Một làng 900 năm có nghề nuôi bắt rắn

09:35 23/04/2008
Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.

Mùa xuân, nếu chúng ta đến làng Lệ Mật, sẽ thấy tận mắt sự sinh sản của các loài rắn; quy trình làm rượu rắn, và thưởng thức món ăn đặc sản rắn. Nghề nuôi bắt rắn ở làng này được bí truyền lại qua các gia đình nội tộc. Chủ yếu tập trung trong tay hai dòng họ chính là: họ Nguyễn và họ Trần.
Các cụ già làng kể lại rằng: Muốn bắt được rắn, trước hết phải thông thạo các lá thuốc thiên nhiên như: móc diều, sần sận, bù tên, bản hạ... để trị nọc độc của rắn mỗi khi chúng cắn vào người. Các cây thuốc trên dùng để đẩy nọc ra rồi sẽ dùng kháng sinh điều trị. Theo người làng Lệ Mất cho biết, rắn ở nước ta hiện có 140 loài, trong đó có 32 loài có nọc độc, tập trung vào bốn họ: rắn hổ, rắn ráo, cạp nong, chân đèn. Có ba loài rắn sống ở đồng bằng nguy hiểm nhất: hổ mang bành, cạp nong, hổ mang chúa. Ở rừng, có loại rắn lục - màu xanh như lá cây - thường gọi là rắn “mù” vì ban ngày chúng không nhìn thấy gì nhưng ban đêm rất tinh. Sơ ý bị chúng cắn, không có thuốc trừ ngay, thì chỉ vài giờ sau có thể chết.
Nghề bắt rắn rất mạo hiểm, nên phải bắt thật nhanh. Mặt khác phải phân biệt rõ các bộ phận trên cơ thể chúng. Rắn sợ nhất là đụng vào bộ phận sinh dục của chúng (đực hay cái cũng vậy). Hình như bộ phận này có liên quan đến hệ thần kinh ở não. Nếu bắt nó ngay từ đầu chịt vào bộ phận ấy là bước đầu ta đã “trấn áp” được nó, tiếp theo vuốt nhẹ theo chiều dài thân rắn rồi khéo léo bẻ gãy nanh (hàm trên) tuyến ống chủ yếu dẫn nọc độc. Ở làng này, nhà nào cũng xây từ 10 đến 15 hồ chứa rắn, chưa kể bãi có hang động tự tạo để chúng sinh trưởng. Hồ to chứa đến gần nửa tấn rắn sống, hồ nhỏ chứa vài chục ký để giải quyết trong ngày. Người ta lại cho nhốt riêng từng loại rắn, mỗi ngày dùng máy bơm phun nước tắm rửa cho chúng từ 3 đến 4 lần, để đỡ mùi tanh hôi, phòng trừ bệnh nấm ngứa.
Du khách đến Lệ Mật ngồi thưởng thức chén rượu “kiện nam tử”, loại rượu “tráng dương bổ thận” của giới mày râu, nghe những người lâu năm trong nghề của làng nói chuyện về bắt rắn, lấy nọc rắn, ai nghe cũng say sưa không chán.
Từ xưa, sản phẩm rắn đã quý. Nay, do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm rắn càng trở nên có giá trị trên thị trường thế giới, một con rắn hổ chúa có thể bán với giá từ 50 đến 60 đô la. Các loài khác thì từ 25 đến 40 đô la một con. Còn giá trong thị trường ở nước ta thì rắn hổ chúa trên dưới 130.000đ/con, rắn ráo 25.000đ/con. Một bộ tam xà dùng ngâm rượu thường gồm: rắn ráo, cạp nong, cạp nia, có thể bán tới 200.000đ/bộ. Nếu bạn cầu kỳ muốn kén một bình rượu “trường sinh tửu” gồm ngũ xà (5 rắn) cộng thêm một con chim bìm bịp - loại chim chuyên ăn rắn - giá mua có thể trên nửa triệu đồng. Sản phẩm rắn ngoài cách thông thường là ngâm rượu, còn được chế biến thành dược phẩm và các món ăn đặc sản khác. Xương rắn dùng nấu cao, mỡ rắn bôi vết thương, mật rắn làm thuốc giải cảm, tiêu đờm. Da rắn thuộc kỹ làm túi, ví trang trí, giày dép, thắt lưng, quần áo...
Trong những sản phẩm trên, nọc rắn quý và đắt nhất. Giá một gram nọc rắn khoảng 500.000đ, vì nọc rắn chữa được nhiều căn bệnh hiểm nghèo như động kinh ác tính, hen, suyễn, rong huyết, và những bệnh về xương cốt, tính dục... Vì tính hấp dẫn của sản phẩm này, nên ngày nay người ta đã đua nhau bắt rắn và nuôi rắn, thuần dưỡng rắn để sinh lợi với quy mô lớn. Nghề nuôi, bắt rắn thực sự là một nghề hái ra vàng...
Ở làng Lệ Mật, còn có vườn rắn của một tư nhân có rất nhiều loại rắn độc như: cạp nong, hổ mang, hổ chúa... chúng được nằm trong các mô đất trên có phủ rơm rạ, cành cây, rác rưởi. Ước tính trong vườn này có đến trên 500kg rắn sống. Rắn được nuôi bằng các loại thức ăn như chuột, ếch, nhái; có loại như hổ chúa thì thức ăn lại là đồng loại như rắn ráo, rắn săn chuột, rắn hổ trâu. Nuôi rắn phải đảm bảo kỹ thuật để rắn được mập, béo, khoẻ mạnh. Rắn rất nhiều loại để đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Sau khi thăm vườn, chủ nhân lôi từ trong mô đất ra một con rắn hổ mang dài khoảng 1,2mét, nó đang bành mang, thở phì phì như chực bổ vào người. Sau khi dùa bỡn với con hổ mang, chủ nhân cắt rời những cái răng nọc của nó ra và cho vào một cái bao, còn con rắn thì được rửa sạch bằng nước nóng và làm sạch bằng cồn cao độ. Rắn được kéo dãn ra và mổ thịt. Tiết rắn nhỏ vào một chén sành đã có sẵn rượu tốt, quả tim còn đập cũng được thả vào đó. Đấy là rượu “ông uống bà khen”, và chỉ ít phút sau bạn có thể dùng lần lượt các món ăn chế biến từ rắn còn nóng hổi. Thịt rắn thơm lạ.
Con rắn gần như được sử dụng tất cả các bộ phận, chỉ trừ đầu. Tuy nhiên, để chế biến các món ăn từ rắn đòi hỏi phải có tay nghề cao. Ở làng Lệ Mật có trên dưới 50 nhà hàng, quán ăn về rắn, nên số rắn nuôi không đủ cung cấp, họ phải thu gom rắn ở các nơi khác mới đủ sức phục vụ. Làng Lệ Mật với nghề đặc sản rắn không chỉ giải quyết việc làm ổn định cho dân địa phương mà còn là một làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm chế biến từ rắn...


THUỶ TẬP
(nguồn: TCSH số 144 - 02 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du lừng danh như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng gia phả họ Nguyễn này ở Tiên Điền thì cũng chỉ cho biết vị tổ khải tổ  là cụ Nguyễn Nhiệm (Nhậm), kế tiếp theo trực hệ là Nguyễn Đức Hành (Phương Trạch hầu) , Nguyễn Ôn, Nguyễn Thế, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm (Xuân Quận công) thân phụ của Nguyễn Du.

  • Văn hóa đình làng từng có một vị trí hết sức quan trọng trong cộng đồng người dân sống ở chốn kinh kỳ Thăng Long - Kẻ Chợ xưa kia. Theo thống kê, ở khu phố cổ hiện nay vẫn còn hơn 60 ngôi đình trong tổng số 112 công trình tôn giáo tín ngưỡng từng có tại đây. Số phận những ngôi đình đó giờ ra sao, trong thời buổi kinh tế “mặt tiền thành tiền mặt”?

  • LÊ THỊ MÂY

    1
    Hơn mười ba năm về trước, kỳ vừa ngưng bom đạn, thường từ sớm chủ nhật, tôi đã về quanh quẩn với phố đổ rậm rì cỏ dại. Nhiều lần đếm đi đếm lại, cũng chỉ còn sót có mười bốn cây dừa, thân bị băm kín miểng bom. Tàn lá xơ xáp, đỏ cháy.

  • PHẠM HỮU THU

    Đầu tháng tư năm nay, tôi mới có dịp trở lại Hải Vân, bởi từ khi có hầm đường bộ, xe cộ ít qua lại con đường đèo quanh co, đầy hiểm nguy nhưng có cảnh quan tuyệt mỹ này.

  • Ngoài một dung lượng văn hóa tộc người đủ thỏa mãn độc giả thì công trình Mọi Kontum(1937) của Nguyễn Kỉnh Chi và Nguyễn Đổng Chi còn là một văn phẩm tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Tham luận góp phần lý giải thành công của tác phẩm trên ba phương diện: Lối khảo tả chân phương mà thấu đạt, trí tuệ sắc bén mà vẫn hồn hậu và văn phong ấn tượng.

  • Chỉ 15 năm, như chớp mắt, hàng loạt các công trình hiện đại đã hùng hổ đẩy những biểu tượng cũ của Sài Gòn đi sâu vào trong quá khứ, biến chúng thành những tiểu cảnh.

  • INRASARA

    Khi mẹ la chị Hám: “Mi không biết hôm nay là ngày gì sao mà hốt thóc trong lẫm đi xay”, thì tôi biết ngay đây là ngày trăng hết harei ia bilan abih, ngày người Cham kiêng xuất hàng ra khỏi nhà.

  • Dù có thể không sinh ra trên mảnh đất này nhưng đã là người Việt Nam ai cũng cảm nhận được một Hà Nội của chúng ta từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến Hồ Gươm lung linh truyền thuyết, Văn miếu - Quốc Tử Giám thâm nghiêm... Và cũng xao xuyến nhận ra một cái gì đó rất Hà Nội, của Hà Nội, từ mùa thu se sẽ lâng lâng đến đêm nồng nàn hoa sữa, cơn mưa tìm về phố cổ với màn sương lan nhẹ mặt Hồ Gươm...

  • Chợ Gôi ở xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có tự bao giờ? Câu hỏi thật khó và cũng chưa thể có câu trả lời đầy đủ. Mà cái tên nôm “Gôi” còn được dùng  để chỉ địa danh của nhiều nơi khác ở Việt Nam.

  • Vượt chặng đường hơn 50 km về hướng bắc, từ trung tâm thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai chúng tôi tìm đến làng Kon Solal ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh - một trong vài ngôi làng nguyên sơ cuối cùng còn lại của đồng bào BaNa.

  • Đó là ngôi làng dưới chân núi Chư Mom Ray nhiều huyền thoại. Điều kỳ lạ là cả đứa trẻ 10 tuổi cũng nói được nhiều thứ tiếng, không chỉ tiếng của dân tộc khác, mà họ còn nói được tiếng Lào, Miên và những đứa trẻ được đi học thì tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ.

  • “Thất bại trước quân Triệu Đà tại Cổ Loa của An Dương Vương dẫn đến 1.000 năm Bắc thuộc là nỗi đau lớn của dân tộc Việt. Nhưng Cổ Loa không chỉ ghi dấu thất bại thiên thu. Mà đó còn là nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô ngay khi đại phá quân Nam Hán năm 938, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của nước việt với triều đình phương Bắc. Và điều này đang bị lãng quên...”.

  • Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

  • Đền Quả Sơn ở Bạch Ngọc nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương thờ Lý Nhật Quang. Ngài là con thứ tám của vua Lý Thái Tổ, được phong tước Uy Minh vương. Mùa xuân năm 1902, Nguyễn Sinh Cung  trên nẻo đường theo cha đi dạy học, thăm thú quê hương có đến chiêm bái đền Quả Sơn - một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất của tỉnh Nghệ.

  • Hát ví Sông La (tên gọi một làn điệu ví của Xứ Nghệ; cũng có thể hiểu là điệu ví ở sông La) tham luận này đề cập giới hạn những điệu ví ra đời, tồn tạị, phát triển ở vùng sông La, miền Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Chùa Nền, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1116–1138), bài trí thờ Phật và song thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh là ngài Từ Vinh và bà Tằng Thị Loan.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, ngành Dân tộc học Việt Nam nói chung và miền Trung Tây Nguyên nói riêng được các nhà khoa học, chính trị, bác sĩ của Pháp tiến hành nghiên cứu và công bố nhiều tác phẩm có giá trị.

  • (SHO) Cứ hễ nhắc tới miền Trung, mỗi người Việt Nam có thể mường tượng ngay ra trong đầu những vùng đất của thiên tai triền miên. Miền đất, nơi mà từ tấm bé cho tới khi lìa đời dường như đều gắn với con chữ nghèo và sớm sương mưa nắng lận đận mưu sinh.

  • (SHO) Vậy là tôi đã ở Miền Tây mênh mang sông nước! Tôi đã đặt chân lên bến Ninh Kiều Cần Thơ và ấp Mũi Cà Mau! Tôi đã đi tàu ca nô trên những con kênh, con lạch mà hai bên bờ mọc đầy những cây đước, cây tràm…

  • Huế xưa – nay, Huế của khúc ruột nước non, chứa đựng trong mình cả một bề dày lịch sử thông qua nét trầm mặc cổ kính của những lăng tẩm, cung điện, chùa chiền… Nhưng có lẽ ít ai biết, Huế vẫn còn ẩn chứa trong mình một A Lưới - vùng đất nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và trầm lắng nhiều giá trị văn hoá cổ xưa của cộng đồng các dân tộc thiểu số.