Một làng 900 năm có nghề nuôi bắt rắn

09:35 23/04/2008
Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.

Mùa xuân, nếu chúng ta đến làng Lệ Mật, sẽ thấy tận mắt sự sinh sản của các loài rắn; quy trình làm rượu rắn, và thưởng thức món ăn đặc sản rắn. Nghề nuôi bắt rắn ở làng này được bí truyền lại qua các gia đình nội tộc. Chủ yếu tập trung trong tay hai dòng họ chính là: họ Nguyễn và họ Trần.
Các cụ già làng kể lại rằng: Muốn bắt được rắn, trước hết phải thông thạo các lá thuốc thiên nhiên như: móc diều, sần sận, bù tên, bản hạ... để trị nọc độc của rắn mỗi khi chúng cắn vào người. Các cây thuốc trên dùng để đẩy nọc ra rồi sẽ dùng kháng sinh điều trị. Theo người làng Lệ Mất cho biết, rắn ở nước ta hiện có 140 loài, trong đó có 32 loài có nọc độc, tập trung vào bốn họ: rắn hổ, rắn ráo, cạp nong, chân đèn. Có ba loài rắn sống ở đồng bằng nguy hiểm nhất: hổ mang bành, cạp nong, hổ mang chúa. Ở rừng, có loại rắn lục - màu xanh như lá cây - thường gọi là rắn “mù” vì ban ngày chúng không nhìn thấy gì nhưng ban đêm rất tinh. Sơ ý bị chúng cắn, không có thuốc trừ ngay, thì chỉ vài giờ sau có thể chết.
Nghề bắt rắn rất mạo hiểm, nên phải bắt thật nhanh. Mặt khác phải phân biệt rõ các bộ phận trên cơ thể chúng. Rắn sợ nhất là đụng vào bộ phận sinh dục của chúng (đực hay cái cũng vậy). Hình như bộ phận này có liên quan đến hệ thần kinh ở não. Nếu bắt nó ngay từ đầu chịt vào bộ phận ấy là bước đầu ta đã “trấn áp” được nó, tiếp theo vuốt nhẹ theo chiều dài thân rắn rồi khéo léo bẻ gãy nanh (hàm trên) tuyến ống chủ yếu dẫn nọc độc. Ở làng này, nhà nào cũng xây từ 10 đến 15 hồ chứa rắn, chưa kể bãi có hang động tự tạo để chúng sinh trưởng. Hồ to chứa đến gần nửa tấn rắn sống, hồ nhỏ chứa vài chục ký để giải quyết trong ngày. Người ta lại cho nhốt riêng từng loại rắn, mỗi ngày dùng máy bơm phun nước tắm rửa cho chúng từ 3 đến 4 lần, để đỡ mùi tanh hôi, phòng trừ bệnh nấm ngứa.
Du khách đến Lệ Mật ngồi thưởng thức chén rượu “kiện nam tử”, loại rượu “tráng dương bổ thận” của giới mày râu, nghe những người lâu năm trong nghề của làng nói chuyện về bắt rắn, lấy nọc rắn, ai nghe cũng say sưa không chán.
Từ xưa, sản phẩm rắn đã quý. Nay, do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm rắn càng trở nên có giá trị trên thị trường thế giới, một con rắn hổ chúa có thể bán với giá từ 50 đến 60 đô la. Các loài khác thì từ 25 đến 40 đô la một con. Còn giá trong thị trường ở nước ta thì rắn hổ chúa trên dưới 130.000đ/con, rắn ráo 25.000đ/con. Một bộ tam xà dùng ngâm rượu thường gồm: rắn ráo, cạp nong, cạp nia, có thể bán tới 200.000đ/bộ. Nếu bạn cầu kỳ muốn kén một bình rượu “trường sinh tửu” gồm ngũ xà (5 rắn) cộng thêm một con chim bìm bịp - loại chim chuyên ăn rắn - giá mua có thể trên nửa triệu đồng. Sản phẩm rắn ngoài cách thông thường là ngâm rượu, còn được chế biến thành dược phẩm và các món ăn đặc sản khác. Xương rắn dùng nấu cao, mỡ rắn bôi vết thương, mật rắn làm thuốc giải cảm, tiêu đờm. Da rắn thuộc kỹ làm túi, ví trang trí, giày dép, thắt lưng, quần áo...
Trong những sản phẩm trên, nọc rắn quý và đắt nhất. Giá một gram nọc rắn khoảng 500.000đ, vì nọc rắn chữa được nhiều căn bệnh hiểm nghèo như động kinh ác tính, hen, suyễn, rong huyết, và những bệnh về xương cốt, tính dục... Vì tính hấp dẫn của sản phẩm này, nên ngày nay người ta đã đua nhau bắt rắn và nuôi rắn, thuần dưỡng rắn để sinh lợi với quy mô lớn. Nghề nuôi, bắt rắn thực sự là một nghề hái ra vàng...
Ở làng Lệ Mật, còn có vườn rắn của một tư nhân có rất nhiều loại rắn độc như: cạp nong, hổ mang, hổ chúa... chúng được nằm trong các mô đất trên có phủ rơm rạ, cành cây, rác rưởi. Ước tính trong vườn này có đến trên 500kg rắn sống. Rắn được nuôi bằng các loại thức ăn như chuột, ếch, nhái; có loại như hổ chúa thì thức ăn lại là đồng loại như rắn ráo, rắn săn chuột, rắn hổ trâu. Nuôi rắn phải đảm bảo kỹ thuật để rắn được mập, béo, khoẻ mạnh. Rắn rất nhiều loại để đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Sau khi thăm vườn, chủ nhân lôi từ trong mô đất ra một con rắn hổ mang dài khoảng 1,2mét, nó đang bành mang, thở phì phì như chực bổ vào người. Sau khi dùa bỡn với con hổ mang, chủ nhân cắt rời những cái răng nọc của nó ra và cho vào một cái bao, còn con rắn thì được rửa sạch bằng nước nóng và làm sạch bằng cồn cao độ. Rắn được kéo dãn ra và mổ thịt. Tiết rắn nhỏ vào một chén sành đã có sẵn rượu tốt, quả tim còn đập cũng được thả vào đó. Đấy là rượu “ông uống bà khen”, và chỉ ít phút sau bạn có thể dùng lần lượt các món ăn chế biến từ rắn còn nóng hổi. Thịt rắn thơm lạ.
Con rắn gần như được sử dụng tất cả các bộ phận, chỉ trừ đầu. Tuy nhiên, để chế biến các món ăn từ rắn đòi hỏi phải có tay nghề cao. Ở làng Lệ Mật có trên dưới 50 nhà hàng, quán ăn về rắn, nên số rắn nuôi không đủ cung cấp, họ phải thu gom rắn ở các nơi khác mới đủ sức phục vụ. Làng Lệ Mật với nghề đặc sản rắn không chỉ giải quyết việc làm ổn định cho dân địa phương mà còn là một làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm chế biến từ rắn...


THUỶ TẬP
(nguồn: TCSH số 144 - 02 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN VĂN VINH                                 Bút kýAi về cầu ngói Thanh ToànCho em về với một đoàn cho vui

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN                         Bút ký"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diên trường ức vạn xuân". Nghĩa là: đất nước Hồng Lam sau ta năm trăm năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân.Không hiểu những tương truyền về "sấm ký" Trạng Trình "ứng nghiệm" đến dường nào, đâu là nguyên bản và thực hư ra sao? Có điều, chúng tôi đang viếng thăm làng quê Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng vào cái khoảng thời gian "sau năm trăm năm" ấy, và nhất là vào giữa cái kỳ gian mà đất nước đang từng ngày" Hưng tộ diên trường ức vạn xuân".

  • TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".

  • TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.

  • TRẦN QUỐC TOẢN Tôi sinh ra và lớn lên giữa làng Hến bé nhỏ bên bờ sông La xã Đức Tân (tức Trường Sơn ngày nay) huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Qua sự nhọc nhằn của cha, vất vả của mẹ đã đút mớm cho tôi từng thìa nước hến, bát cháo hến để rồi tôi lớn dần lên.

  • HỒ TƯNằm trên dải cát ven phá Tam Giang, từ xưa làng tôi cũng đã có một ngôi đình. Đến năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Chính quyền cách mạng đã vận động nhân dân triệt phá ngôi đình để tránh cho Tây khỏi làm nơi trú đóng.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đất nước ta, miền Bắc và miền nối liền nhau bằng một dải đất dài và hẹp gọi là miền Trung. Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía Tây như một cột sống vươn những chi nhánh dài ra tận biển Đông, làm thành những đèo, trong đó hiểm trở là đèo Hải Vân.

  • PHẠM TIẾN DUẬT1.Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, khi nghiên cứu về dân tộc học, có luận điểm cho rằng, trong quá trình định cư dần dà từ Bắc vào Nam, các cộng đồng, một cách tự nhiên, hình thành từng vùng thổ âm khác nhau.

  • PHAN THUẬN AN.Nhiều người từng đến Lăng Cô hoặc nghe nói đến địa danh Lăng Cô, nhưng ít ai biết rằng vua Khải Định là người phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát này.Có thể nói vua Khải Định là ông vua thích du lịch nhất trong số 13 vị vua triều Nguyễn (1802- 1945). Trong đời mình, nhà vua đã đi du lịch nhiều nơi tring nước và cả nước ngoài nữa.

  • Thiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • Anh tôi đang giàu lên với nghề nuôi rắn độc, bị con hổ mang hỏi thăm vào tay. Mấy tiếng đồng hồ cáng tắt qua các cánh rừng đến bệnh viện huyện được cứu sống, nhưng vết thương bị hoại tử, hơn tháng sau mới xuất viện, tiêu tốn hơn chục triệu. Năm sau anh tôi lại bị chính con hổ mang ấy hỏi thăm ở tay kia. Lần này thì tôi đánh xe đi mời thầy thuốc rắn bản Lúng.

  • Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, trải Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.

  • "Sang Xuân ta sẽ ăn Tết khai hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng".     Vì sao vua Quang Trung dám tuyên bố cả quyết như trên trước mặt ba quân? Tất cả bí mật của cuộc hành binh khôi phục Thăng Long đều được "gói trọn" trong một chiếc bánh chưng.

  • LGT: Nhà văn Thái Vũ với những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động - Giặc Chày Vôi, Huế 1885... nay đã gần 80. Tuổi già sức yếu song ông đã hoàn thành tập Hồi ức, gồm 4 phần dày dặn. Trong đấy phần II: HUẾ - QUẢNG NGÃI VÀ LK5 là những trang hồi ức đầy “xốn xang” trước và sau CM tháng Tám.Sông Hương xin trích đăng một phần nhỏ gửi tới bạn đọc nhân kỷ niệm ngày CM tháng Tám thành công và Quốc khánh 2 – 9. 

  • Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến “ Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong tục của  xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Kế đến là “ Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ 18.