Một làng 900 năm có nghề nuôi bắt rắn

09:35 23/04/2008
Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.

Mùa xuân, nếu chúng ta đến làng Lệ Mật, sẽ thấy tận mắt sự sinh sản của các loài rắn; quy trình làm rượu rắn, và thưởng thức món ăn đặc sản rắn. Nghề nuôi bắt rắn ở làng này được bí truyền lại qua các gia đình nội tộc. Chủ yếu tập trung trong tay hai dòng họ chính là: họ Nguyễn và họ Trần.
Các cụ già làng kể lại rằng: Muốn bắt được rắn, trước hết phải thông thạo các lá thuốc thiên nhiên như: móc diều, sần sận, bù tên, bản hạ... để trị nọc độc của rắn mỗi khi chúng cắn vào người. Các cây thuốc trên dùng để đẩy nọc ra rồi sẽ dùng kháng sinh điều trị. Theo người làng Lệ Mất cho biết, rắn ở nước ta hiện có 140 loài, trong đó có 32 loài có nọc độc, tập trung vào bốn họ: rắn hổ, rắn ráo, cạp nong, chân đèn. Có ba loài rắn sống ở đồng bằng nguy hiểm nhất: hổ mang bành, cạp nong, hổ mang chúa. Ở rừng, có loại rắn lục - màu xanh như lá cây - thường gọi là rắn “mù” vì ban ngày chúng không nhìn thấy gì nhưng ban đêm rất tinh. Sơ ý bị chúng cắn, không có thuốc trừ ngay, thì chỉ vài giờ sau có thể chết.
Nghề bắt rắn rất mạo hiểm, nên phải bắt thật nhanh. Mặt khác phải phân biệt rõ các bộ phận trên cơ thể chúng. Rắn sợ nhất là đụng vào bộ phận sinh dục của chúng (đực hay cái cũng vậy). Hình như bộ phận này có liên quan đến hệ thần kinh ở não. Nếu bắt nó ngay từ đầu chịt vào bộ phận ấy là bước đầu ta đã “trấn áp” được nó, tiếp theo vuốt nhẹ theo chiều dài thân rắn rồi khéo léo bẻ gãy nanh (hàm trên) tuyến ống chủ yếu dẫn nọc độc. Ở làng này, nhà nào cũng xây từ 10 đến 15 hồ chứa rắn, chưa kể bãi có hang động tự tạo để chúng sinh trưởng. Hồ to chứa đến gần nửa tấn rắn sống, hồ nhỏ chứa vài chục ký để giải quyết trong ngày. Người ta lại cho nhốt riêng từng loại rắn, mỗi ngày dùng máy bơm phun nước tắm rửa cho chúng từ 3 đến 4 lần, để đỡ mùi tanh hôi, phòng trừ bệnh nấm ngứa.
Du khách đến Lệ Mật ngồi thưởng thức chén rượu “kiện nam tử”, loại rượu “tráng dương bổ thận” của giới mày râu, nghe những người lâu năm trong nghề của làng nói chuyện về bắt rắn, lấy nọc rắn, ai nghe cũng say sưa không chán.
Từ xưa, sản phẩm rắn đã quý. Nay, do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm rắn càng trở nên có giá trị trên thị trường thế giới, một con rắn hổ chúa có thể bán với giá từ 50 đến 60 đô la. Các loài khác thì từ 25 đến 40 đô la một con. Còn giá trong thị trường ở nước ta thì rắn hổ chúa trên dưới 130.000đ/con, rắn ráo 25.000đ/con. Một bộ tam xà dùng ngâm rượu thường gồm: rắn ráo, cạp nong, cạp nia, có thể bán tới 200.000đ/bộ. Nếu bạn cầu kỳ muốn kén một bình rượu “trường sinh tửu” gồm ngũ xà (5 rắn) cộng thêm một con chim bìm bịp - loại chim chuyên ăn rắn - giá mua có thể trên nửa triệu đồng. Sản phẩm rắn ngoài cách thông thường là ngâm rượu, còn được chế biến thành dược phẩm và các món ăn đặc sản khác. Xương rắn dùng nấu cao, mỡ rắn bôi vết thương, mật rắn làm thuốc giải cảm, tiêu đờm. Da rắn thuộc kỹ làm túi, ví trang trí, giày dép, thắt lưng, quần áo...
Trong những sản phẩm trên, nọc rắn quý và đắt nhất. Giá một gram nọc rắn khoảng 500.000đ, vì nọc rắn chữa được nhiều căn bệnh hiểm nghèo như động kinh ác tính, hen, suyễn, rong huyết, và những bệnh về xương cốt, tính dục... Vì tính hấp dẫn của sản phẩm này, nên ngày nay người ta đã đua nhau bắt rắn và nuôi rắn, thuần dưỡng rắn để sinh lợi với quy mô lớn. Nghề nuôi, bắt rắn thực sự là một nghề hái ra vàng...
Ở làng Lệ Mật, còn có vườn rắn của một tư nhân có rất nhiều loại rắn độc như: cạp nong, hổ mang, hổ chúa... chúng được nằm trong các mô đất trên có phủ rơm rạ, cành cây, rác rưởi. Ước tính trong vườn này có đến trên 500kg rắn sống. Rắn được nuôi bằng các loại thức ăn như chuột, ếch, nhái; có loại như hổ chúa thì thức ăn lại là đồng loại như rắn ráo, rắn săn chuột, rắn hổ trâu. Nuôi rắn phải đảm bảo kỹ thuật để rắn được mập, béo, khoẻ mạnh. Rắn rất nhiều loại để đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Sau khi thăm vườn, chủ nhân lôi từ trong mô đất ra một con rắn hổ mang dài khoảng 1,2mét, nó đang bành mang, thở phì phì như chực bổ vào người. Sau khi dùa bỡn với con hổ mang, chủ nhân cắt rời những cái răng nọc của nó ra và cho vào một cái bao, còn con rắn thì được rửa sạch bằng nước nóng và làm sạch bằng cồn cao độ. Rắn được kéo dãn ra và mổ thịt. Tiết rắn nhỏ vào một chén sành đã có sẵn rượu tốt, quả tim còn đập cũng được thả vào đó. Đấy là rượu “ông uống bà khen”, và chỉ ít phút sau bạn có thể dùng lần lượt các món ăn chế biến từ rắn còn nóng hổi. Thịt rắn thơm lạ.
Con rắn gần như được sử dụng tất cả các bộ phận, chỉ trừ đầu. Tuy nhiên, để chế biến các món ăn từ rắn đòi hỏi phải có tay nghề cao. Ở làng Lệ Mật có trên dưới 50 nhà hàng, quán ăn về rắn, nên số rắn nuôi không đủ cung cấp, họ phải thu gom rắn ở các nơi khác mới đủ sức phục vụ. Làng Lệ Mật với nghề đặc sản rắn không chỉ giải quyết việc làm ổn định cho dân địa phương mà còn là một làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm chế biến từ rắn...


THUỶ TẬP
(nguồn: TCSH số 144 - 02 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Theo Đại Việt sử lược, nước Việt Nam ta xưa tên nước là Văn Lang, chính thức thành lập với các vua Hùng (696-682 trước TL), kinh đô đóng ở vùng tam giác sông Hồng, để thu phục các "bộ" vào các "bộ lạc" trên cả nước với một thể chế thống nhất.


  • HỮU THU - QUANG HÀ
               
                             Tùy bút

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi đứng trên cầu Nam Đông nhìn ra bốn phía xung quanh, vẫn cảnh cũ người xưa.

  • HOÀNG PHƯỚC
          Bút ký dự thi

    Nội tổ của tôi ở đất Hiền Lương, một ngôi làng chuyên nông nhưng lại nổi tiếng với nghề rèn truyền thống của xứ Huế.

  • LÊ HÀ
        Bút ký dự thi

    Ka Lô, Sê Sáp là những bản miền núi thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào, tiếp giáp với hai xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

    Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

  • NGUYỄN THẾ  

    Ô Lâu là con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nằm ở phía tây hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

  • PHƯỚC AN  

    Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN  

    Quảng Trị thường được nhắc nhớ nhiều bởi đây là mảnh đất khô cằn, nắng gió khắc nghiệt. Trong quá khứ, Quảng Trị là địa bàn quần tụ đông đảo các lớp cư dân bản địa, là nơi đứng chân lập nghiệp của rất nhiều thế hệ lưu dân Việt trên bước đường khẩn hoang lập làng.

  • VÕ VINH QUANG     

    LGT: 3 văn bia liên quan đến họ Nguyễn Cửu - Vân Dương ở Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị. Tư liệu này do viên Hộ bộ Hữu thị lang sung biện Nội Các sự vụ Nguyễn Cửu Trường - một danh hiền xuất chúng, làm quan trải 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (thuộc chi phái Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp) viết về ông nội (Tiệp Tài hầu Nguyễn Cửu Khương), bà nội (Thái Thị Bảo/Bửu), cha (Ngũ trưởng Nguyễn Cửu Hoan).

  • LÊ ANH TUẤN    

    1. Tết truyền thống và lễ hội ăn mừng lúa mới trên dãy Trường Sơn

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Khau Chang là một xã vùng cao thuộc huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng, có đường giáp biên với Trung Quốc. Tình hình nhân chủng đa dạng cùng sự đặc sắc về văn hóa đã khiến Khau Chang trở thành nơi lưu giữ nhiều dấu ấn bản địa của Cao Bằng.

  • Cửa Lò (Nghệ An) được khai phá từ thế kỷ 15. Từ những làng chài nghèo ven biển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất này đã trở thành đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước với những bãi tắm lý tưởng.

  • Những tòa nhà tráng lệ, trung tâm mua sắm sầm uất và các công trình đầy hứa hẹn tương lai… đã vẽ nên bức tranh về một thành phố vội vã chuyển mình. Nhưng còn có một Hà Nội dung dị, đời thường hơn. Chính những khía cạnh khác nhau ấy đã tạo nên nét riêng cho Hà Nội.

  • Ba Thắc cổ miếu ở Sóc Trăng là một cơ sở thờ tự của người Khmer Nam bộ. Nơi đây có nhiều huyền thoại linh thiêng được dân gian truyền miệng. Đặc biệt là những bộ xương người lộ thiên và chuyện kho báu dưới lòng đất.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Hải môn ca là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách “Thông quốc duyên cách hải chữ”, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn (số ký hiệu VĐ4, tờ 37a-39a).

  • TA DƯR TƯ

    Các dân tộc thiểu số anh em sống bên những dãy Trường Sơn hùng vĩ có rất nhiều nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của từng dân tộc. Trong đó có nghệ thuật làm đẹp.

  • Ngày 25/1, tại Đền thờ Cao Lỗ, thôn Đại Trung, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khởi công gói thầu số 1 tu bổ, tôn tạo nhà Tiền tế, đền chính, nhà Tả vu, Hữu vu, miếu sơn thần, nghi môn, lầu hóa vàng và các hạng mục phụ trợ đền Cao Lỗ.