“Có hai ông sui gia nhậu với nhau, trên bàn có một dĩa lòng vịt xào với hành nho nhỏ. Ông sui gia tính ham ăn, liền thò đũa lòn nguyên dĩa gắp lên rồi giũ giũ vờ như muốn cho nó rớt xuống. Nhìn thấy vậy, ông sui kia nóng ruột nói: Anh lấy giò đạp xuống thử coi nó xuống không?”.
Phần trích trên là nguyên văn Chuyện sui gia nằm trong tiểu mục Truyện cười của Truyện kể dân gian (gồm 76 trang) do TS Phan Xuân Viện biên soạn. Đây là một trong hàng trăm câu chuyện mà thầy trò khoa Văn học, Trường Đại học KHXH-NV TPHCM sưu tầm, thu nhận, sàng lọc và tuyển chọn lại trong 2 đợt thực tập thực tế tại Tiền Giang (năm 2011 và 2012).
Trong 2 đợt điền dã ấy, với sự hướng dẫn trực tiếp của 11 thầy - cô, gần 300 sinh viên của khoa đã có 1.851 cuộc tiếp xúc với cộng tác viên (nhân dân địa phương), sau thời gian dài làm công việc lọc bỏ, tinh chọn, phân loại và chỉnh lý, nhóm biên soạn gồm TS La Mai Thi Gia, TS Phan Xuân Viện và Th.S Lê Thị Thanh Vy đã giữ lại và đưa vào tập sách được 1.021 câu đố, 903 câu tục ngữ, 108 truyện kể, 1.251 câu ca dao và 49 bài vè.
Như một điều tất yếu, sự lưu truyền của dòng văn học truyền miệng có sức lan tỏa rộng, nên những gì mà tập thể tác giả và các cộng sự thu nhận được trong 2 tập sách trên, có thể nói, ngoài những gì thật sự xuất phát từ đất Tiền Giang (do cư dân ở đây sáng tác) còn có một phần, theo tôi là “di sản” của cả dân tộc được lưu truyền theo đoàn người di cư từ Bắc và Trung vào Nam trong các thời kỳ lịch sử.
Trong phần câu đố, rất thú vị khi phần lớn đều được dân gian sáng tác dưới hình thức lục bát, tứ tuyệt hoặc các hình thức văn vần đa dạng khác. Như tục ngữ là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học dân gian, từ chính cuộc sống đã đúc kết nên những câu nói hoặc trực tiếp, hoặc ẩn dụ; có lúc đơn giản, có khi mang tính triết lý cao tạo nên những bài học về luân lý ở mọi tầng bậc cuộc sống.
Hay ca dao dân ca có nhiều nét khu biệt vùng miền, với khá nhiều nội dung thể hiện rõ tính địa phương. Thể loại vè, phần nào nêu được đặc trưng của vùng sông nước miền Tây qua thế giới thiên nhiên, động thực vật và những sinh hoạt thường ngày của người dân Nam bộ. Thú vị nhất là những bài vè liệt kê tên gọi và đặc điểm của các loài chim, loài hoa, loại bánh trái hay các loại tôm cá vùng sông nước, như: “Tròn như mặt trăng/ Đó là bánh xèo/ Có cưới có cheo/ Đó là bánh hỏi/ Đi không đặng giỏi/ Ấy là bánh bò…”.
Văn học dân gian Tiền Giang là một tập sách quý, cần lưu giữ để tham khảo, không chỉ cho những nhà chuyên môn nghiên cứu về văn học mà còn là một tài liệu bổ ích cho các ngành liên quan (dân tộc học, lịch sử, địa lý, văn hóa…), đồng thời cũng cần ghi nhận, đây là một nguồn tài liệu, là nơi lưu giữ tinh hoa của tiền nhân qua bao thế hệ.
Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên - SGGP
2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.
Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.
Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.
Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.
Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.
Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.
Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...
Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.
“Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...
Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.
Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!