Mười Cents

15:14 16/04/2015

KIMO

Mười Cents, một đồng xu nhỏ nhất, mỏng nhất được gọi là “dime” và đồng xu nầy được đúc với chất liệu 90 phần trăm bạc và 10 phần trăm đồng như đồng xu năm cents và 25 cents nhưng lại khác với đồng xu một cent.

Đồng xu mười cents - Ảnh: wiki

Mỗi đồng xu tiền đều có một lịch sử đặc trưng riêng biệt của từng giai đoạn lịch sử của nước Mỹ và những đồng xu là phương tiện cần thiết trao đổi về mọi hình thức trong quốc gia, hầu như những đồng xu nầy rất thiết thực gần hết ở các quốc gia trên hoàn cầu chứ không riêng gì nước Mỹ. Đồng bạc mười cents nhỏ hơn cả đồng một cent, vòng tròn chu vi lớn 17.91 mm, độ dày 1.35 mm, và quanh vòng tròn có 118 răng cưa. Một bên của đồng mười cents được in khuôn mặt Franklin D. Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ, mặt khác in hình nhánh oliu tượng trưng cho “hòa bình”, ở giữa là ngọn đuốc tượng trưng cho “tự do” và nhánh sồi tượng trưng cho sự “giàu mạnh” của quốc gia. Nhưng mười cents ở đây là một câu chuyện đánh dấu bước ngoặc một cuộc đời của người con gái trên xứ lạ quê người mang tính chất giá trị của một đời sống, một tinh thần tự trọng và một tấm lòng hiếu thảo.

Câu chuyện mười cents bắt đầu của cô sinh viên trong ngôi trường Đại học Harbor College xảy ra một ngày vào giữa tháng tư, giữa một mùa học và cũng là dấu hiệu mùa hè sắp đến nên sinh viên học sinh bắt đầu kiếm việc làm để vào mùa hè không bị thiếu hụt cho một đời sống đơn thân độc mã, một đời tự lập mà cũng là một đời xa xứ, xa gia đình và trong đó có tôi. Hình ảnh cô sinh viên nghèo nhưng tâm hồn lại không nghèo, mang ba lô trên vai chạy ra con lộ chính đón xe bus đi đến thành phố Carson để xin việc làm mà trên tờ báo Los Angeles Time mới đăng tin nhận người làm cho khâu dây chuyền từ chiều qua. Khâu dây chuyền là một công việc thấp nhất ở nước Mỹ với giá lương 3 đồng 25 cents cho đến 3 đồng 75 cents, tuy là đồng lương thấp nhưng rất đông người đi xin việc làm vì đó là công việc dành cho những công nhân không có trình độ học vấn, cho những người dân cư mới mẻ như dân tị nạn và cũng là công việc cho những sinh viên nghèo, trong giới làm khâu dây chuyền phần nhiều là sắc dân thiểu số như Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Tàu và Việt Nam và tôi là cô sinh viên nằm trong hai diện nói trên.

Xe bus vừa dừng lại trên con đường Pacific Hwy, là con đường dài nhất mà ngày đó chưa lái xe nên chưa biết con số của nó mà chỉ biết là dài lắm, con đường lúc nào cũng đông đúc xe qua lại, nhiều quán ăn và cũng nhiều quán bán đủ thứ trên đời mà hầu như tôi chưa hề biết qua mà cũng không dám bước vào để xem. Nhìn đồng hồ trên tay gần một giờ trưa nên cái bụng teo tóp của tôi nghe cồn cào, quán McDonald bán hamburger bên kia đường làm cho bụng thêm cồn cào; đèn xanh vừa lên, đôi chân nhanh nhẩu băng qua đường không còn ngại ngùng sợ hãi. Làm sao quên cho được ngày đó, cái ngày cả buổi sáng không có gì ngoài ly sữa, bước qua khỏi cửa là đứng sắp hàng chờ đến phiên mà nghe cái bụng đói meo vì mùi thơm của hamburger, khoai tây chiên và bánh táo nướng, nhưng đứng sắp hàng hơn cả mười phút mới đến phiên tôi mua phần ăn.

Cô bán hàng “hello” lịch sự không quên kèm theo nụ cười với tất cả mọi người. Tôi không chờ đợi câu hỏi mà đã trả lời: “BigMac, khoai tây chiên và ly nhỏ coca cola”, không cần suy nghĩ vì tôi đã đọc và đã ngắm hơn mười phút với cái bụng cồn cào.

Cô bán hàng lập lại với giá tiền 2 đồng 50 cents. Tôi lôi từ trong ví nhỏ đựng tiền còn đúng 3 đồng nhưng đã mua rồi, tôi không thích thay đổi, lúc đó tôi cũng có thể không mua “khoai tây chiên” nhưng đói quá nên cứ để yên như vậy.

BigMac ngày đó, ngon và hấp dẫn nhất của quán thức ăn nhanh McDanold, trong miếng bánh mì dày có thịt bò, xà lách, dưa leo ướp chua gọi là “pickle” và sốt cà. Một phần ăn của hamburger, thường có khoai tây chiên và nước soda kèm với nhau nhưng khách hàng cũng có thể mua hamburger riêng mà không cần khoai tây hay nước ngọt hoặc café. Hôm đó đói quá nên tôi cũng quên bẵng đi tiền trong túi không còn nhiều chỉ biết là sau khi mua xong phần ăn tiền thối còn lại 50 cents chẵn, không hơn không kém. Cho đến lúc đón chuyến xe bus đến đường Avelon xin việc làm mới biết là mình thiếu mười cents để chuyển qua chuyến xe bus về nhà. Thiếu tiền chuyển xe bus trong bụng ngồi lo lắng lắm, nếu tôi nói thật với người tài xế có lẽ ông tài xế xe bus cũng cho nhưng tôi lại không xin mà chỉ nghĩ, bụng ăn thì dạ chịu chứ không xin ai.

Xe bus bỏ tôi xuống trạm xe bus, góc ngã tư Avelon và Carson, tôi băng qua đường đi vào con đường nhỏ Lakme Ave, đến công ty American Magnetic Corporation. Tuy là thức dậy sớm nhưng tôi cũng đã chuẩn bị cho mình một bộ đồ chỉnh tề, quần tây xanh noa, áo sơ mi trắng, choàng ngoài áo len màu xanh đậm có pha sọc màu đỏ đậm rượu chát và trắng bao bọc vòng vai, cổ tròn ôm kín vòng cổ áo sơ mi, thêm đôi kính cận với mái tóc óng mượt xõa ngang vai xem cũng thanh nhã lắm. Nhìn bề ngoài thanh nhã của một sinh viên vừa mới ở ngưỡng cửa xâm nhập cuộc đời nên tôi đã lấy được lòng người phụ nữ da trắng trong văn phòng nhận đơn. Sau khi điền đơn xong tôi đứng chờ cô thư ký ngước lên để đưa vào, cô thư ký trẻ ngoài 30 nhìn tôi cười thật dễ thương. Cô đọc lướt qua phần xin nghề và học vấn rồi nhìn tôi hỏi:

- Tại sao cô xin làm khâu dây chuyền khi đã có học nghề vẽ?

Tôi trả lời: “Tôi chỉ muốn có việc làm nhanh để có tiền trả tiền phòng và học tiếp”.

Tôi đã xin đơn làm khâu dây chuyền nhưng cô thư ký cứ khăng khăng để cho tôi làm việc văn phòng mới thích hợp hơn. Cô tự giới thiệu tên:

- Tôi tên Debby!

- Và cô là Kimona, tôi đọc tên cô có đúng không?

Tôi cười, “tạm được” nhưng gọi tôi là Kimo cho dễ nhé!

Debby bảo tôi ngồi chờ để đưa đơn vào cho Manager xem và ông ấy sẽ phỏng vấn tôi trong giây lát, tôi nóng lòng chờ việc nên quên hết những gì xảy ra cho mình trong giây phút tới.

“Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”!

Tuy là được sinh trong một gia đình trung lưu nhưng “Ông Trời” đã bao dung rộng lượng cho tôi một bản năng tự lập khi tuổi chưa lên mười vì cha mẹ lo buôn bán làm ăn nên dịch chuyển liền tù tì năm nầy ở đây và năm sau ở nơi khác, miễn là có người chịu nhận săn sóc nhưng không ngờ đó là gói hành trang “Ông Trời” đã dành cho tôi từ những năm tháng ở quê nhà.

Sau một thời gian ngắn chờ đợi được phỏng vấn, nụ cười nở trên môi thật tươi vì công việc đến với tôi ngoài sức tưởng tượng. Tôi được nhận vào làm thư ký cho văn phòng kỹ sư với đồng lương 5 đồng 65 cents và công việc trong bước đầu cũng được tùy thuộc vào giờ học. Mừng quá tôi quên đi con dường dài nhọc nhằn sắp đến.

Mười cents bây giờ có kiếm ra đi nữa cũng đã quá muộn vì bây giờ tôi cần có 50 cents mới mua được một vé xe bus về nhà. (Ví dụ cụ thể: Chuyến xe đi từ Đông Ba về An Cựu là 50 cents, nhưng nếu muốn đi thêm một chặng đường từ An Cựu về Phù Lương là phải trả thêm 10 cents, nhưng vì thiếu 10 cents nên Kimo phải đi bộ từ bến xe An Cựu đến Phù Lương là vậy đó). Tôi vội vã đi nhanh ra con đường chính và đi dọc trên bờ lề dành cho người đi bộ, ba lô nặng trĩu sách vở trên vai, cộng thêm một ngày dài mệt mỏi, bước chân tôi cố bước nhanh hơn nhưng tôi lại càng thấy chậm hơn khi đến ngã tư Avelon và Pacific Coast Hwy. Tôi bấm nút đèn để dấu hiệu đi bộ xuất hiên nhanh hơn, nhìn dấu hiệu màu đèn đỏ mà lòng chùng xuống sau giây phút vui mừng khi nghĩ đến con đường không biết còn bao xa và nghĩ đến bài vở ngày mai làm lòng tôi rối bời không còn nhẫn nại.

Mặt trời giữa tháng tư không rực nắng nên cái lạnh cũng nhanh vây quanh khi trời chưa tối, nhìn thấy ánh đèn màu vàng bên đường cũng đã lên bỗng dưng đôi mắt tôi chợt ướt, chợt thấy mình quá bơ vơ và cảm thấy mình cần có gia đình hơn bao giờ. Đã lâu, không biết từ thuở nào cho đến bây giờ, tôi mới ao ước được sống cạnh gia đình và chưa bao giờ ao ước như lúc nầy đây vì tôi cần sự đầm ấm, cần một câu an ủi, cần một thứ tình ấm áp của tình thân. Dòng nước mắt nóng chợt lăn dài trên làn da lạnh sắp về đêm, tôi ngửa mặt lên trời trong tiếng khóc không lớn nhưng cũng đủ phát ra âm thanh nức nở, “con khổ quá mẹ ơi”! Bước chân chậm rãi băng qua đường trong thiếu thốn tình thân, tiếng còi xe đưa tôi về hiện tại, làm cho tôi mệt mỏi cũng phải chạy thật nhanh qua bên kia đường. Tôi nhớ đến hình ảnh của mẹ ngày nào hai tay nặng trĩu với bóng dáng cao gầy như xiêu vẹo trên chiếc cầu Bình Triệu. Mẹ chưa một lần than thở vì cực khổ mà chỉ hay thở dài vào những buổi sáng cùng cha trong mái tranh đìu hiu của vùng kinh tế mới.

Mẹ thở dài tội nghiệp cho tôi, sinh sau lớn muộn nên mẹ không còn gì để cho và lo sợ cho tương lai tôi tăm tối.

Từ trong trái tim tôi âm thầm xin lỗi mẹ. Tôi tự trách mình đã vội quên đi bản năng sinh tồn trời đã ban cho từ thuở thiếu thời. Tôi mỉm cười trong tiếng “ô hay”; ngày đó tôi đã xin ông trời cho tôi được ra đi, cho dù có nhọc nhằn cực khổ miễn sao tôi đưa cha mẹ ra được cảnh thiếu thốn nghèo nàn, tại sao lại than van khi công chưa thành, danh chưa toại. Chân tôi nhanh hơn trong từng bước vững vàng, lòng không còn cảm thấy bơ vơ, không còn cảm thấy lạnh mà con đường cũng chẳng còn thấy dài bởi hình bóng cao gầy như xiêu vẹo của mẹ trên chiếc cầu Bình Triệu của năm nào, đã làm cho tôi sống lại và sống quật cường hơn. Câu chuyện “Mười Cents” của năm 1983 hồi đó, thỉnh thoảng được nhắc lại khi có người hỏi đến những ngày xa xưa đã qua; câu chuyện đã qua đi bao thập niên nhưng trong lòng tôi vẫn đong đầy cảm xúc, hình ảnh cao gầy như xiêu vẹo của mẹ ngày nào trên chiếc cầu đó vẫn sống động trong lòng. Mười cents thật là nhỏ nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ thấy nhỏ, cứ mỗi lần nắm những đồng tiền cents bỏ vào hũ lớn cho đến lúc đầy, tôi đem ra đếm rồi xếp theo từng loại và những đồng bạc cents của tôi cũng được đóng góp cho những mảnh đời thiếu may mắn trên cõi trần gian này.

Cali 2014
K.M
(SDB16/03-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    Cuối năm 1961, tôi rời Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao về làm biên tập viên chương trình Tiếng thơ Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương trình này nằm trong Phòng Văn học do nhà văn Trọng Hứa làm Trưởng phòng.

  • HƯỚNG TỚI 70 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    TÔ NHUẬN VỸ

  • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    NGUYỄN KHẮC PHÊ

  • KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ

    NGÔ KHA

    LTS: Dưới đây là một ghi chép của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha về những ngày đầu đoàn quân giải phóng về thành Huế dịp 26/3/1975. Rất ngắn gọn, song đoạn ghi chép đã gợi lại cho chúng ta không khí sôi nổi, nô nức những ngày đầu.

  • Lời nói đầu: Mỗi khi về nhà ở Quỳnh Mai, tôi luôn hình dung thấy Cha tôi đang ngồi đâu đó quanh bàn làm việc của mình. Trong một lần về nhà gần đây, sau khi thắp hương cho Cha, chờ hương tàn bèn mang máy đánh chữ, là vật hết sức gần gũi đã gắn bó với Cha tôi cho tới khi mất, để lau chùi, làm vệ sinh.

  • Những năm 1973-1976, đến Paris  tôi bắt đầu công việc sinh viên, vừa làm vừa học là ký tên và đánh số giùm tranh litho cho  Họa sĩ Lê Bá Đảng.

  • SƠN TÙNG  

    Một ngày giáp Tết Canh Dần - tháng 2/1950, gặp dịp đi qua làng Sen, tôi ghé vào thăm nơi đã lưu lại những kỷ niệm tuổi thơ của Người.

  • L.T.S: Vương Đình Quang nguyên là thư ký tòa soạn báo "Tiếng Dân" do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên, vừa là thư ký riêng của nhà yêu nước Phan Bội Châu, chuyên giúp Phan Bội Châu hoàn chỉnh những văn bản tiếng Việt trong mười lăm năm cuối đời sống và sáng tác tại Huế. Bài này trích từ "Hồi ký về cụ Phan và cụ Huỳnh" do chính tác giả viết tại quê hương Nam Đàn Nghệ Tĩnh khi tác giả vừa tròn 80 tuổi (1987).

  • NGUYỄN NGUYÊN

    Tháng 6-1966, ở Sài Gòn, giữa cái rừng báo chí mấy chục tờ báo hằng ngày, báo tháng, báo tuần, bỗng mọc thêm một từ bán nguyệt san: Tin Văn.

  • Cứ vào những ngày cuối năm, khi làm báo tết, trong câu chuyện cà phê sáng, làng báo Sài Gòn hay nhắc đến họa sĩ Choé, tác giả những bức tranh biếm - hí họa từng không thể thiếu trên khắp các mặt báo. Có thể nói, cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Ớt - Huỳnh Bá Thành, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Văn Hường,… họa sĩ tuổi Mùi - Choé là một trong những “quái kiệt” của Sài Gòn.


  • (Lược thuật những hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương)

  • (Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ - Nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương trong lễ kỷ niệm 5 năm)

  •  (SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến  nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...

  • (SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Hà Thanh đã qua đời vào lúc 19 giờ 30 ngày 1 tháng 1 năm 2014 (giờ Boston) tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

  • ĐẶNG VĂN NGỮ
                    Hồi ký

    Cha tôi lúc còn nhỏ tự học chữ nho có tiếng là giỏi, nhưng đến tuổi đi thi thì thực dân Pháp đã bãi bỏ các kỳ thi chữ nho.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Lớp sinh viên chúng tôi tốt nghiệp Khoa Văn - Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, đúng vào thời điểm Mỹ đánh phá miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kêu gọi con em miền Nam đang ở miền Bắc hãy trở về chiến đấu cho quê hương.

  • Giải phóng quân Huế với phong trào Nam tiến 

    PHẠM HỮU THU

  • Sau ba năm đi giang hồ Trung Quốc. Nguyễn Du trở về, ở tại Thăng Long từ cuối năm 1790 cho đến năm 1794. Đó là ba năm «Chữ tình chốc đã ba năm vẹn», lưu lại trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương.