Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
Nhà triết học Pháp Jean-Paul Sartre (1905-1980), từng từ chối giải Nobel văn chương năm 1964
Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một sinh viên đứng trước sự lựa chọn khó khăn: trốn sang Anh để tham gia cuộc kháng chiến hoặc ở lại để chăm sóc người mẹ già yếu, cô độc mà anh là chỗ dựa duy nhất. Tham gia kháng chiến vì "đại nghĩa", nhưng chưa chắc đóng góp được gì nhiều. Ở lại vì đạo hiếu riêng tư, nhưng vắng anh, người mẹ chắc không thể sống sót. Anh có thể xin lời khuyên từ các vị linh mục, nếu anh là tín đồ. Nhưng, có linh mục cộng tác với địch, có linh mục kháng chiến và có cả linh mục trùm chăn. Chọn hỏi người nào cũng tức là mặc nhiên đã chọn trước câu trả lời! Nếu chọn hỏi Jean-Paul Sartre, người thầy giáo chủ trương thuyết hiện sinh, chắc hẳn Thầy Sartre sẽ trả lời: "Anh tự do. Anh hãy suy nghĩ, chọn lựa và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình!". Nói cách khác, chẳng có một nguyên tắc, một đạo lý có sẵn nào (triết học gọi là "tiên thiên"/a priori) quyết định hộ cho anh được cả. J. P. Sartre, trong luận văn nổi tiếng "Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản" (1946, bản tiếng Việt của Đinh Hồng Phúc, sắp xuất bản) nêu trường hợp éo le ấy như một điển hình cho vô vàn tình huống nan giải của đời người, chẳng hạn: có nên bắn hạ một máy bay chở khách khi bị bọn khủng bố chiếm giữ và sắp lao vào chỗ đông người? Có nên ngăn cản sự tiến bộ của khoa học trong nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản người? v.v.. và v.v..
Đặt con người trước những "hoàn cảnh ranh giới" của sự sợ hãi, lo âu, xấu hổ, ghê tởm, tội lỗi, bệnh tật, cô đơn, khủng hoảng để cảm nhận sự tự do vừa như gánh nặng vừa như nghĩa vụ, là tạo cơ hội cho con người đối diện với chính mình, tra hỏi về khả thể của tự do và phẩm giá ngay cả trong những cảnh huống ngặt nghèo nhất. Triết thuyết hiện sinh ít bàn trực tiếp về giáo dục ("rao giảng", "dạy dỗ" là những gì thật xa lạ với tinh thần thuyết hiện sinh!), nhưng, đúng như nhà giáo dục học R. Reichenbach nhận xét, "bất kỳ nhà giáo "giỏi" nào cũng đều là một nhà theo thuyết hiện sinh! Điều này người ta thường quên hay không hề biết đến. Nhưng thật đáng nhắc lại và không bao giờ là muộn! Tất nhiên, không có nghĩa là một nền sư phạm "hiện sinh chủ nghĩa" là hoàn toàn đầy đủ. Không, không ai bảo thế cả!"
"Lùi lại để hiểu, tiến lên để sống!"
Câu nói trên đây của S. Kierkegaard, một trong những triết gia tiền phong của thuyết hiện sinh, tóm gọn tinh thần của triết thuyết. "Lỗi lầm" là động lực thường trực để con người biết ngoái nhìn lại quá khứ, thấu hiểu và cảm thông. Còn "tiến lên để sống" là dũng cảm đề ra những dư phóng cho tương lai, với ý thức đầy đủ về hoàn cảnh giới hạn về nhiều mặt của chính mình cùng với trách nhiệm phải gánh vác trước tha nhân và cộng đồng, tức, thật sự sống "hiện sinh", hoặc buông xuôi, mê muội, vô ý thức. Trong trường hợp trước, ta quan tâm đến câu hỏi: làm sao thực hiện sự tự do hay, ta tự định hình mình như thế nào? Khác với "chủ nghĩa hư vô", thái độ "hiện sinh" không bao giờ là bi quan, yếm thế, dù không muốn tự gọi là "lạc quan". Tự do, trong triết hiện sinh, là tự do tích cực, chủ động, là tự do "để làm gì", chứ không chỉ là tự do thoát "khỏi cái gì". Khi không hài lòng với trực trạng, thì, theo nghĩa "hiện sinh", ta phải hành động để thay đổi nó đi. Cho dù khó có thể hình dung một dự phóng cho toàn bộ lịch sử và xã hội, tín niệm của thuyết hiện sinh vẫn là tự mình hãy "tạo nên" ý nghĩa cho nó. Ý nghĩa và giá trị chỉ hình thành qua hành động, dù trong nghịch cảnh, nếu không muốn kéo lê đời mình trong sự nhàm chán: rút cục, ta có thể kết luận rằng hành động của ta là vô nghĩa, phi lý, hoặc ta tìm thấy ý nghĩa trong hành động cụ thể (chứ không ở đâu khác được!).
Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
Khẩu hiệu có lẽ trứ danh nhất của thuyết hiện sinh Pháp (Sartre) rằng hiện hữu có trước bản chất muốn nói rằng ta không hề hay biết một "bản tính" hay "bản chất" có sẵn nào đó của con người để, chẳng hạn, dùng làm định hướng hay đường lối bất biến cho giáo dục, luân lý và sự phát triển xã hội, hoặc để từ đó, xác định chỗ đứng của con người trong vũ trụ. Đúng hơn, ta "bị ném vào cuộc đời" và không có bản tính định sẵn nào cả. Mặt tích cực của quan niệm này là: khi dự phóng, quyết định, hành động, ta "tự tạo ra chính mình". Thuyết hiện sinh, theo cách hiểu ấy, đã ảnh hưởng rộng rãi ra khỏi Tây Âu vốn là cái nôi của nó. Một trong những nhà triết học giáo dục quan trọng nhất của nước Mỹ là Maxine Greene (1917-2014) phát triển tư tưởng hiện sinh, xoay quanh chủ đề: Tự do như là Thực tiễn. "Tự do", theo bà, không phải là nhờ sống trong một "nước tự do", mà vì ta sống theo một cách thế tự do. Theo Greene, vấn đề cốt lõi là làm sao thực hành tự do bên ngoài vai trò và chức năng định sẵn (trong trường hợp của bà là: người Mỹ, phụ nữ, da trắng, trí thức..)? Lý tưởng (cao) của giáo dục là ở chỗ làm cho con người có năng lực "siêu việt" lên khỏi vị trí hầu như đã được an bài và khó tránh khỏi ấy. Vậy, chính "con người cụ thể", chứ không phải bản tính nhất định nào, vẫy gọi con người hãy tự sáng tạo chính mình. Trong diễn trình ấy, những vấn đề chỉ được đặt ra cho từng con người cá nhân cụ thể để giải đáp và tiếp tục tìm tòi, vươn tới.
Triết hiện sinh, như thế, không phải là triết học trường ốc với sách vở mốc meo, mà là hoạt động: triết học là làm triết lý. Ý nghĩa của hoạt động này, nói như Karl Jaspers, là góp phần "soi sáng" hiện hữu của con người trong một hoàn cảnh nhất định. Chức năng của nó là cho ta thấy rằng cá nhân mình là duy nhất, là tự do, là có thể chọn lựa, dù ở trong bất kỳ tình huống nào.
Theo một nghĩa rộng nào đó, hầu như không triết gia hay nhà giáo dục nào không là "nhà hiện sinh"! Socrates cũng thế, John Dewey cũng thế. Tuy nhiên, triết thuyết (giáo dục) hiện sinh, theo nghĩa chặt chẽ, là sản phẩm độc đáo và sâu sắc của thế kỷ 20, một "thế kỷ ngắn" đầy những cực đoan, nói như Eric Hobsbawm hay "thời đen tối" dưới con mắt của Annah Arendt, sẽ được tiếp tục tìm hiểu qua vài nét thật đặc sắc của nó.
Nguồn: Bùi Văn Nam Sơn - Tia Sáng
Người phát ngôn của nhà xuất bản Penguin Random House Canada đã xác nhận tin Alice Munro (1931 - 2024) qua đời ngày 13/5 vừa qua tại quê hương Ontario, Canada. Bà là cây bút truyện ngắn đầu tiên, và cũng là nhà văn Canada đầu tiên đạt giải Nobel năm 2013.
NGUYỄN CHÍ NHÂN
Bài LA MARSEILLAISE đã được ROUGET DE LISLE, sĩ quan công binh đồn trú tại Strasbourg sáng tác ngày 26 tháng tư năm 1792.
A THỊNH (Đài Loan)
Thuở sinh viên, tôi được thầy kể chuyện Hồng Thừa Trù(1). Làm quan cuối thời Minh, ông đã từng nói: "Quân ân tự hải, thần tiết như sơn" (Ơn đức nhà vua mênh mông tựa biển, khí tiết bề tôi vững chãi như non).
Trí óc con người thật là thông minh và tuyệt vời, nhưng ta vẫn chưa thể hiểu nổi nó một cách tường tận. Đôi khi trí óc có thể làm được những điều đáng kinh ngạc.
NANCY REAGAN (Mỹ)
Ai theo dõi những cuộc họp cấp cao, chắc chắn sẽ nói rằng, cuộc gặp gỡ giữa Ronald Reagan và Mikhail Gorbachov tập trung vào hai vấn đề then chốt khác: Quan hệ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia và quan hệ giữa hai vị phu nhân của họ.
VŨ THƯỜNG LINH
NGUYỄN THỊ HIỀN LÊ - PHAN LÊ CHUNG
Motoi Yamamoto sinh năm 1966 tại Onomichi, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, là một nghệ sĩ đương đại có niềm đam mê nghệ thuật với sự sáng tạo kết hợp với chất liệu đặc biệt gắn liền với đời sống con người: muối.
ANNIE ERNAUX
Nobel Văn học 2022
ĐỖ QUANG HUY
Năm 2014, một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Pháp, bước ra ánh sáng. Một giờ chiều, ngày mùng chín tháng mười, Stockholm, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đưa ra thông báo ngắn gọn: Giải Nobel Văn học 2014 thuộc về Patrick Modiano.
Gia đình gốc người Liban, sinh tại Le Caire, Ai Cập (1920), học tiểu học tại quê nhà, trung học tại Paris, lại trở về Le Caire học Trường Đại học Mỹ ngành báo chí, cùng chồng chuyển sang sống tại Liban năm 1942, định cư tại Paris từ năm 1946, nhập quốc tịch Pháp và sống luôn ở đó cho đến khi qua đời (2011), Andrée Chedid đã bắc nhịp cầu nối liền hai nền văn hóa Pháp và Trung Đông bằng những tác phẩm của mình.
VÕ BÙI LÊ LAM
HÀN GIANG
Tôi thấy một nàng tiên nhỏ buồn bã
Dưới bóng cây giấy
Tôi biết một nàng tiên nhỏ buồn bã
Một đêm bị gió cuốn bay(1)
GÉRARD CHAPUIS
Judith Gautier là nữ văn sĩ Pháp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1845 tại Paris. Bà chết khi đang dàn dựng và trang trí một máng cỏ hang lừa bởi cơn nhồi máu cơ tim ngày 26 tháng 12 năm 1917 tại Saint-Énogat/Dinard, hưởng thọ 72 tuổi.
TÔ NHUẬN VỸ
Ghi chép
AK.DISKINDƠ
(Liên Xô cũ)
Xavêli Đrôdơđốp, một đạo diễn trẻ vừa mới tốt nghiệp trường Đại học sân khấu đến thành phố Dakơpersk để nhận công tác tại nhà hát kịch địa phương. Anh đến đây với những ý định dũng cảm, những kế hoạch đầy hứa hẹn và niềm hy vọng tràn trề.
LƯƠNG DUY THỨ
(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Quách Mạt Nhược 1892-1992)
Nói đến văn học Trung Quốc hiện đại không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mạo Thuẫn, Tào Ngu, Ba Kim v.v.. Quả vậy, Quách Mạt Nhược là lão gia lớn đứng ở vị trí thứ hai sau Lỗ Tấn.
HOÀNG LONG
Khi sáng tác văn chương hay một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sỹ luôn muốn tác phẩm mình tạo ra sẽ hay để đời.