Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, đại diện các sở ban ngành cùng các nhà nghiên cứu văn hóa,lịch sử Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế nhấn mạnh: Để cụ thể hóa nghị quyết 05-NQ/TU của Thành ủy Huế về việc “Tuyên truyền, giáo dục, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống và phong tục tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021 -2025 và nhưng năm tiếp theo” nhằm bảo tồn, phát huy và và lan tỏa các giá trị tinh hoa văn hóa, cốt cách con người Huế, góp phần chuyển hóa các giá trị văn hóa Huế thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc tìm ra giải pháp để phát huy hệ giá trị của phong tục, tập quán và văn hoá con người Huế là hết sức cấp bách và quan trọng, cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình “Đô thị di sản đặc thù”, mà thành phố Huế hiện nay đóng vai trò là lõi trung tâm của mô hình đô thị đó.
Với nỗ lực, quyết tâm xây dựng thành phố Huế "Văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc" trên cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, hội thảo nhằm tập hợp, cô đọng một số đặc điểm con người Huế nổi bật và phong tục, tập quán Huế phổ thông nhằm nhìn nhận, thảo luận những giá trị đặc sắc cần lưu truyền, những điểm cần sửa đổi cho phù hợp hơn với cuộc sống đương đại, làm cơ sở cho việc định hướng tuyên truyền, xây dựng lối sống văn minh, giàu bản sắc.
![]() |
Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo đã nhận được 11 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bàn về các đặc điểm tính cách nổi trội và văn hóa ứng xử của con người Huế; đặc điểm gia đình và dòng họ trong việc giữ gìn giá trị văn hóa con người Huế, tục lệ gả cưới, thai sản thờ cúng, các thủ tục ma chay và những vấn đề cần thay đổi; phát huy giá trị tinh thần của người Huế trong quá trình đô thị hóa; …Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã làm rõ thêm các giá trị đặc trưng của tính cách con người Huế; phát huy các giá trị của con người Huế đồng thời đề xuất các giải pháp cần triển khai để nâng cao giá trị tinh thần con người Huế.
Theo Dịch giả, Nhà văn Bửu Ý: “Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến thiên của thời tiết và đời sống, tế bào nền tảng của xã hội là gia đình, riêng ở Huế có thể nói là trụ được tương đối bền vững. Ông bà, cha mẹ, con cháu…chung sống với nhau dưới một mái nhà là hình ảnh bắt gặp rất nhiều ở Huế. Những giá trị tinh thần, tâm linh được gìn giữ: tưởng nhớ những người thân đã qua đời qua những ngày húy kỵ, đề cao lễ nghĩa, tôn ti trật tự, sự vâng lời và nhất là lòng hiếu thảo.
Về giáo dục, Thành phố Huế đặc hưởng những thiết chế đào tạo và giáo dục từ xa xưa như Quốc Tử Giám. Rồi Huế trở thành thành phố đại học kể từ 1957 theo sự ra đời của Viện Đại học Huế. Huế xưa nay nổi tiếng là thành phố của học sinh, về số lượng cũng như về thành tích học tập. Về xã hội, Huế đã từng là kinh đô của cả nước gần một thế kỷ rưỡi, cho nên đã xây dựng một lớp người có lối sống riêng. Lớp người này thiên về tình cảm hơn là duy lý, trọng đạo lý hơn là bằng cấp, tình nghĩa hơn là địa vị, tiền tài, nặng lòng với đời sống tinh thần, tâm linh hơn là đời sống vật chất. Huế đã từng có những địa điểm văn hóa và giải trí đã bị xóa sổ trên bản đồ địa chính của thành phố Huế, đó là Sở Bách Thú; Nhà hát Bà Tuần; Nhà hát Vĩ Dạ; Hội Quảng Tri. Hoặc một điểm mạnh khác của Huế mà ta cũng đánh mất đó là Ngoại ngữ, Huế có đại học dạy nhiều ngoại ngữ khác nhau, nhưng sự lan tỏa ra xã hội chưa tương xứng, các sản phẩm và ấn phẩm bằng ngoại ngữ vẫn được trông chờ. Diễn đàn văn hóa trở nên thiếu vắng, càng ngày càng thưa thớt, Đây là hoạt động văn hóa, khoa học, nghiên cứu rất cần được tổ chức thường xuyên để huy động và đánh thức giới đăng đàn trong đó có các nhân vật tại chỗ cũng như các khách vãng lai và luôn cả lớp tuổi người nghe trong thành phố…
![]() |
Đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế phát biểu khai mạc Hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng: Điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội hình thành nên tính cách của người Huế “Từ những điều kiện xã hội đặc thù của xứ Huế, đặc biệt là là điều kiện của vùng đất biên viễn ban đầu, tiến tới là thủ phủ của xứ Đàng Trong và kinh đô thống nhất của cả nước, cư dân Huế đã từng bước dung hợp, sáng tạo và kết tinh được những giá trị văn hóa độc đáo, tạo thành bản sắc văn hóa Huế, làm nền tảng hình thành tính cách riêng của người Huế, với một số yếu tố nổi trội đặc biệt”.
Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa đã đưa ra quan điểm hội nhập văn hóa của người Huế trong giai đoạn mới là “Bản sắc văn hóa Huế và tính cách của người Huế không phải là một thực thể bất biến; không phải không có những điểm đã lỗi thời, đã trở thành yếu tố cản trở. Thời đại đã đổi khác, mỗi thời đại đều có những nhu cầu và khát vọng mới, tính cách con người Huế cũng cần phải được sàng lọc để giữ lại và phát huy, phát triển những tinh hoa vốn có; đồng thời cần được bồi đắp thêm những giá trị mới, sáng tạo mới để gắn kết quá khứ với hiện tại, làm cho gia tài của Huế xưa ngày một giàu có hơn, nhưng vẫn giữ mãi được chất Huế, để mỗi thời tính cách của người Huế mỗi đậm đà bản sắc văn hóa Huế”.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phát biểu tại hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã bày tỏ những băn khoăn “Sau khi mở rộng thành phố Huế, chắc chắn rằng sẽ gặp một số khó khăn trong qui định thống nhất về đời sống văn hóa cư dân đô thị. Hiện nay, một số phong tục tập quán lâu đời của cư dân vùng ven đô vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Những lệ tuc xưa, hay qui ước văn hóa nông thôn mới vẫn được người dân thực hiện trong các hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng. Song các phong tục tập quán về cưới, tang, giỗ chạp…vẫn còn những vấn đề bất cập.
Tiến trình tổ chức đời sống văn hóa trong môi trường văn minh đô thị là việc làm bền bỉ và lâu dài. Ngoài những qui định của luật pháp, đòi hỏi chính quyền phải đề ra những biện pháp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện việc cưới, tang, giỗ chạp… Đồng thời phải đề ra mức thưởng, phạt thích đáng để chính quyền, tổ chức, đoàn thể tăng cường việc vận động và hướng dẫn người dân tuân thủ pháp luật và qui ước văn hóa đô thị”.
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, để phát huy hiệu quả các giá trị tinh thần con người Huế cần bồi dưỡng ý thức cộng đồng, chú trọng tiếp thu cái mới thể hiện mạnh mẽ tính quyết đoán, ý chí phấn đấu vươn lên; Tăng cường tuyên truyền nâng cao dân trí, nếp sống cư dân đô thị, tạo điều kiện cho mọi người thể hiện năng lực của mình; Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ cả kinh tế và văn hóa; Mở rộng giao lưu nhằm tiếp thu tinh hoa các vùng miền trong nước và thế giới; Phát huy vai trò của cơ quan, đoàn thể trong định hướng tổ chức các phong trào hoạt động.
Phương Anh
SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền.
SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.
Sáng ngày 8/4, tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã Nhạc Việt Nam được hai bên hợp tác phục chế từ năm 2011.
Chiều ngày 29/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - Nhìn lại và phát triển”, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hội, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 28/3, UBND Thành phố Huế đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cộng đồng tại Festival Huế 2012 để thống nhất một số nội dung liên quan….
Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.
Sáng ngày 22/3, Nhà văn, nhà thơ Hachikai Minmi đã có buổi thuyết trình với chủ đề Văn học đương đại Nhật Bản- Nhìn từ thơ, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
SHO - Sáng ngày 17/3, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên -Huế tổ chức Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ nhất tại thành phố Huế.
SHO - Tối ngày 09/3, tại hội trường Đại học Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Đại học Huế phối hợp tổ chức Đêm thơ giao lưu Văn học Việt - Mỹ.
>Tất cả mới chỉ là bắt đầu >Cầu nối giữa hai bờ đối nghịch
>Trang thơ William Joiner Center >Trung tâm Joiner: hai mươi năm nhìn lại
SHO - Sáng ngày 9/3, tại Trung tâm Học liệu Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Diễn đàn văn học Việt - Mỹ: Nhìn lại và phát triển, đánh dấu sự kiện 20 năm giao lưu và hợp tác tác văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam với Trung tâm William Joiner (1992 - 2012).
>>Hai mươi lăm năm dấn thân: Trung tâm William Joiner ở đại học Massachusetts Boston
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Tháng 3 là thời gian của nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như những sự kiện quan trọng của hoạt động văn học nước nhà. Sông Hương tháng 3 (số 277) mở các chuyên đề lớn diễn trình theo những nhịp đập của thi ca quá khứ và đương đại.
SHO - Nhân kỷ niệm 1972 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 102 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức mạc phòng triển lãm tranh cổ động với chủ đề “Chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017)”, diễn ra vào chiều ngày 05/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
SHO - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các ban ngành liên quan về tình hình thực hiện Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế.
SHO - Đây sẽ là lần thứ ba Camille Huyền và Walther Giger hội ngộ khán giả Cố đô Huế với chương trình MUSICAL "Trăng vàng trăng ngọc, Hàn Mặc Tử”.
>>Thơ Hàn Mặc Tử trên nền nhạc Walther Giger và giọng ca Camille Huyền
Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2012.