Tham dự có đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Vũ Hồng Thanh - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam;đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm du lịch quốc gia; đồng chí Lê Trường Lưu, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Huế, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế cùng các sở ban ngành và đông đảo người dân, du khách.
Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 là sự kiện văn hóa-kinh tế-xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng thành phố Huế (1975-2025) và các dịp lễ, kỷ niệm lớn khác của cả nước; hưởng ứng, chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
![]() |
Đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc |
Chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 gồm 03 chương mang thông điệp “Lời tự tình dòng sông: Huyền sử một dòng sông; Những dòng sông hội tụ; Dòng chảy mới của những con sông” thể hiện các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời, thể hiện được tinh thần quảng bá cho Festival Huế 2025, tinh thần kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thừa Thiên Huế (1975- 2025) và sự vươn mình Thành phố Huế trực thuộc trung ương.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm du lịch quốc gia phát biểu khai mạc |
Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng hoành tráng, có chất lượng nghệ thuật cao, với sự tham gia kết hợp biểu diễn của hơn 800 diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng và quần chúng nhân dân, cùng các đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế phát biểu tại buổi lễ |
Đêm khai mạc còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, mới lạ như: trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay drone light, trống điện tử nước, nhạc nước panogama, rồng bay, dù bay.
![]() |
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch nhấn mạnh: Năm Du lịch Quốc gia là một sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế được tổ chức thường niên, đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, kết nối du lịch của địa phương đăng cai tổ chức với các trung tâm du lịch trên cả nước, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế. Trải qua 22 kỳ được tổ chức thành công, Năm Du lịch Quốc gia Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn, quy tụ được các nguồn lực, nỗ lực giới thiệu, quảng bá du lịch, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới của ngành du lịch - văn hóa, các địa phương, doanh nghiệp.
Năm 2025, một lần nữa Năm Du lịch Quốc gia trở về với Huế - cố đô với bề dày gần 720 năm lịch sử, được ví như “di sản văn hóa sống” của Việt Nam. Vùng đất lịch sử - địa linh - nhân kiệt này là một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di sản văn hóa, lưu giữ nhiều giá trị tinh hoa của dân tộc Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là di sản chung của nhân loại như quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn. Festival Huế đã trở thành một biểu tượng của hội nhập quốc tế về văn hóa của Việt Nam; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo tồn, phát huy các di sản, các giá trị truyền thống của Việt Nam. Chính từ những giá trị văn hóa nền tảng, du lịch Huế đã và đang vươn mình mạnh mẽ, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới - một điểm đến với sự giao thoa hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người và thiên nhiên.
Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia Huế 2025 là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, hứa hẹn đưa Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực, góp phần quảng bá, truyền cảm hứng đi du lịch tới Huế và Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển nhanh và bền vững.
![]() |
Trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2025, cùng với Thành phố Huế, nhiều tỉnh/thành trong cả nước cũng sẽ tổ chức nhiều sự kiện hưởng ứng như các giải đấu thể thao, lễ hội ẩm thực, tuần lễ du lịch, tuần lễ văn hóa... nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam nói chung, thành phố Huế và các tỉnh/thành phố nói riêng, đồng thời thúc đẩy liên kết vùng để phát triển du lịch theo phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.
Trong 2 tháng đầu năm 2025, Du lịch Việt Nam đã đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2024, phục vụ 26,5 triệu lượt khách nội địa, thu từ du lịch ước đạt 160 nghìn tỷ đồng. Đây là một tín hiệu tích cực, khẳng định sức hút của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL để triển khai kế hoạch, chương trình hành động phát triển du lịch năm 2025 và những năm tiếp theo nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế, năng lực cạnh tranh của du lịch quốc gia; phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du khách, hình thành nhiều điểm đến đẳng cấp quốc tế; triển khai có hiệu quả các chương trình nhiệm vụ của Năm Du lịch quốc gia 2025.
![]() |
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Phó Thủ tướng Chính Phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: “Qua 22 kỳ tổ chức, Huế đã 02 lần vinh dự được chọn đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia (2012 và 2025). Điều này, không chỉ là sự ghi nhận vị thế của vùng đất này trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, mà còn thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương đối với thành phố Huế trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, khi du lịch không chỉ là trải nghiệm, mà còn là cầu nối của tình hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị đã nêu rõ “ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng tiềm năng lợi thế vẫn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta cần không ngừng nỗ lực và sáng tạo”. Thời gian tới, Ngành Du lịch cần quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả phù hợp - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.
![]() |
Phó Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành, thành phố Huế và các địa phương trên cả nước tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động tiếp tục phối hợp triển khai những giải pháp tổng thể, đồng bộ về quy hoạch, thu hút đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt và đẳng cấp gắn kết với các giá trị di sản văn hóa đặc sắc; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để truyền thông, quảng bá hiệu quả du lịch Huế nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung, cũng như cả nước; tạo ra không gian mới cho phát triển du lịch, giảm thiểu tác động đến môi trường, nguyên thiên nhiên, cảnh quan và di sản; chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và bền vững; thúc đẩy chuyển đổi xanh; phát huy mạnh mẽ các giá trị di sản văn hoá để thúc đẩy du lịch, lấy du lịch làm nền tảng để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản của địa phương. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là trang bị kỹ năng nghề, hình thành tư duy làm du lịch chuyên nghiệp. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, tạo thành chuỗi điểm đến “Hành trình kinh đô cổ”, trong đó Huế phải là động lực, là điểm nhấn thu hút du khách đến. Tập trung phát triển hạ tầng du lịch, cải thiện dịch vụ, bảo đảm môi trường du lịch an toàn; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản để thành phố Huế luôn là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế.
Quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh, thân thiện để “Mỗi người dân Huế thực sự là sứ giả về văn hóa, du lịch”; có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau.
![]() |
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế nhấn mạnh : Huế – vùng đất Cố đô, nơi từng là trung tâm chính trị, văn hóa của Việt Nam dưới triều Nguyễn – Huế vẫn luôn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử trường tồn cùng thời gian. Với các di sản được mang trên mình, Huế tự hào không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa quan trọng của Việt Nam.
Việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025 là cơ hội để Huế giới thiệu những nét đẹp văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của mình đến với du khách trong và ngoài nước. Với chủ đề “Kinh đô xưa, Vận hội mới” thể hiện vinh dự lớn lao khi thành phố Huế vừa chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và còn là sự quyết tâm mạnh mẽ tiếp tục gìn giữ, tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời là cơ hội để Huế khẳng định khát vọng vươn lên, đổi mới và sáng tạo, hướng tới một tương lai phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Huế mong muốn và cam kết mang đến một năm du lịch đầy sôi động với hàng loạt sự kiện, lễ hội, chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh giá trị di sản, đồng thời tạo cơ hội để du khách trải nghiệm sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại”.
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Đêm khai mạc còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, mới lạ như: trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay drone light, trống điện tử nước, nhạc nước panogama, rồng bay, dù bay.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).