Không phải là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng biến các khoảng đất trống ở Hà Nội thành sân chơi cho trẻ em nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện thành công ý tưởng đó - chúng tôi muốn nói đến các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” (Think Playgrounds - TPG).
Sân chơi của TGP nổi bật bởi đặc điểm được làm chủ yếu từ vật liệu tái chế và nhiều màu sắc. Ảnh: Một góc sân chơi ở bãi giữa. Nguồn: TPG.
Câu chuyện bắt đầu từ cuối năm 2013, khi Judith Hansen, một phụ nữ Mỹ, người từng chụp ảnh nhiều sân chơi trên khắp thế giới, đến Hà Nội. Nhận thấy nơi đây quá thiếu thốn không gian cho trẻ em vui chơi, bà muốn dùng khoản tiền 6.000 USD thừa kế của mình để làm một cầu trượt hình con rùa tặng trẻ em Hà Nội đặt ở khu vực hồ Gươm. Dĩ nhiên là ý tưởng này của bà bất khả thi.
Sau đó, được bà Judith ủy thác, hai bạn trẻ Chu Kim Đức và Nguyễn Tiêu Quốc Đạt đã bắt tay lập một dự án mang tên Think Playgrounds, lấy biểu tượng là chiếc cầu trượt hình con rùa. Điểm đầu tiên họ nhắm đến là bãi giữa Sông Hồng bởi khu đất này do người dân trong xóm đồng thuận trích ra, không liên quan đến việc xin phép chính quyền. Có thử bắt tay vào các công trình dân sự mới thấy không dễ gì tìm được tiếng nói chung với chính quyền sở tại. Cách đây vài năm, một tổ chức NGO cũng có ý định tổ chức các sân chơi cộng đồng với kinh phí từ các nguồn mà tổ chức này huy động được, nhưng cuối cùng phải bỏ cuộc vì mất quá nhiều thời gian làm việc với chính quyền cấp phường mà dự án vẫn dẫm chân tại chỗ. Trong khi đó, tại Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, mô hình sân chơi cộng đồng đã nở rộ nhờ tư duy cởi mở và linh hoạt của các nhà quản lý.
Chỉ với số tiền khiêm tốn, khoảng 15 triệu đồng, và bằng các vật liệu thải loại như lốp xe cũ, ván công nghiệp… hoặc vật liệu rẻ tiền như tre nứa, gỗ thông…, một sân chơi đầy màu sắc đã ra đời ở bãi giữa với các hạng mục xích đu, cầu trượt, bập bênh, thú nhún... Thành công đầu tiên đó chứng minh rằng, việc tạo ra sân chơi giá rẻ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được, ngay cả ở một khu cuộc sống còn khó khăn như bãi giữa. Quốc Đạt cho biết, mục đích của TPG là xây dựng mô hình sân chơi miễn phí, tiện lợi và có giá rẻ (quanh 10 triệu đồng) cho trẻ em trong thành phố để bất kỳ cộng đồng nào cũng có thể áp dụng, miễn là họ thực lòng quan tâm đến tương lai của con em mình. Đây cũng là mô hình sân chơi thích hợp với các loại không gian và cảnh quan khác nhau của các khu dân cư, do người dân tại cộng đồng chung tay góp công sức, vật liệu và thời gian để hình thành, quản lý và bảo dưỡng, không cần trông đợi kinh phí từ chính quyền địa phương. Với cách làm này, những khoảng đất trống ở các khu tập thể, nhà văn hóa phường, xã… sẽ dễ dàng được biến thành những sân chơi lý thú cho trẻ ở một thành phố mà quỹ đất công vô cùng eo hẹp - diện tích vườn hoa, công viên công cộng chỉ chiếm 1,92% tổng diện tích thành phố1.
“Thay vì vào cuối tuần mới được chơi và cần thời gian để chơi cùng nhau thì với sân chơi cộng đồng, trẻ em cùng một khu phố có thể được chơi và chơi cùng nhau bất cứ lúc nào. Những đứa trẻ từ bé chơi với nhau dễ dàng tạo được sợi dây liên kết, kí ức và những kỉ niệm tốt đẹp. Những đứa trẻ lớn lên với kỉ niệm hạnh phúc thì chính cộng đồng đó hạnh phúc”. Nguyễn Tiêu Quốc Đạt |
Với những sân chơi do TPG thiết lập, về tài chính, theo Kim Đức cho biết, cộng đồng đóng góp khoảng 20%, TPG đóng góp khoảng 20%, còn lại là gây quỹ từ các NGO, doanh nghiệp, cá nhân (riêng sân bãi giữa, TPG đóng góp tài chính 100%). Chi phí trung bình cho một sân dưới 100m2 là 10 triệu (tiền vật liệu). Nếu tính cả chi phí nhân lực, hao mòn thiết bị thì có thể lên đến 20 triệu, rẻ hơn so với sân chơi sản xuất trong nước từ năm đến mười lần, so với sân chơi nhập khẩu thì còn rẻ hơn nhiều lần nữa.
Mặc dù rẻ nhưng vấn đề an toàn vẫn được TPG đưa lên hàng đầu. Vật liệu tái chế quyên góp được (lốp, ván, gỗ thông…) thường được sơ chế trước khi làm đồ chơi mới. Khâu chà đinh, quét sơn được làm cẩn thận để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao thẩm mĩ cho đồ chơi. Một “chuyên viên” nhí sẽ test đồ trước khi đưa vào sân chơi.
Hoạt động mang ý nghĩa xã hội tốt đẹp của TPG đã nhanh chóng thu hút được sự tham gia của một số bạn trẻ khác, những người có thể đóng góp chuyên môn cho việc thiết kế sân chơi, thiết kế và chế tác các món đồ chơi. Kết quả là, sau hơn một năm ra đời, TPG đã hình thành được tổng cộng bảy sân chơi ở Long Biên, Trung Hòa- Nhân Chính, Phương Mai, Ngọc Khánh, Hoàng Quốc Việt với những hạng mục phong phú như: hệ khung leo trèo, lưới leo trèo, cầu trượt, bập bênh, zipline... Điểm nổi bật là cùng một chất liệu như lốp ô tô, nhóm có thể chế tác thành những món đồ khác nhau như bập bênh, thú nhún, xích đu…; và cùng một loại đồ chơi, nhóm luôn sáng tạo các mẫu khác nhau chứ không bao giờ chịu dập khuôn hàng loạt.
Ngoài địa bàn Hà Nội, TPG cũng tham gia làm sân chơi ở một số địa phương khác với tư cách cung ứng nhân lực, thiết kế hoặc chuyển chính những đồ chơi TPG làm tới các nơi đó. Có thể kể ra các sân chơi ở xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Mộc Châu (Sơn La); Bình Hẻm (Hoà Bình).
Cách đây chưa lâu, TPG cũng rất thành công trong việc tổ chức sự kiện đình đám Playday, tạo một sân chơi ngoài trời trong khuôn viên rộng rãi của Câu lạc bộ Mỹ ở phố Hai Bà Trưng với sự tham gia của hơn 1.000 em nhỏ. Để chuẩn bị cho sự kiện này, nhóm đã mất cả tháng trời chế tác những đồ chơi kích thước lớn như khu mê cung từ gỗ ván (diện tích 50m2), zipline (dài hơn 12m), hệ gỗ leo trèo có chất lượng quốc tế, khu vật liệu tự nhiên…
Mới đây nhất, sự kiện Play Street (17/4/2015) lần đầu tiên được TPG tổ chức trên đường phố đi bộ Đào Duy Từ đã mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới ở một không gian vốn chỉ dùng cho việc đi lại. Tại đây, trẻ em được vui chơi tự do và hoàn toàn miễn phí trong ba không gian nhỏ khác nhau: Không gian sân chơi với các thiết bị từ tre và vật liệu tái chế; Không gian chơi tự do có nhiều chủ đề (vẽ phấn, đua Scooter bằng gỗ, chơi với thùng các tông); Không gian trò chơi dân gian (chơi chuyền, ô ăn quan, đi cà kheo...). Play Street sẽ được tổ chức vào tối thứ Sáu hoặc thứ Bảy hằng tuần tại địa điểm này cho đến hết tháng Sáu tới.
Hiện tại với bảy thành viên chính, TPG không đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu hình thành những sân chơi mới còn rất lớn ở Hà Nội. TPG hi vọng sẽ kêu gọi được sự hợp tác tình nguyện của viên sinh viên từ các trường đại học như Xây dựng, Kiến trúc, những người sở hữu những kỹ năng cơ bản rất cần thiết cho việc làm sân chơi. Nhóm cũng đang cân nhắc hình thức gây quỹ đám đông (crowdfunding) để duy trì và phát triển hoạt động của mình trong thời gian tới.
Khi có một khu đất trống ở cộng đồng, người ta thường nghĩ ngay đến việc biến nó thành bãi để xe, nơi tổ chức đám cưới, đám ma, hoặc nơi để các cụ già tập dưỡng sinh hơn là nghĩ đến tạo một sân chơi cho trẻ em. Cũng có nơi, người lớn cho rằng trẻ em đá bóng, đi xe đạp, trượt patin là đủ, cần gì phải chơi với những đồ chơi được đặt cố định, tốn không gian. Theo TPG, vì quyền lợi của trẻ em, cần phải “tái chiếm” những khu đất đang bị sử dụng sai mục đích. |
1. Báo cáo Tổng hợp bổ sung vào quy hoạch cây xanh, công viên và hồ của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn: Hải An - Tia Sáng
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.