Tháng 3 là thời gian của nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như những sự kiện quan trọng của hoạt động văn học nước nhà. Sông Hương tháng 3 (số 277) mở các chuyên đề lớn diễn trình theo những nhịp đập của thi ca quá khứ và đương đại.
Đó là chuyên đề “100 NĂM NGÀY SINH HÀN MẠC TỬ VÀ 7 THẬP KỶ BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VỸ GIẠ” với một loạt bài nghiên cứu, phê bình, tác phẩm, dịch thuật có giá trị. Nhà phê bình Đặng Tiến, một cộng tác viên thân thuộc của Sông Hương, góp mặt với bài viết nổi bật “Hàn Mạc Tử và bài thơ thôn Vỹ” qua góc nhìn rất tinh tế, tái hiện ảnh tượng của thi nhân Hàn Mạc Tử và hệ thống thi ảnh, thi pháp mẫn tiệp tinh hoa của ông. Tiếp đó, tác giả Trương Đình Ngộ giải ngôn bằng bài viết “Thơ và nhạc từ Ở đây thôn Vỹ Dạ đến sao, vàng sao” và hai bản chuyển ngữ tiếng Anh và tiếng Đức của cùng tác giả nói trên. Đặc biệt, nguyên chuyên mục nhạc số này dành trọn cho hai ca khúc cùng tên bài thơ thi sĩ Hàn nổi tiếng “Đây Thôn VỸ Dạ” của nhạc sĩ Phạm Duy và Khúc Dương. Những giai điệu du dương, tao nhã đưa chúng ta về khung trời ngày xưa của thôn Vỹ đẫm “nắng hàng cau”, “vườn…xanh như ngọc”, “mặt chữ điền”, “sương khói mờ nhân ảnh”…
Một chuyên đề lớn khác Sông Hương dành 20 trang đăng tải, nói về “KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VĂN HỌC GIỮA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TRUNG TÂM WILIAM JOINER (MỸ)”. Đây là sự kiện hoạt động văn học lớn trong tháng này, hướng tới một chuỗi sự kiện “hội ngộ” giữa nhà văn Việt Nam và nhà văn Mỹ dự kiến sẽ diễn ra ở một số địa phương trong cả nước, trong đó sẽ có giao lưu ở Huế trong các ngày từ 8-10/3. Mở đầu chuyên đề là bài viết “Tất cả mới chỉ là bắt đầu” của Kevin Bowen, đã tổng thuật những chặng đường cam go của mối quan hệ 20 năm ấy. Phía các nhà văn Việt Nam, nhà văn Tô Nhuận có bài viết “Cầu nối giữa hai bờ đối nghịch” để đánh giá sự đóng góp và thành công của một chặng đường mang tính chất “cầu nối” quan hệ Việt –Mỹ.
Sông Hương cũng ưu ái dành một số trang đăng dẫn bài thơ của các nhà thơ Mỹ như: SAM HAMILL - KEVIN BOWEN - MARTHA COLLINS - YUSEF KOMUNYAKAA - FRED MARCHANT - LADY BORTON - NGUYỄN BÁ CHUNG - BRUC WEIL - CAROLYN FORCHÉ LARRY HEINEMANN - GEORGE EVANS
Các chuyên mục khác có sự góp mặt với những tác phẩm, bài viết “xông đất” Sông Hương có chất lượng tốt, nêu bật nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực qua những góc nhìn khác nhau.
PHẦN VĂN số này tập hợp những tác phẩm khai bút Sông Hương, đáng chú ý như truyện ngắn “Chưa phải ngày buồn nhất” của Dạ Ngân, tái hiện cuộc sống những tháng ngày sau chiến tranh, những điều quá sức tưởng tượng và chịu đựng của những con người (đặc biệt là phụ nữ). Một truyện ngắn tinh tế, đầy những điều khó giải bày của tâm cảm một giai đoạn lịch sử. Trong khi đó, “Piroska” - truyện ngắn của Nguyễn Lam Thủy lại khai thác về đề tài phụ nữ với cái nhìn bao dung qua lối viết trần tình, bi kịch.
Bên cạnh đó, “Diễn trình hồ sơ chỉnh trị Sông Hương” là một bút kí khá tường tận của Hữu Thu - Bảo Hân về một diễn trình kéo dài mấy mươi năm để sông Hương có diện mạo của một dòng sông hiền hòa, lợi thủy như ngày hôm nay. Và tùy bút của Bùi Kim Chi viết về những cô nữ sinh Đồng Khánh vang bóng một thời: “Đồng Khánh – Một khoảng trời riêng”, nhân kỉ niệm 95 ngày thành lập trường Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
PHẦN THƠ nổi lên với những chủ đề của thân phận, những cảm giác hiện thân từ cuộc sống, những cảm thức mang nhiều dấu ấn qua những góc nhìn của HÀ DUY PHƯƠNG - HỒ THẾ HÀ - ĐÀO DUY ANH - BẠCH DIỆP - PHAN HOÀNG - TRẦN PHƯƠNG KỲ - HOÀNG LỘC - TỪ HOÀI TẤN - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG - HỒNG VINH - HUỲNH THÚY KIỀU - HUỲNH MINH TÂM - NGUYỄN MINH KHIÊM
Và các chuyên mục khác như:
TÁC GIẢ TÁC PHẨM & DƯ LUẬN
Người đi tìm... một thoáng trần gian - Lê Thí
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN:
Phê bình nữ quyền - Raman Selden (bản dịch của Hồ Thị Dương Liễu)
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
Các cô gái Pacô xưa làm đẹp - Trần Nguyễn Khánh Phong
TRÊN GIÁ SÁCH SÔNG HƯƠNG giới thiệu các tác phẩm in của Hoàng Trọng Định, Tô Nhuận Vỹ, Hoàng Phụng Cầm, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Khắc Phê.
PHỤ BẢN: Điêu khắc PHAN THANH QUANG
Ảnh bìa 1: Tranh họa sĩ CAMILLE HUYEN
Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM.
Sông Hương trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
SÔNG HƯƠNG
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).