Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Đừng bao giờ “dán nhãn” cho một ai đấy!
Nhà văn mà tôi kính trọng vẫn sống trong căn nhà cũ thuộc một con ngõ không được nên thơ cho lắm của Hà Nội và một gia cảnh không lấy gì làm sung túc. Khác chăng, tầng 1 của ngôi nhà ống đã được con dâu ông dùng để bán hàng tạp hóa. Tầng 2, nơi ông ngồi viết những cuốn tiểu thuyết dày hàng trăm trang, trong đó có cuốn dày tới hơn 800 trang khổ lớn thì trông ra những mái nhà lố nhố và có vẻ thiếu ánh sáng trời. Tác giả “Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn”... gầy hơn hẳn so với hồi ông mới trở lại văn đàn một cách chính danh và nhanh chóng được ghi nhận trở lại. Ông cho biết mình vừa trải qua một ca mổ cách đây mấy tháng, sức khỏe hiện tại cũng chưa thật ổn định nhưng trí nhớ, sự mẫn tiệp và hiểu biết vẫn là tài sản đáng giá của người viết tự cho rằng may mắn lớn nhất của mình là đã được sống qua nhiều giai đoạn lịch sử, được chứng kiến những biến động của dân tộc; được tham gia, góp mặt trong những sự kiện lớn của đất nước, và cả những chuyện thế thời - thời thế khác...
- “Chuyện ngõ nghèo” - cuốn sách vừa xuất bản nhưng thực ra là đã được viết từ hơn 30 năm trước của ông được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác dày dặn của ông. Cá nhân ông có thấy thế?
- Bản thảo được viết từ 34 năm trước, nhưng tới lúc mang nó đi in, tôi cũng không sửa nhiều. Thường, tôi viết cái gì, xong là xong, ít khi xem lại lắm, kể cả khi nó đã được in thành sách. Nhưng cái chính là vì “Chuyện ngõ nghèo” vẫn mới. Lối viết của nó rất hiện đại, không theo một mô típ quen thuộc nào cả. Cốt truyện được phá dỡ, giải tán, không như những cách kể chuyện thông thường. Câu chuyện được kể mặc dù đã thuộc về một thời có lẽ không bao giờ trở lại nhưng những thông điệp của nó, xét trên nghĩa rộng, vẫn mang đậm tính thời sự. Ấy là ranh giới mong manh giữa phần “con” và phần “người” trong mỗi một con người, khi cuộc sống của họ bị thử thách, bị dồn vào bước đường cùng, đe dọa đến “bản tính người” nơi họ. Cuộc chiến để neo mình lại giữa hai bờ vực ấy, theo tôi chẳng bao giờ hết tính thời sự cả.
- Có thể còn vì cuốn sách gần như là một “tự truyện” của ông, trong một đời viết sóng gió, không phải lúc nào cũng tiện nói ra hết những ẩn ức trong lòng?
- Cũng chẳng hẳn, dù cố nhiên là ai mà chẳng thích viết về mình, nhất là sau một thời gian dài im lặng. Nhưng tôi thích “Chuyện ngõ nghèo” hơn cả, chính là vì nó giản dị. Nó cứ túc tắc kể lại một câu chuyện rất đời, rất người, có vui có buồn, có đau khổ giận dữ nhưng không có gì bị phức tạp hóa cả. Tới giờ này, tôi thấy viết sao cho giản dị là khó đấy!
- Trông ông ngoài đời hiền khô, thậm chí còn hơi liêu xiêu yếu ớt, vậy mà nhiều trang viết của ông lại rất khốc liệt và “dấn ga” tới cùng vào “hang ổ của sự thật”. Cái câu “văn là người” vẻ như không đúng với ông?
- Thì như người ta vẫn nói, con người có thể đa nhân cách hay đa tính cách. Không có người nào hiền hẳn hay ác hẳn. Không phải thế. Nhất là cái anh viết văn, nó lại càng không thế. Chẳng nên dán nhãn cho một ai đấy bằng một tính từ nào đấy.
Tôi thì đúng là hiền thật, thường tôi chẳng mấy khi oán thán cuộc đời hay để bụng ai lâu, kể cả khi cuộc đời tôi gặp phải những khúc quanh không mong muốn, những dòng chảy xiết chẳng thể ngờ... Nhiều thứ tôi cho rằng, đó là do sự ngẫu nhiên của lịch sử, chỉ là nó rơi vào ai mà thôi. Có thể tôi không may mắn bằng người này, nhưng biết đâu lại may mắn hơn người khác. Mọi trải nghiệm, một khi đã đi qua, đều có giá trị cho nghề viết. Nhưng cũng nhiều lúc tôi quyết liệt đấy, quyết liệt theo kiểu của tôi, chẳng hạn như quyết định bỏ trường y để đi bộ đội, hay lúc dừng viết đi... học nghề may, nuôi lợn... để giữ cho được phẩm giá của mình. Một khi đã xác định rõ phải trái, thường thì tôi rất dứt khoát.
Dừng lại, khi không góp thêm được cái mới
- Vẫn biết ở độ tuổi này, và nhất là sau khi đã cống hiến cho văn đàn Việt nhiều tác phẩm giàu sức nặng, ông hoàn toàn có thể tự cho mình quyền được nghỉ ngơi. Nhưng một mặt, tôi vẫn thấy hơi tiếc khi nghe ông tuyên bố “Chuyện ngõ nghèo” sẽ là tác phẩm cuối cùng của ông. Đó là do ông cao hứng lỡ lời, hay là một ý định nghiêm túc?
“Sở dĩ tôi viết văn được là do... học ngoại ngữ. Phải học ngoại ngữ mới biết tiếng Việt của mình hay ở chỗ nào” Nhà văn, dịch giả Nguyễn Xuân Khánh |
- Tôi nghiêm túc chứ! Đã đến lúc phải tự cảm thấy sức lực trong mình còn lại bao nhiêu, tốt nhất là nên ưu tiên cho việc gì. Và cái chính là tôi không tin là mình còn đủ sức sáng tạo ra cái mới. Từ lâu tôi đã tự nhủ: Tới một lúc nào đó không còn đóng góp được thêm cái gì mới thì tốt nhất là nên “buông” - như chữ “xả” trong lời răn “từ bi hỷ xả” của nhà Phật.
- Một cây tiểu thuyết sung sức của văn đàn Việt, cả khi đã tuổi cao sức yếu, và không chỉ thế, còn là một danh sách khá dài những đầu sách dịch. Ngoái đầu nhìn lại, ông có tự thấy... phục mình?
- Tôi thấy... tiếc. Kể mà tôi được trẻ lại độ mười tuổi, chắc tôi sẽ học thêm hai ngoại ngữ nữa, để sở hữu ít nhất 4 ngoại ngữ. Sở dĩ tôi viết văn được là do... học ngoại ngữ. Phải học ngoại ngữ mới biết tiếng Việt của mình hay ở chỗ nào.
Trí thức Việt Nam theo tôi nên cần tự học nhiều hơn. Con người nói chung là phải học, không được học thầy thì có thể tự học, nhất là học ngoại ngữ. Có điều kiện thì nên học, không có điều kiện cũng lại... càng nên học. Cái sự tự học ấy ít nhất nó sẽ làm cho con người mình trở nên sâu sắc hơn, sống động hơn. Có ngoại ngữ, cái đầu của mình nó khác lắm đấy, nhất là khi anh làm nghề viết...
- Không còn nặng nợ viết, thời gian biểu của ông có thay đổi nhiều?
- Tôi vẫn giữ thói quen đọc sách hàng ngày, thường là đến 12 giờ đêm. Đọc nhiều thứ: Văn chương, triết học...; có cái đọc mới, có cái đọc lại, cho sướng. Đọc lúc này không phải để viết, để được gợi ý nữa mà là để hưởng thụ. Tôi chỉ dùng mạng để tra cứu và theo dõi thời sự quốc tế chứ cơ bản là không đọc báo mạng, cũng không dùng facebook vì nó mất thời gian lắm. Tôi thậm chí còn không dùng email. Chả cần. Tốt nhất là gặp trực tiếp.
- Thế giới lúc này, ông thấy rộng hơn hay bé đi?
- Tôi thấy lắm lúc nó cũng điên rồ nhỉ? Nhưng đời mình kể ra cũng có cái may là đã được sống qua nhiều giai đoạn lịch sử, được chứng kiến những biến động của dân tộc, được tham gia, góp mặt trong những sự kiện lớn của đất nước, và cả những chuyện thế thời - thời thế khác... Cũng sướng (cười)!
- Xin cảm ơn ông!
Theo Thư Quỳnh - ĐBND
Thông tin từ Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ Việt Nam cho biết, kỷ niệm 100 ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, NXB phát hành hai cuốn sách mới, trong đó có một cuốn được coi như tiểu hồi ký của nhà văn và một cuốn do các nhà văn bạn bè viết về ông.
“Bay qua những khoảng trời ước mơ” (NXB Lao động) của Quyên Gavoye, tập sách gần 30 tản văn, đầy đặn cảm xúc, dày dặn trải nghiệm và nhiều lắm những tiếng lòng của một người con bôn ba xa xứ.
Truyện ngắn "Người bán than ở Chí Linh" giúp người đọc hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.
Hung tin Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung từ trần do Covid 19 làm tôi bàng hoàng. Mới đây, Nguyễn Quốc Trung còn nhắn tin hỏi thăm tôi. “Bác ở đâu? Giữ gìn sức khỏe nhé, con Covid ghê gớm quá”. Trung không quên dặn tôi: “Ráng tập trung hoàn thành trường ca về Mẹ nhé".
Cuốn sách “Sân khấu - Nghệ sĩ và một góc nhìn cuộc sống” (NXB Sân khấu, 2021) của NSND, họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang chứa nhiều cảm nhận, cảm xúc qua nhiều năm tháng làm nghệ thuật của tác giả. Qua ba phần - Sân khấu, Nghệ sĩ và Góc nhìn cuộc sống, thêm phần Phụ lục, tác giả, người đọc nhận ra cách mà nhiều nghệ sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.
Nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục, tác giả “Tượng đài Sông Hương”, “Đưa đò’, “Vạn Xuân”, “Sông Hương ngoài biên giới”…đã qua đời tại TP.HCM do nhiễm COVID-19.
Những tác phẩm văn học có giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc đã khắc hoạ rõ nét cuộc đời, sự nghiệp của vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Hai phía chân dung” (NXB Nghệ An, 2021) là một tập “ngẫu văn”. Bằng giọng thủ thỉ tâm tình, tác giả đưa ta đến với nhiều địa danh.
Giữa lúc tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh căng thẳng, nhà văn Vũ Hạnh (trong ảnh) bị tai biến, phải nhập viện. 6 giờ sáng 15/8 ông qua đời, hưởng thọ 96 tuổi (1926 - 2021). Biết ông từ lâu, và mươi năm gần đây được gần gũi ông, hiểu ông, càng thêm yêu quý ông về tài năng và nhân cách. Thương tiếc vĩnh biệt một nhà văn lớn, đa tài, đầy nhiệt huyết với lý tưởng sống và lý tưởng nghệ thuật của mình!
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa cho ra mắt bộ sách Bạn Văn Bạn Mình, tập hợp những cuốn sách chân dung văn học đặc sắc nhất của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng viết về những người bạn, cũng là những văn nghệ sĩ tài ba, qua đó, giúp độc giả cảm nhận gần gũi hơn về tác phẩm, tác giả và cung cấp những tư liệu dồi dào, chân thực về lịch sử văn chương...
Lẽ ra, nếu không có sự bủa vây của đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động để tưởng nhớ 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tế Hanh (20/6/1921 – 20/6/2021) đã được tổ chức trong tháng 6 vừa qua.
Được sự đồng ý cho phép của gia đình nhà văn Hữu Mai, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa tái bản cuốc sách “Người lữ hành lặng lẽ” của nhà văn Hữu Mai. Đây là một là một trong số ít tiểu thuyết ký sự thành công lớn và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cũng như nhận được nhiều tình cảm của người đọc.
Tin nhà văn Sơn Tùng từ trần đến với tôi trong một đêm tháng 7. Trời mưa rả rích, mùi hương trầm tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc như đang dâng tràn trong không gian man mác. Hình ảnh ông ngồi trước trang viết với bàn tay bị thương co quắp cầm chặt chiếc bút, hiện rõ trước mặt tôi. Dáng đi của ông với một bên chân chới với, một bên chân đã từng bị liệt đang cố nhích từng bước xa dần vào hư ảo…
Những cuốn sách chân dung văn học đặc sắc nhất của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng viết về những người bạn, cũng là những văn nghệ sĩ tài ba, qua đó, giúp độc giả cảm nhận gần gũi hơn về tác phẩm, tác giả và cung cấp tư liệu dồi dào, chân thực về lịch sử văn chương...
Là một trong bốn tác phẩm của Đỗ Bích Thúy vừa ra mắt trong bộ sách có tên chung Vị, tiểu thuyết Người yêu ơi đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc thật đẹp.
Trong thời gian gần 60 năm nghiên cứu, bằng “đôi mắt xanh” của mình, GS Phong Lê đã dày công khắc họa 90 chân dung văn hóa - văn chương Việt Nam.
Ngày 4.7, Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Liên Việt phối hợp với NXB Dân trí và Gallery 39 tổ chức lễ ra mắt cuốn sách trực tuyến “Về Nguyễn Huy Thiệp”.
Thời xa vắng và Sóng ở đáy sông đều là những tác phẩm nổi bật trên văn đàn, được cho là đã mạnh dạn đi trước thời đại, mạnh dạn nhìn vào những ấu trĩ, bê bối, giáo điều của thời xã hội chuyển giao với những tàn dư dai dẳng trong tư tưởng và tâm hồn con người trong xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị. Hai tiểu thuyết gắn với tên tuổi của nhà văn Lê Lựu vừa được "gặp mặt" bạn đọc thế hệ hôm nay với một diện mạo mới.
Cùng với Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông là tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Lê Lựu. Nếu như Thời xa vắng ngay khi mới xuất bản đã gây tiếng vang, thu hút sự chú ý của bạn đọc trong nước, thì Sóng ở đáy sông chỉ được dư luận chú ý đến sau thành công vang dội của phim truyền hình cùng tên.
Trong số những nhà văn nữ trưởng thành trong bão táp của cách mạng và hai cuộc kháng chiến, nhà văn Lê Minh là người mở đầu, và là con chim đầu đàn viết về đề tài công nhân, công nghiệp và chân dung của các chiến sĩ cách mạng từ Bác Tôn, chị Minh Khai, chị Tư Già đến Kim Ðồng…