Lễ hội được tổ chức từ xa xưa tới nay, không chỉ là pho sử ngàn đời được mở ra mỗi năm một lần để trao truyền cho các thế hệ, cố kết cộng đồng... mà còn là dịp bán sản phẩm nhà nông, trao đổi sản vật địa phương... Nhiều tiềm năng, giá trị của lễ hội đã được chú ý khai thác, đặc biệt là gắn lễ hội với phát triển du lịch, nhưng hiệu quả chưa cao.
Nguồn lực phát triển
Thực tế, đã có nhiều địa phương thu hút khách du lịch đến lễ hội, biến lễ hội gắn với các di tích trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế. TS. Trần Hữu Sơn - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết, Lào Cai đã có đề án xây dựng các di tích trở thành điểm du lịch chứ không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, trong đó lễ hội là dịp thu hút đông đảo du khách. Ví dụ, đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) sau khi xây dựng theo mô hình ấy, một năm công đức thu hơn 20 tỷ đồng, riêng dịp lễ hội đền Bảo Hà thu hút tới 3 vạn người, trong 3 ngày, công đức lên đến 4 tỷ đồng, trong khi cả huyện thu được 44 tỷ đồng/năm. Hoặc đền Thượng (TP Lào Cai), 1 năm thu 10 tỷ đồng từ tiền công đức... Gắn lễ hội tại các di tích, danh thắng với du lịch, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế, từ đó có thể trùng tu, tôn tạo di tích, đóng góp cho các hoạt động xã hội tại địa phương. Thậm chí, lễ hội Gầu tào của người Mông ở Lào Cai, dù không thu từ tiền công đức, nhưng hệ thống dịch vụ từ nhân dân, như chủ nhà trọ, xe ôm, người bán đồ đặc sản địa phương... đều được hưởng lợi.
Không chỉ tại Lào Cai, nhiều lễ hội đã và đang được nhiều tỉnh, thành phố chú ý khai thác. Không chỉ lễ hội cổ truyền, mà cả những lễ hội dựa trên di sản văn hóa được tổ chức quy mô, uy tín, cũng tác động lớn tới thu hút khách du lịch. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế Phan Tiến Dũng cho biết: Festival Huế được tổ chức định kỳ vào các năm chẵn từ năm 2000, đến nay đã tạo sức hút khách du lịch tới tỉnh, và cùng với các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam đã hình thành sản phẩm chủ lực của du lịch miền Trung. Nhiều đường bay trong nước và quốc tế đã được nối kết, đồng thời nguồn lực cơ sở hạ tầng tại Huế được đầu tư nhiều hơn. Hiện nay, khách quốc tế tới Thừa Thiên - Huế chiếm hơn 40%...
Nghiên cứu nghiêm túc
“Để phát huy giá trị văn hóa, đặc biệt là lễ hội, các địa phương phải ưu tiên đầu tư bảo tồn. Đây là điều kiện cần thiết để bảo vệ các giá trị chân xác, đồng thời quảng bá du lịch và khắc phục một số điểm yếu như lễ hội lớn diễn ra giống nhau, chất văn hóa trong lễ hội không cao. Bên cạnh đó, nên đưa một số lễ hội tiêu biểu của các địa phương vào nội dung quảng bá quốc gia, vừa nâng cao vị thế văn hóa, tạo ra sự hấp dẫn cho khách du lịch”. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên - Huế Phan Tiến Dũng |
Tuy nhiên, việc gắn lễ hội với du lịch cũng nảy sinh nhiều bất cập. PGS.TS. Lương Hồng Quang, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nhận định: Một số lễ hội truyền thống đã có sự thay đổi về mục đích tổ chức cũng như chủ thể. Một sự kiện làng xã trở thành sự kiện vùng, quốc gia, thậm chí mang tính quốc tế. Trong bối cảnh mới, lễ hội đang gặp thách thức: Xử lý không gian trước các sức ép về số lượng người tham dự gồm địa điểm cúng tế, nghi thức và trình diễn văn hóa nghệ thuật, thể thao; địa điểm như gửi xe, nơi ăn uống, nghỉ ngơi... chưa được tổ chức tốt, trong khi đa phần người xem hội còn là người tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ.
Không phải cứ có lễ hội là có thể làm du lịch tốt. GS.TS. Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa cho rằng: Để lễ hội mang lại lợi ích kinh tế phải dựa trên bản thân lễ hội đó có những gì có thể thu lợi. Thứ nhất, qua lễ hội có thể bán sản phẩm địa phương, đồ lưu niệm. Chẳng hạn, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) đang có đề tài nghiên cứu các sản phẩm du lịch liên quan đến Hùng Vương, nếu có sẽ là sản phẩm văn hóa rất tốt... Thứ hai là tổ chức bán hàng, dịch vụ cho người đến lễ hội một cách văn minh, đàng hoàng, không chặt chém. Có thể biến di sản phi vật thể thành nguồn lợi kinh tế, nhưng phải bằng cách làm văn hóa, không phải cứ khai thác quá đà, “thương mại hóa” lễ hội tùy tiện như nhiều nơi hiện nay.
Còn theo TS. Trần Hữu Sơn, lễ hội chỉ có thể làm kinh tế du lịch khi đáp ứng được nhu cầu của du khách. “Khách mong muốn được sống trong không khí của lễ hội, với màu sắc văn hóa đặc trưng của mỗi di tích, mỗi địa phương, vùng miền. Nhưng nếu các lễ hội được tổ chức na ná nhau, sẽ mất đi sức hấp dẫn. Muốn giữ được nét riêng ấy, người dân phải là chủ thể của lễ hội, cộng đồng phải được hưởng lợi từ đó. Trong du lịch có 4 thành tố: Chính quyền - cơ quan quản lý nhà nước; người dân - chủ thể, doanh nghiệp và du khách. 4 thành tố này phải đan xen nhau, và vai trò của người dân cực kỳ quan trọng trong tổ chức, thực hành nghi lễ và trình diễn”. Tuy nhiên, quản lý nhà nước cần thể hiện rõ đối với phần dịch vụ tại lễ hội, vốn đang có nhiều lộn xộn, bát nháo, được nhắc đến vào mỗi mùa lễ hội. GS.TS. Lê Hồng Lý nhấn mạnh: “Lễ hội muốn ra tiền phải qua bàn tay của những người biết làm về di sản, biết tổ chức du lịch, dựa trên những nghiên cứu khoa học nghiêm túc”.
Nguồn: Thảo Nguyên - ĐBND
NGUYỄN HỮU THÔNG (Dẫn liệu từ miền Trung Việt Nam)I. Có lẽ khi những đoàn lưu dân Việt từ đất Bắc trong quá trình mở cõi về Nam, họ buộc phải có những thích ứng khá táo bạo khi tiếp cận với một vùng địa sinh thái mới lạ, cùng với nền văn hóa của cư dân bản địa tiền trú, ít chất tương đồng, cho dù, tất cả đều chịu sự chi phối của không gian đặc thù Đông Nam Á.
NGUYỄN HỮU NHÀNXa xưa tục ném còn có ở nhiều nơi trong nước. Ở đất bản bộ của Vua Hùng cũng có nhiều làng, nhất là ở vùng Mường không mấy làng không tổ chức ném còn trong dịp hội xuân và hội làng.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG Trong nghi lễ vòng đời người của người Tà Ôi, lễ cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất và được phản ánh qua những điều cấm kị, kiêng cữ mà mỗi đôi trai gái, gia đình hai bên, những người tham gia đám cưới phải thực hiện.
TRẦN HOÀNGTrên dải bờ biển dài 340 km, từ chân Đèo Ngang đến chân đèo Hải Vân có hàng chục làng làm nghề chài lưới, đánh bắt và chế biến hải sản. Tổ tiên của cư dân các làng biển này đều có gốc gác từ các tỉnh phía Bắc.
TRẦN HOÀNG Cách đây gần 450 năm, khi đề cập tới phong tục và sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân vùng đất từ Đèo Ngang trở vào, tiến sĩ Dương Văn An đã viết: “Xuân sang thì mở hội đua trải, gái lịch, trai thanh. Hè đến thì bày cuộc đấu thăm, dập dìu rộn rã nơi ca, chốn múa…” (1).
LAN PHƯƠNGHuyện Phong Thổ (còn có tên gọi Mường Tso, Chiềng Sa) tỉnh Lai Châu nằm trong vùng núi rừng hùng vĩ với mạng lưới sông suối dày đặc và những thung lũng lòng chảo màu mỡ. Nơi đây tụ hội nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như Thái, Dao, H'Mông. Hà Nhì, Giáy... trong đó người Thái (Tay đón, hay Táy Khao) chiếm vai trò chủ thể, cư trú lâu đời với thiết chế bản mường chặt chẽ.
TRẦN HOÀNGCho đến nay cũng chưa ai biết rõ tín ngưỡng thờ cá voi ở các làng chài ven bờ biển Bình Trị Thiên xuất hiện từ bao giờ. Song việc cá voi dạt vào vùng bờ biển này thì đã được sử sách ghi lại từ cách đây gần 450 năm.
PHAN THUẬN ANLễ hội là sinh hoạt văn hoá tinh thần của một cộng đồng người và đã có từ lâu trong lịch sử của nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ hội phản ánh một cách rõ nét những đặc trưng về lịch sử và văn hoá của mỗi địa phương và của từng quốc gia.
LÊ ANH TUẤNCứ vào độ cuối tháng 11 Âm lịch trở đi thì không khí Tết dường như đã dần dần hiện diện trong cái tiết trời, cây cỏ và trong sinh hoạt thường nhật của người Huế.
TRẦN VŨTrâu là loài động vật thích nghi với hệ sinh thái đầm lầy, ấm, ẩm thuộc khu vực Đông Nam Á. Nó là một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”...
NGUYỄN THỊ SỬUKhông dịp nào bằng lễ Aya (lễ cúng mùa, tết), trên mỗi nóc nhà người Taôi bốc lên nghi ngút thơm lừng hương vị cơm mới hoà quyện với bao món ăn đặc sản bay đi khắp núi rừng.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTrong kỷ niệm về thời thơ ấu của mỗi người ở Huế, thế nào cũng có những kỷ niệm về coi bói ngày Tết, nghĩa là có pha một chút mê tín dị đoan. Bởi vì suy cho cùng, đặc trưng của tinh thần Huế đâu có xa lạ gì với chuyện mê tín dị đoan. Người Huế nhìn vào đâu cũng thấy ngũ hành, vì vậy, thói kiêng cữ hoạc sùng bái lại càng là một thứ đặc sản Huế ở nơi họ.
NGUYỄN THỊ NGUYÊN HƯƠNGTết là một sự kiện đặc biệt trong đời sống của người Việt . Tục lệ về Tết cũng là chuyện “đất lề quê thói”, mỗi nơi có một cách riêng để đón Tết dù Tết mọi nơi cũng tương tự như nhau. Riêng với Huế, tục lệ đón Tết cũng mang những nét đặc trưng của vùng đất từng là kinh kỳ.
NGUYỄN KHẮC XƯƠNGTết miền Trung xưa có thể nói không thể thiếu vắng bài chòi. Đây là một hình thức vui chơi đấu trí cũng như tổ tôm điếm, cờ người, cờ bỏi ngoài Bắc. Bài chòi là hình thức chơi bài lá phổ biến ở các tỉnh Nam Trung bộ như Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định, cũng còn gọi là hát bài chòi.
LÂM TÔ LỘCTrong di sản văn hoá dân tộc ở Việt Nam, múa dân tộc Việt có bề dày lịch sử được xác định bởi những hoa văn hình múa trên trống đồng Ngọc Lũ. Múa truyền thống nổi lên ở các lễ hội. Có người cho rằng người Việt không có thói quen sinh hoạt múa tập thể. Sử sách đã nói đến truyền thống sinh hoạt múa này.
TRẦN HOÀNGThành ngữ Việt có câu: "Vui như tết". Quả là như vậy! Tết vui không phải chỉ vì Tết là dịp để sum họp gia đình, gia tộc, để chú, bác, cậu, dì, bà con nội ngoại và xóm giềng tề tựu, gặp gỡ, thăm viếng nhau dưới một mái đình, mái nhà chung.