Kết bạn với Sông Hương

09:35 20/06/2013

KHÁNH PHƯƠNG

Huế là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không sống ở nơi đây?”. Sông Hương là nơi tôi thường tự hỏi, “tại sao tôi không làm điều gì đó cho nơi này?”.

Nhà phê bình Khánh Phương

Lần đầu tôi tới Huế vào mùa hè năm 2009, do phải bay sớm ra Hà Nội, bỏ lại các bạn cùng cơ quan còn tiếp tục du hành vui chơi từ Lăng Cô, tới Phong Nha Kẻ Bàng. Thầy Dũng “võ”, tức Nguyễn Văn Dũng, một người Huế với nghĩa chân xác nhất của từ này, thầy giáo của trường Quốc Học xưa, tác giả những bút ký duyên dáng và sắc bén, được sự gởi gắm của 2 người bạn tôi, (trong đó một người tôi chưa bao giờ gặp mặt) tận tình đón tiếp, đưa 2 mẹ con tôi đi tìm mướn khách sạn giữa mùa cao điểm du lịch. Huế vừa ngớt mưa, thầy Dũng đưa chúng tôi đi thưởng thức món bún bò Huế. Thầy hóm hỉnh nói với con trai 8 tuổi nhỏ xíu của tôi: “Con ngồi bên này để bảo vệ mẹ”. Buổi sớm tự đi chơi Đại Nội. Qua trưa, thầy Dũng chở honda tới thăm lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, đi mua đồ lưu niệm. Chiều xuống ghé “Sông Hương”, gặp Phó TBT Hồ Đăng Thanh Ngọc. Buổi trò chuyện đầu tiên giống như làm “bài phỏng vấn”, có lẽ vì mấy anh em đều “vụng” chuyện nói năng. Biết đâu… có khi không tới lại hơn. Bởi vì trước đó đã tồn tại một tình bạn chỉ trên trang viết giữa tôi và “Sông Hương”, hồn nhiên và tri âm hơn tất cả mọi sự gặp mặt.

Lần thứ hai tới Huế đã đông vui bè bạn. Chiều tối đi ăn cơm hến với người anh N. Đ. M từ Sài Gòn ra. Vị hến lợ thanh thanh, không phải ai cũng có thể ghiền. Đó là dịp Festival mùa hè 2010, Huế dành nhiều không gian cho thơ. Cameraman M.P. “Khùng” từ Đà Lạt về tới đây vẫn khùng. Tôi cài hoa Junne lên đuôi tóc Pony tail và đeo vòng tay cho Đồng Chuông Tử trước khi lên trình diễn thơ, không biết có phải vì lòng hăng hái của chàng trẻ tuổi mà lúc lên sân khấu hoa gần như đã héo. Tuệ Nguyên bẽn lẽn, Liêu Thái láu táu cùng ngồi dự tọa đàm “Thơ đến từ đâu”. Buổi tối coi Huỳnh Lê Nhật Tấn vừa đọc thơ vừa “múa đương đại”, phun rượu lên toan thay cho màu vẽ. Những người anh xứ Huế: Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phạm Nguyên Tường... trổ tài quán xuyến, tổ chức ngày hội cho thơ giản dị mà vui.

Từ đó, tôi ghé Huế thường xuyên, có khi tháng nào cũng ghé. Tới thăm vợ chồng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, cà phê với thầy Dũng, đi ăn cơm chay với họa sĩ Bút Chì. Đi bộ khắp những con đường cây lá trong veo. Tất nhiên không thể thiếu bánh canh đường Phạm Hồng Thái…

Huế đẹp trong lành, cao sang chính là nhờ giữ được hầu như vẹn nguyên cốt cách của một thành phố nhận được nhiều ảnh hưởng văn hóa Tây phương, tương tự như Đà Lạt trước đây. Mà không bị biến thành trung tâm hành chính, kinh tế thực dụng như nhiều thành phố khác. Từ những công viên rợp bóng cây an nhiên nằm giữa lòng thành phố, những mảng tường thấp bình lặng thấm đầy hơi ẩm sau cơn mưa, cho tới thành trì, lăng tẩm. Tất cả còn tồn tại đến ngày nay như một thành phố di sản, chính là nhờ vào cốt cách và sự tổ chức kiểu Tây phương ẩn sâu trong vẻ ngoài của một đô thị cổ Đông phương.

“Sông Hương” là một phần của Huế. Cho tới bây giờ, với “Sông Hương”, tôi vẫn là một người khách. Chưa chung vai san sẻ được gì. Nhưng với lòng mến yêu trọn vẹn, từ thoạt tiên cho tới khi đã một chặng đường với nhiều ấm lạnh. Lòng mến yêu có thể dễ dàng nói ra, không ngần ngại. (Bởi vì, với ai đó, tình cảm yêu quý có thể là khởi đầu của thiên kiến cá nhân hay sự lệ thuộc, chứ với tôi thì không). Ngay cả khi sự ứng xử vô lý, thiếu trung thực của một số cá nhân bỗng nhiên nhằm vào tôi, tôi vẫn nhận được những email từ “Sông Hương”: “Khánh Phương cứ bình thản. Quanh em còn nhiều người tốt và hiểu biết. em không đơn độc đâu”. Vẫn là tình tri âm từ trang viết, ngoài ra không gì hơn.

Nhớ tới người đã làm những điều lành cho mình, và tha thứ, quên đi người làm điều xấu, đó là một trong những hạnh phúc mà tôi có khi kết bạn với “Sông Hương”.

“Sông Hương” phải ra sao để luôn chính là “Sông Hương”, điều này chỉ có những người trực tiếp thực hiện “Sông Hương” mới biết đủ và biết rõ. Tôi còn nhớ, cách đây đã hai chục năm có lẻ, khi tôi 15 tuổi, là học sinh lớp 12 chuyên văn trường phổ thông trung học năng khiếu Trần Phú, thành phố Hải Phòng, các thầy giáo của tôi từng nhắc “Sông Hương”, “Cửa Việt”, những cái tên có phần lạ lẫm trong làng báo nhưng lại chiếm được cảm tình của những người viết lách, dạy học, nghiên cứu khao khát lòng trung thực và đổi mới.

Nhớ Huế, biết có “Sông Hương”. Để đôi khi tôi tự nhủ rằng, vẻ đẹp không bao giờ nên “đương đầu” với mưu toan hay sự gian dối. Vẻ đẹp có thể bị mưu toan và gian dối phủ nhận, triệt hại về mặt vật lý. Thậm chí có thể bị lãng quên trong ý thức. Nhưng vẻ đẹp luôn cao hơn…

Mountville, 3/5/2013 
K.P
(SDB9/6-13)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINH

    Chương trình kỷ niệm “30 năm Tạp chí Sông Hương” đã qua gần tháng rồi, mà trong tôi những xúc động vẫn không nguôi. Quả thực tôi chưa thấy cuộc “kỷ niệm” nào lại ám ảnh và ấn tượng đến vậy.

  • HƯƠNG BÌNH

    30 năm Tạp chí Sông Hương ra số báo đầu tiên là dấu mốc hết sức quan trọng. 30 năm của những thành quả, những đổi thay và cả những kỷ niệm còn vương mùi mực cũ. Sông Hương đã nỗ lực hết mình, được sự trợ giúp, động viên của đông đảo bằng hữu mọi miền để làm nên một tuần lễ kỷ niệm với nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc diễn ra từ ngày 14/6 đến 22/6.

  • LTS: Trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, Lễ Hội “Tri Ân Dòng Sông” đặc biệt có ý nghĩa bởi đây là lần đầu tiên, những người làm Tạp chí Sông Hương tổ chức lễ tri ân dòng sông mình đã mang tên.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Diễn văn của TBT Tạp chí Sông Hương trong Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập)

  • (Phát biểu của Đồng chí Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương)

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Tháng 6/1983, Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế thân yêu. Đó là niềm phấn khởi của những người làm công tác văn hóa, văn nghệ ở Bình Trị Thiên nói riêng và cả nước nói chung.

  • GIA HỘI

    Đầu năm 1983, lãnh đạo tỉnh và Hội VHNT Bình Trị Thiên xác định nên có một tờ tạp chí văn nghệ. Theo nhà văn Hà Khánh Linh, từ tháng 2/1983, nhiều cuộc họp bàn chuẩn bị ra mắt số tạp chí văn học nghệ thuật được tổ chức.

  • VÕ QUÊ

    Tin tạp chí văn nghệ tỉnh nhà được mang tên mới: Sông Hương là một nguồn vui lớn không chỉ trong giới văn nghệ sĩ chúng tôi, mà còn sớm lan tỏa trong mọi tầng lớp dân chúng của quê nhà yêu dấu trong thời điểm ấy (6/1983).


  • (Lê Minh Phong phỏng vấn các nhà lý luận, phê bình)

  • LTS: 30 năm đã tạo nên vóc dáng một Tạp chí Sông Hương bản lĩnh như ngày hôm nay. Từ lúc mới ra đời Sông Hương đã nhận được sự cộng tác nhiệt tâm của nhiều cây bút tài hoa trên mọi miền đất nước, góp phần đưa tạp chí vượt thoát biên giới địa phương đi vào thế giới văn chương Việt đầy sôi động. Dưới đây là những tâm tình của một số cộng tác viên từng gắn bó với Sông Hương.

  • LTS: Góp phần để Sông Hương có “văn hiệu” trên diễn đàn văn học nghệ thuật cả nước cũng như đến với độc giả mọi miền phải kể đến vai trò của những nhà văn nhà thơ đại diện cho tạp chí. Chúng tôi xin được trích đăng một vài cảm nhận của họ nhân dịp kỷ niệm 30 năm Sông Hương ra số báo đầu tiên.

  • TRẦN NGUYÊN

    Hòa nhập với làng văn nước nhà, Sông Hương còn phải chở nặng phù sa văn hóa của chính nơi mình sinh ra. Mấy năm trở lại đây, Sông Hương tạo được ảnh hưởng trong giới độc giả với nhiều chuyên đề văn học mang tính chất khai mở, dám nói và làm những hiện tượng, trào lưu văn học còn ngại ngần.

  • VỸ GIẠ

    Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tạp chí, từ tháng 8 năm 2008, Sông Hương xúc tiến bốn chương trình nhân văn với phương thức xã hội hóa hoàn toàn. Các chương trình ấy vừa thể hiện tình cảm nhân ái, vừa thể hiện mong ước được đóng góp cho văn hóa Huế của giới văn nghệ sĩ - trí thức quê nhà.

  • ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

    Mới đó mà đã 30 năm rồi. Với tôi, Sông Hương luôn là một kỷ niệm và là một hành trình đẹp. Sông Hương 30 năm thì tôi có hơn 2/3 quãng thời gian ấy là… người nhà của Sông Hương.

  • Kính gửi BBT Tạp chí Sông Hương!

    Gia đình tôi (7 thành viên đều là giáo chức) không phải cư dân Huế, nhưng mỗi người trong chúng tôi đều đã là một độc giả trong số những chuyên mục thường xuyên của tạp chí Sông Hương từ nhiều năm nay.

  • PHẠM PHÚ PHONG
    (Nhìn lướt qua các tuyển tập kỷ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương)

    Cũng như người, sông có đời sông. Nhưng người có tuổi, còn sông không có tuổi. Không ai biết dòng sông chảy qua kinh thành gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử một vùng đất có từ bao giờ? Nhưng cách đây ba mươi năm đã ra đời một cuộc sống khác, một dòng chảy khác, tồn tại song song với nó, góp phần khẳng định và phát huy đời sống tinh thần của con người xứ Huế, đó là Tạp chí Sông Hương.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU 

    Chiều thứ bảy, ngày 12 tháng 6 năm 1983, Tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật văn hóa của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên ra số đầu tiên, lấy tên Sông Hương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm Tổng Biên tập, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là Phó, Ban Biên tập gồm có các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, họa sĩ tên tuổi như: Lương An, Bửu Chỉ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Minh Hằng, Xuân Hoàng, Hà Khánh Linh, Lê Thị Mây, Trần Hữu Pháp, Võ Quê, Thái Ngọc San, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Xuân Việt, Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Đắc Xuân.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong tủ sách của tôi, sau bao dâu biển, còn lại một cuốn Sông Hương hai mươi mấy năm trước, trong đó có thư trả lời độc giả của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, hình như là Tổng Biên tập.

  • Thực tiễn sáng tạo nghệ thuật luôn luôn biến đổi cùng với sự thức nhận tri thức khách quan và tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo là tìm ra cái mới, cái mới nằm trong nhận thức, trong quan niệm, trong cách chúng ta nhìn vào sự vật và nhìn vào chính mình.