Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, đại diện các sở ban ngành cùng các nhà nghiên cứu văn hóa,lịch sử Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế nhấn mạnh: Để cụ thể hóa nghị quyết 05-NQ/TU của Thành ủy Huế về việc “Tuyên truyền, giáo dục, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống và phong tục tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021 -2025 và nhưng năm tiếp theo” nhằm bảo tồn, phát huy và và lan tỏa các giá trị tinh hoa văn hóa, cốt cách con người Huế, góp phần chuyển hóa các giá trị văn hóa Huế thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc tìm ra giải pháp để phát huy hệ giá trị của phong tục, tập quán và văn hoá con người Huế là hết sức cấp bách và quan trọng, cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình “Đô thị di sản đặc thù”, mà thành phố Huế hiện nay đóng vai trò là lõi trung tâm của mô hình đô thị đó.
Với nỗ lực, quyết tâm xây dựng thành phố Huế "Văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc" trên cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, hội thảo nhằm tập hợp, cô đọng một số đặc điểm con người Huế nổi bật và phong tục, tập quán Huế phổ thông nhằm nhìn nhận, thảo luận những giá trị đặc sắc cần lưu truyền, những điểm cần sửa đổi cho phù hợp hơn với cuộc sống đương đại, làm cơ sở cho việc định hướng tuyên truyền, xây dựng lối sống văn minh, giàu bản sắc.
![]() |
Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo đã nhận được 11 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bàn về các đặc điểm tính cách nổi trội và văn hóa ứng xử của con người Huế; đặc điểm gia đình và dòng họ trong việc giữ gìn giá trị văn hóa con người Huế, tục lệ gả cưới, thai sản thờ cúng, các thủ tục ma chay và những vấn đề cần thay đổi; phát huy giá trị tinh thần của người Huế trong quá trình đô thị hóa; …Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã làm rõ thêm các giá trị đặc trưng của tính cách con người Huế; phát huy các giá trị của con người Huế đồng thời đề xuất các giải pháp cần triển khai để nâng cao giá trị tinh thần con người Huế.
Theo Dịch giả, Nhà văn Bửu Ý: “Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến thiên của thời tiết và đời sống, tế bào nền tảng của xã hội là gia đình, riêng ở Huế có thể nói là trụ được tương đối bền vững. Ông bà, cha mẹ, con cháu…chung sống với nhau dưới một mái nhà là hình ảnh bắt gặp rất nhiều ở Huế. Những giá trị tinh thần, tâm linh được gìn giữ: tưởng nhớ những người thân đã qua đời qua những ngày húy kỵ, đề cao lễ nghĩa, tôn ti trật tự, sự vâng lời và nhất là lòng hiếu thảo.
Về giáo dục, Thành phố Huế đặc hưởng những thiết chế đào tạo và giáo dục từ xa xưa như Quốc Tử Giám. Rồi Huế trở thành thành phố đại học kể từ 1957 theo sự ra đời của Viện Đại học Huế. Huế xưa nay nổi tiếng là thành phố của học sinh, về số lượng cũng như về thành tích học tập. Về xã hội, Huế đã từng là kinh đô của cả nước gần một thế kỷ rưỡi, cho nên đã xây dựng một lớp người có lối sống riêng. Lớp người này thiên về tình cảm hơn là duy lý, trọng đạo lý hơn là bằng cấp, tình nghĩa hơn là địa vị, tiền tài, nặng lòng với đời sống tinh thần, tâm linh hơn là đời sống vật chất. Huế đã từng có những địa điểm văn hóa và giải trí đã bị xóa sổ trên bản đồ địa chính của thành phố Huế, đó là Sở Bách Thú; Nhà hát Bà Tuần; Nhà hát Vĩ Dạ; Hội Quảng Tri. Hoặc một điểm mạnh khác của Huế mà ta cũng đánh mất đó là Ngoại ngữ, Huế có đại học dạy nhiều ngoại ngữ khác nhau, nhưng sự lan tỏa ra xã hội chưa tương xứng, các sản phẩm và ấn phẩm bằng ngoại ngữ vẫn được trông chờ. Diễn đàn văn hóa trở nên thiếu vắng, càng ngày càng thưa thớt, Đây là hoạt động văn hóa, khoa học, nghiên cứu rất cần được tổ chức thường xuyên để huy động và đánh thức giới đăng đàn trong đó có các nhân vật tại chỗ cũng như các khách vãng lai và luôn cả lớp tuổi người nghe trong thành phố…
![]() |
Đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế phát biểu khai mạc Hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng: Điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội hình thành nên tính cách của người Huế “Từ những điều kiện xã hội đặc thù của xứ Huế, đặc biệt là là điều kiện của vùng đất biên viễn ban đầu, tiến tới là thủ phủ của xứ Đàng Trong và kinh đô thống nhất của cả nước, cư dân Huế đã từng bước dung hợp, sáng tạo và kết tinh được những giá trị văn hóa độc đáo, tạo thành bản sắc văn hóa Huế, làm nền tảng hình thành tính cách riêng của người Huế, với một số yếu tố nổi trội đặc biệt”.
Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa đã đưa ra quan điểm hội nhập văn hóa của người Huế trong giai đoạn mới là “Bản sắc văn hóa Huế và tính cách của người Huế không phải là một thực thể bất biến; không phải không có những điểm đã lỗi thời, đã trở thành yếu tố cản trở. Thời đại đã đổi khác, mỗi thời đại đều có những nhu cầu và khát vọng mới, tính cách con người Huế cũng cần phải được sàng lọc để giữ lại và phát huy, phát triển những tinh hoa vốn có; đồng thời cần được bồi đắp thêm những giá trị mới, sáng tạo mới để gắn kết quá khứ với hiện tại, làm cho gia tài của Huế xưa ngày một giàu có hơn, nhưng vẫn giữ mãi được chất Huế, để mỗi thời tính cách của người Huế mỗi đậm đà bản sắc văn hóa Huế”.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phát biểu tại hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã bày tỏ những băn khoăn “Sau khi mở rộng thành phố Huế, chắc chắn rằng sẽ gặp một số khó khăn trong qui định thống nhất về đời sống văn hóa cư dân đô thị. Hiện nay, một số phong tục tập quán lâu đời của cư dân vùng ven đô vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Những lệ tuc xưa, hay qui ước văn hóa nông thôn mới vẫn được người dân thực hiện trong các hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng. Song các phong tục tập quán về cưới, tang, giỗ chạp…vẫn còn những vấn đề bất cập.
Tiến trình tổ chức đời sống văn hóa trong môi trường văn minh đô thị là việc làm bền bỉ và lâu dài. Ngoài những qui định của luật pháp, đòi hỏi chính quyền phải đề ra những biện pháp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện việc cưới, tang, giỗ chạp… Đồng thời phải đề ra mức thưởng, phạt thích đáng để chính quyền, tổ chức, đoàn thể tăng cường việc vận động và hướng dẫn người dân tuân thủ pháp luật và qui ước văn hóa đô thị”.
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, để phát huy hiệu quả các giá trị tinh thần con người Huế cần bồi dưỡng ý thức cộng đồng, chú trọng tiếp thu cái mới thể hiện mạnh mẽ tính quyết đoán, ý chí phấn đấu vươn lên; Tăng cường tuyên truyền nâng cao dân trí, nếp sống cư dân đô thị, tạo điều kiện cho mọi người thể hiện năng lực của mình; Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ cả kinh tế và văn hóa; Mở rộng giao lưu nhằm tiếp thu tinh hoa các vùng miền trong nước và thế giới; Phát huy vai trò của cơ quan, đoàn thể trong định hướng tổ chức các phong trào hoạt động.
Phương Anh
SHO - Sáng ngày 30/9, tại Hội trường UBND huyện Quảng Điền đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quảng Điền – Lịch Sử và Văn hóa: Những giá trị đặc trưng” do UBND huyện Quảng Điền tổ chức.
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.
Khi phim “Goethe!” vừa kết thúc, gần 1000 khán giả đến xem buổi chiếu đầu tiên trong Liên hoan phim Đức tại Huế đã đứng dậy vỗ tay hoan hô không ngớt. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã lâu rồi mới chứng kiến một “sự kiện” lạ như vậy đối với điện ảnh.
SHO - Để thông tin đến với công chúng yêu điện ảnh Thừa Thiên Huế, chiều ngày 26/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương- thông qua "Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa" của Tạp chí tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Liên hoan phim Đức tại Việt Nam 2011 và nội dung các phim được chiếu tại Huế, diễn ra tại trụ sở tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều 23/9, Hội Âm nhạc tổ chức Hội thảo “Ca khúc của Nhạc sĩ Huế với đời sống âm nhạc hiện nay” tại trụ sở Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi Huế.
SHO - Nhằm hướng đến xây dựng Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế theo kế hoạch của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, sáng ngày 17/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - Những định hướng bảo tồn”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 5/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh đã tổ chức khai mạc triển lãm và trao tặng giải thưởng Ảnh nghệ thuật “Huế- những góc nhìn mới”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.