles. Ông học đại học Standford và tốt nghiệp M.A về Văn chương Đối chiếu từ Đại học Harvard trước khi làm việc trong ngành kinh doanh. Sau 15 năm làm quản trị thương mại ở New York, ông bỏ chức phó chủ tịch công ty để toàn tâm viết sách và dạy học.
Hẳn là đã có rất nhiều người nghe nói đến cuộc tranh luận uyên bác kéo dài hơn 200 năm đề cập đến những bài Xô-nêt của Shakespeare và những cố gắng chưa có kết quả nhằm nhận ra những nhân vật chính trong các tác phẩm, đó là "Người đàn bà sầu thảm" và "Cậu bé dễ yêu".
TRẦN PHƯƠNG LINH
Gunter Grass, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Đức, từng đoạt giải Nobel văn học năm 1999, vừa qua đời ngày 13/4/2015 tại bệnh viện ở thành phố Lubeck-Đức, hưởng thọ 87 tuổi.
Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
(Vài suy nghĩ nhân đọc thư của các bạn Việt Nam nghe đài Matxcơva)
IRINA ZISMAN MÔSCƠVINA (Nhà báo Liên Xô)
Series hòa nhạc tương tác dành cho trẻ nhỏ dưới tám tuổi Bach Before Bedtime đang nỗ lực xóa bỏ khoảng cách cố hữu giữa nghệ sĩ và khán giả, làm cho môi trường âm nhạc cổ điển trở nên thân mật nhất trong khả năng có thể.