Cho dù được biểu đạt bằng thể loại gì, từ tản văn, truyện ngắn hay du khảo, thì người đọc vẫn nhận ra ở Nguyễn Trương Quý một tấm lòng thiết tha với Hà Nội. Anh vừa ra mắt cuốn sách thứ 8, du khảo Một thời Hà Nội hát (NXB Trẻ ấn hành), cũng nằm trong mạch nguồn đó.
Được dung hòa giữa văn chương và rất nhiều tư liệu quý giá, cuốn sách là một công trình nghiên cứu thú vị và hấp dẫn cho những ai quan tâm đến Hà Nội giai đoạn bản lề trước và sau năm 1954.
* Nhà văn NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ: Đúng là có một sự liên quan giữa 2 cuốn sách. Cuốn sách trước là một cuộc tổng quan về hình thái, hiện tượng khi có rất nhiều bài hát lấy Hà Nội làm trung tâm, làm đối tượng nghệ thuật, giống như một cuộc kể chuyện về Hà Nội bằng ca từ. Đến cuốn này, như một câu trả lời phức tạp hơn, thông qua một câu chuyện, một hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn trước và sau năm 1954, là giai đoạn bản lề của thành phố.
Trong bối cảnh đó, tôi muốn đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Liệu cảm hứng lãng mạn được giữ gìn, phát triển ra sao? Cơ chế nào để xây dựng nên câu chuyện này, biến nó thành một huyền thoại, làm nên một câu chuyện về Hà Nội mà bây giờ gần như là một bảo chứng cho giá trị lãng mạn của Hà Nội? Trong khi những hình thái thuộc địa, những khung cảnh, kiến trúc, con người hay phong tục đã thay đổi rồi thì người ta vẫn nhìn vào đây giống như một di sản phi vật thể, một bảo tàng ký ức về vẻ đẹp xưa cũ của một Hà Nội mà người ta truyền tụng. Và cuốn sách ra đời xuất phát từ đó.
* Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sinh ra ở Hải Phòng. Vậy, âm nhạc và con người Đoàn Chuẩn tiêu biểu như thế nào cho con người và vùng đất Hà Nội?
* Câu chuyện có nhiều nhân vật nhưng tôi chọn nhân vật chính là Đoàn Chuẩn với nhiều bài hát, rạp Đại Đồng, hay cuộc đời sáng tác nghệ thuật, chuyện tình cảm của Đoàn Chuẩn làm trung tâm. Vì ở ông, vô tình hội tụ tất cả đặc điểm của giai đoạn đó, khi ông là người cuối cùng của giai đoạn tân nhạc ở miền Bắc. Và những hoạt động của ông cũng chứng kiến những thay đổi của đất nước.
Đương nhiên, chọn Đoàn Chuẩn vì cuộc đời ông thỏa mãn được những dữ kiện đặt ra. Đoàn Chuẩn tuy không phải là người sinh ra ở Hà Nội nhưng ông lên Hà Nội học từ lúc nhỏ, rồi lấy vợ Hà Nội. Cuộc sống vật chất và năm tháng hoạt động sôi nổi nhất, kể cả những thăng trầm của ông cũng diễn ra tại đây. Quan trọng nhất là những bài hát, những giai điệu ấy, câu chuyện ấy đi vào vốn văn hóa đại chúng Hà Nội. Rất nhiều thế hệ người Hà Nội đã coi những điều đó là sản phẩm của địa phương. Vậy nên, hoàn toàn có thể xem những câu chuyện đó là của Hà Nội.
* Như vậy, anh không gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện cuốn sách này, dù là người “sinh sau đẻ muộn”?
* Có một số khó khăn, như các văn bản đó rơi vào đúng giai đoạn chuyển đổi và bị lắng xuống một lớp bụi nên tôi cũng phải gạt đi rất nhiều mới tìm được những câu chuyện chính xác. Ngoài ra, vì đây là những bài hát tình cảm, mang tính sở hữu cá nhân giai đoạn rất riêng tư của con người, đi kèm rất nhiều ngoại truyện, giai thoại nên làm sai lệch và biến dị nhiều với câu chuyện gốc. Người ta truyền tụng rất nhiều, dù xuất phát từ tình cảm yêu mến, nhưng điều đó vô tình làm bồi đắp nên nhiều chân dung khác nhau.
Tất nhiên, bản thân tôi cũng không thể nào đi đến chân dung Đoàn Chuẩn chính xác 100% vì những người trong cuộc hầu như đã mất cả rồi. Đương nhiên, tôi muốn tránh sự áp đặt lên mọi người, cho rằng đây là chân dung chính xác. Tôi chỉ đưa ra một chân dung nghệ thuật, về giai đoạn nghệ thuật của một đô thị mà tiếng nói của nghệ thuật, của văn hóa được định hình rất đậm đặc.
* Còn câu chuyện, vấn đề gì về Đoàn Chuẩn hay của giai đoạn đó mà anh lấy làm tiếc nuối khi không được thể hiện trên sách?
* Có nhiều thứ tôi mong muốn được đi tới cùng nhưng chưa thể giải quyết được ngay. Chẳng hạn, về mặt khảo sát các giấy tờ, các văn bản riêng tư, tôi chưa được tiếp cận đến nơi đến chốn vì vấn đề gia đình, nhân thân và nhiều nguyên nhân khác nữa mà mọi người chưa sẵn sàng công bố với người khảo sát là tôi.
Tôi nghĩ, nếu như có được nhiều dữ liệu hơn nữa, chính xác hơn nữa thì khả năng nghiên cứu sẽ mở rộng ra thêm. Tuy nhiên, mỗi cuốn sách chỉ giải quyết được một câu hỏi đặt ra thôi, mình không thể làm tất cả công việc gọi là phục dựng hết được.
* Vậy anh có dự tính gì cho một cuốn sách tiếp theo?
* Thực ra trong nghiên cứu, đất rất rộng và có nhiều cách để tiếp cận. Giống như cuốn sách này, nếu câu chuyện chỉ khoanh vùng ở cuộc đời Đoàn Chuẩn thì cuốn sách sẽ đi theo hướng khác. Mình phải đặt trong bối cảnh rất rộng, Đoàn Chuẩn liên quan đến những ý niệm về giới, về định nghĩa thị dân như thế nào. Mình phải khảo sát cái mà người ta gọi là không gian hóa, với những đồ vật, hiện tượng mà tự nó đã là không gian rồi. Như bài hát của Đoàn Chuẩn chẳng hạn, nghe là coi đấy là không gian của Hà Nội. Cũng có thể sau này sẽ có những cuốn khác về chủ đề Hà Nội, vì trong sách, tôi cũng có mở những hướng khác nữa. Đến một lúc nào đó, khi có đủ dữ liệu, tôi sẽ bắt tay vào làm.
* So với những cuốn sách được ra mắt trước đây và ít nhiều tạo được tiếng vang, với Một thời Hà Nội hát có ý nghĩa như thế nào với anh?
* Trước cuốn sách này, tôi có cuốn tản văn Mỗi góc phố một người đang sống, tôi có một vệt bài đi đi lại lại quanh chủ đề người ta hình thành nên ý niệm Hà Nội là quy tâm trong âm nhạc, trong nghệ thuật như thế nào. Nhưng lúc đó tôi chưa có đủ lý thuyết để “gói” lại, thì cuốn này tôi quyết tâm “gói” bằng được. Nó cũng đánh dấu bước trưởng thành về mặt tư duy, về nghiên cứu.
Theo Hồ Sơn - SGGP
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.
Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.
Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.
Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.
Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.
“Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.
Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.
“Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.
Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.
Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...
PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…
Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...
Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.
Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.
Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...
Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.
Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.