Nhà văn Bùi Hiển trong ký ức trìu mến

09:18 04/12/2019

Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.

Nhà văn Bùi Hiển và các cháu trong gia đình. Ảnh tư liệu

Viết truyện hay vẫn đi học viết

Với nhiều đồng nghiệp, nhà văn Bùi Hiển (1919 - 2009) là con người ham học hỏi, chịu khó tìm hiểu, thâm nhập đời sống. Có thể ông là “tạng” nhà văn thiên về khai thác tư liệu, dựa trên kết quả thực tế để tìm mẫu nhân vật, xây dựng ý tứ, cốt truyện. Đồng thời, ông cũng làm việc cẩn trọng, muốn bám sát để phản ánh cho chân thực cuộc đời, con người.

Nhà báo lão thành Phan Quang quen nhà văn Bùi Hiển từ năm 1948 khi nhà văn từ Nghệ An ra Thanh Hóa dự khóa học viết văn do Chi hội Văn nghệ Liên khu IV tổ chức. Nhân Bùi Hiển đến thăm báo Cứu quốc, lúc tiễn nhà văn về, nhà thơ Chế Lan Viên nói với Phan Quang: “Ông Bùi Hiển thật là kỳ cục! Ông viết truyện ngắn hay đến thế mà nay lần ra tận đây học viết văn…”. Sau này Phan Quang ngẫm ra, Bùi Hiển vốn là người khiêm nhường, ham học, say mê đi thực tế và tìm học trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cộng thêm hồi đó Bùi Hiển đang là cán bộ quản lý Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Nghệ An, ông muốn… thoát công việc này để bay nhảy, trải nghiệm cuộc sống, sưu tầm tư liệu sáng tác.

Còn GS Hà Minh Đức nhận xét, Bùi Hiển có mặt ở nhiều nơi nguy hiểm trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khi hòa bình lập lại, GS Hà Minh Đức có tham gia soạn SGK cho cấp THPT, đến phỏng vấn nhà văn Bùi Hiển về một số tác phẩm của ông, trong đó có “Nằm vạ” - truyện ngắn đầu tay nổi tiếng in năm 1940 trên báo Ngày nay của Tự lực Văn đoàn. “Ông nhiệt tình chấp nhận phỏng vấn và đã trả lời tỉ mỉ, sâu sắc rất hay”, GS Hà Minh Đức nhớ lại. Hồi có dịp cùng ở nhà sáng tác Quảng Bá (Hà Nội) và một số nhà văn, nhà nghiên cứu nữa, “không khí rất vui. Tôi nhớ anh Bùi Hiển thỉnh thoảng đi vắng ít ngày. Ông đi thực tế về nhiều vùng chiến sự. Sau đó lại về ở Quảng Bá để viết. Mỗi lần đi về chúng tôi lại quây quần bên ông nghe ông kể chuyện. Lúc này đã ở tuổi trên dưới 50 song ông vẫn khỏe vẫn đẹp. Khuôn mặt nhân hậu luôn tô điểm nụ cười”.

Con người nhân ái

Chính niềm thân mến, nâng niu cuộc đời, con người, quý trọng đồng nghiệp văn chương của nhà văn Bùi Hiển đã lưu lại tình cảm lâu bền về ông trong các nhà văn cùng lứa và cả thế hệ sau. Nhiều người không ở gần ông, nhưng qua tiếp xúc, nghiên cứu, nắm bắt được những câu chuyện về ông và những người cùng thời, thì ấn tượng với cái tình và sự gần gũi của Bùi Hiển. Theo TS Nguyên An, Bùi Hiển là “bạn của mọi người, bắt đầu từ trong nhà”, bởi Nguyên An nhớ, có lần nhà văn hỏi ông: “Trong nhà, Nguyên An có được coi là bạn không?”. Nhà nghiên cứu hơi ngạc nhiên, nhưng dần mấy năm sau, khi đã thêm trải nghiệm, mới nhận ra, nếu được vợ và con cháu coi là bạn thì vui và tự hào lắm, nhưng thật không phải dễ! Còn Bùi Hiển, ông là bạn của gia đình mình, bạn của nhiều nhà văn, nhà thơ từ thời trẻ cho đến về già.

Ông quan tâm đến mọi người, cả trong đời sống và sáng tác đều không thiên về thể hiện sự gay gắt, cực đoan, mà hướng đến sự lành thiện. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu nhận xét về ông: không sốt ruột, không chạy theo thời thượng, chỉ viết về những gì mình gắn bó và thuộc hiểu, luôn nhất quán với quan niệm nghệ thuật về con người mang đậm ý nghĩa nhân văn…, điều đó cho thấy bản lĩnh sáng tạo của một nhà văn luôn có “nụ cười hóm hỉnh và cái nháy mắt thông minh”.

Bản tính, tâm hồn ấy trong nhà văn Bùi Hiển bao quát các tác phẩm của ông, trên một hành trình sáng tạo bền bỉ qua các giai đoạn lịch sử để gắn bó và “gợi ý” với cuộc đời. Như ông từng viết: “Văn học thật ra, suy cho cùng, chẳng làm được gì nhiều lắm. Nhưng nó có khả năng, có thiên chức đánh thức dậy những ước ao hướng thiện và những tiềm tàng tự hướng thiện ở từng con người một”.
 

Ông Bùi Quang Tú, con trai nhà văn Bùi Hiển: Cha tôi là nhà văn chỉ sáng tác khi đã có đầy đủ tư liệu thực tế, quan sát, nghiền ngẫm thấu đáo. Bởi vậy ông rất coi trọng việc lăn lộn trong đời sống nhân dân, chăm chỉ ghi chép - dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hơn 70 cuốn sổ tay, dày có mỏng có, tiếng Pháp chen lẫn tiếng Việt chính là nền móng cho những sáng tác kịp thời hoặc sau này.


Theo Hoàng Hoa - Thời Nay/ND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.