Mai một nhà sàn truyền thống của người Thái

08:49 27/09/2019

Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

Nhà sàn của người Thái.

Với đồng bào Thái Sơn La, ngôi nhà sàn chứa đựng nét văn hoá tín ngưỡng dân tộc, được hun đúc từ bao đời nay. Trước đây, ở các bản làng người Thái  bà con đều sinh sống trong các ngôi nhà sàn truyền thống. Nhưng bây giờ ở không ít  nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

Bà Lù Thị Hương ở bản Bó năm nay đã ngoài 70 tuổi. Tuy con cháu bà đã xây xong nhà được mấy năm nay, nhưng vì bà vẫn ở trong ngôi nhà sàn cũ kỹ, do bà đã quá quen ở nhà sàn rồi, bây giờ chuyển về ở nhà xây thấy lạ. Cùng với lý do đó còn nhiều thói quen sinh hoạt khác đã ăn sâu trong tâm trí của bà, như quen có bếp (Chi phay) trong nhà tiện lợi cho việc đi lại nấu nướng, có gác bếp (xá) để đồ khô. Ngoài bếp ra, trong ngôi nhà sàn quan trọng là gian thờ tổ tiên (Cọ lọ hóng) của đồng bào. Gian thờ tổ tiên bao giờ cũng là gian cuối của ngôi nhà ngay cạnh buồng ngủ của gia chủ. Bên gian ngoài cùng còn để (Nếp tạy, nếp hò) treo giỏ đan cho trẻ khi sinh ra có ý báo với tổ tiên là gia đình có thêm thành viên mới. Trong ngôi nhà sàn thường có cột trụ bà con gọi là (Sàu hẹ) thường treo cung, tên, nỏ và vỏ con rùa trên nóc cột để trừ tà ma.

Bà Lù Thị Hương cho biết: "Ở nhà sàn thoáng mát hơn, các con tôi cũng muốn tôi về ở cùng. Nhưng quen ở nhà sàn có bếp ngay giữa nhà, quen ăn, ở, sinh hoạt ở nhà sàn rồi. Xã hội bây giờ có điều kiện ai cũng làm nhà xây hết, còn có mấy cái nhà sàn thôi, nhà sàn từ thời ông cha mình để lại".

mai mot nha san truyen thong cua nguoi thai hinh 2
Bản Bó bây giờ toàn nhà xây.

Gia đình ông Lường Văn Đích, cùng ở bản Bó cũng đã dỡ nhà sàn cũ đi và xây  lên một căn nhà cấp 4. Theo ông Đích, nhà xây bền chắc hơn so với nhà sàn, nguyên vật liệu có sẵn ngoài thị trường, nhà sàn thì thời gian sử dụng không được lâu bền, nhanh hỏng hóc, gỗ làm nhà khó tìm kiếm. Mặc dù ở trong ngôi nhà xây vững chắc, nhưng trong thâm tâm ông Đích vẫn nhớ nhà sàn vì không chỉ thoáng mát mà mọi thói quen sinh hoạt trong gia đình đều diễn ra trong ngôi nhà sàn. Nay về ở nhà xây, mọi sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của gia đình đều phải sắp xếp khác đi.

Ông Đích nói: "Nhà sàn làm lâu rồi, hỏng hóc, cũ kỹ, phải làm nhà mới. Nhưng vào rừng bây giờ không còn gỗ nữa, phải làm nhà xây. Thực sự buồn vì từ thủa cha ông ta đã quen ở nhà sàn rồi. Bây giờ ở bản này nhà sàn còn ít lắm, không giữ được bản sắc văn hoá của ông cha để lại. Nếu có gỗ thì cũng muốn làm nhà sàn, ở nhà sàn thoáng mát hơn, đây cũng là điều trăn trở của nhiều người".

Bản Bó có 300 hộ,  nhưng giờ chỉ còn lác đác mấy ngôi nhà sàn. Thay vào đó là ngày càng nhiều nhà xây mọc lên. Đây cũng là thực trạng chung ở không ít bản làng người Thái ở thị trấn các huyện, hay thành phố Sơn La hiện nay. Thậm chí có bản chỉ còn một ngôi nhà sàn là nhà văn hóa của bản. 

mai mot nha san truyen thong cua nguoi thai hinh 3
Một góc bản Bó hiện nay.

Ông Cà Văn Chung, người am hiểu về văn hoá Thái ở thành phố Sơn La cho biết, nhà sàn bị mai một dần, đó cũng quy luật tất yếu của sự phát triển. Khi nhà sàn mất đi thì mọi sinh hoạt, văn hoá, tín ngưỡng của bà con cũng phải thay đổi sao cho phù hợp.

"Hiện nay, nhà sàn đang mất dần theo năm tháng vì không có gỗ làm, nhà sàn tuổi thọ không được lâu bền, nên bà con chuyển sang làm nhà xây. Nhà sàn mất đi thì phong tục tập quán, sinh họat cũng sẽ mất dần  như: sàn ngoài thường để trai, gái tâm sự, sàn bên trong ( quản ) là nơi để đàn ông đan lát sẽ không còn. Góc thờ tổ tiên (Cọ lọ hóng), góc thờ bà mụ (hỏng một) cũng mất đi. Làm nhà xây bà con cũng thiết kế xây dựng cho phù hợp nhưng không thể được như nhà sàn. Những người muốn nghiên cứu về nhà sàn văn hoá Thái cũng không cơ sở để nghiên cứu", ông Chung chia sẻ.

Ngôi nhà sàn của đồng bào Thái chứa đựng nhiều ý nghĩa là vậy, làm thế nào để lưu giữ và bảo tồn những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc? Câu trả lời có lẽ phải giành cho các cấp chính quyền và mỗi gia đình người Thái ở đây.

Theo Lường Hạnh - VOV.VN

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.

  • Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.

  • Nhà thơ Phạm Tiến Duật năm 2002, khi vào tuổi 61, đã đưa ra mười tiêu chí để xác định “thế nào là nhà văn già”. Tỷ như nhà văn già là nhà văn thích đề tặng và chú thích, thích quản lý người khác mà không quản lý chính mình, thích chê bai xã hội, phàn nàn đủ thứ và tỏ ra mình là người lịch lãm, chỉ không biết chê chính cái mình viết ra…

  • Trong những ngày cuối tháng 5/2015, dư luận khắp nơi tỏ vẻ đồng tình với phát biểu tại Quốc Hội của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó giám đốc Học viện Quốc phòng): “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.

  • Khái niệm không gian văn hóa của các dòng sông đã rõ ràng và cụ thể khi liên quan đến quy hoạch cảnh quan kiến trúc của đô thị. Nhưng ngoài quy hoạch đô thị, không gian đó không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc nhà cửa, cầu và cây xanh.

  • Khai thác các di tích văn hóa- lịch sử vào mục đích du lịch đang trở thành một hướng đi được quan tâm đầu tư của nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng bởi có lẽ đó là cách hiệu quả hàng đầu để quảng bá những giá trị văn hóa của một vùng miền mà không cần phải tốn quá nhiều lời.

  • Cô bé Lolita dạo chơi đến Việt Nam gần đây đã làm nổ ra một sự “mất đoàn kết” không nhỏ trong giới dịch thuật. Thậm chí, có khi người ta chú ý đến chuyện nóng bỏng của “trường văn trận bút” nhiều hơn là chú ý đến vẻ đẹp của cô ấy, hay nói cách khác, giá trị của bản thân tác phẩm của Vladimir Nabokov.

  • Truyền thông tạo định kiến “người Israel chuyên đánh bom cảm tử”, “người Anh lãnh đạm và xa cách”, nhưng văn chương liên kết nhân loại bằng những câu chuyện giản dị. Chủ đề này được nói đến trong Những ngày Văn học châu Âu tại Hà Nội.

  • Không phải là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng biến các khoảng đất trống ở Hà Nội thành sân chơi cho trẻ em nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện thành công ý tưởng đó - chúng tôi muốn nói đến các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” (Think Playgrounds - TPG).

  • Nhân dịp tái bản có sửa chữa Lolita, dịch giả An Lý, người biên tập bản tiếng Việt lần này,  có bài viết về tác phẩm mà lịch sử xuất bản của nó sang các thứ tiếng khác dường như chịu một lời nguyền cho những bản dịch lại, hoặc những bản dịch liên tục sửa chữa.

  • Văn hóa đọc của Việt Nam không hề suy đồi? Vấn đề là giới trẻ của chúng ta đang quan tâm gì và đọc gì?

  • Robert Lucius - giám đốc chương trình khu vực châu Á, Tổ chức Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hơn 60 năm - đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi đặc biệt khi Việt Nam đã làm ông thay đổi cuộc đời của mình, từ một sĩ quan quân đội ông trở thành nhà hoạt động bảo vệ động vật.

  • Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? có nhiều người đổ lỗi cho đó là bị tác động bởi "mặt trái của kinh tế thị trường".

  • Con số 6.200 nói lên điều gì...!

    6.200 người bị nhập viện do ẩu đả trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nói lên điều gì, chẳng phải là bạo lực đang lên ngôi!

  • Xem lễ hội ở xứ ta dễ có cảm giác mình bị dẫm nát như những cánh hoa trên Đường hoa xuân. Lễ hội Việt hiện đại, không khéo, trở thành đồng nghĩa với từ vandalism – nôm na là hủy hoại các giá trị văn hóa nhân loại.

  • Tưởng lì xì con trẻ là... chuyện nhỏ, nhưng thật ra có rất nhiều điều đáng bàn quanh câu chuyện lì xì đầu năm.

  • Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

  • Theo thống kê của Cục Xuất bản-in-phát hành, năm 2014 ngành xuất bản đã tăng 50 triệu bản sách so với 10 năm trước.

  • Đó là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm với chủ đề “Những cuốn sách làm ô nhiễm môi trường giáo dục thanh thiếu niên - Thực trạng và Giải pháp”, do Hội xuất bản Việt Nam tổ chức vào sáng nay 21/1 ở TPHCM.

  • Tiếp theo Thánh Gióng, lại thêm một vị “Tứ Bất tử” nữa của người Việt Nam được dựng tượng. Đó là Đức Thánh Tản, hay Tản Viên Sơn Thánh, hay gọi một cách học trò là Sơn Tinh, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.