Đón đọc Sông Hương số 412, tháng 6/2023

16:20 25/05/2023

Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)

Quý bạn đc thân mến.

Bn mươi năm qua, đưc s quan tâm ca các cp lãnh đo tỉnh Tha Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).

 

Đ có đưc nim tin u ca độc gi t s báo đầu tiên cho đến m nay, Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân các thế hệ tiền nhiệm Tổng Biên tập, Ban Biên tập, cùng bạn viết khắp mọi miền. Sông Hương bây giờ là sự kế thừa uy tín và chất lượng từ những thế hệ trước trao lại. Với một tạp chí đã in sâu niềm trân trọng của độc giả qua bốn thập kỷ, việc giữ uy tín đã khó, phát triển càng khó hơn, nhất là trong hoàn cảnh hoạt động báo chí đang gặp nhiều thách thức trước công nghệ thông tin đa phương tiện như hiện nay. Mặc dù vậy, Tạp chí Sông Hương vẫn luôn hướng tới những gì mới mẻ, có giá trị nhân văn cao đẹp thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật và những bài viết về di sản, thiên nhiên và con người.

S báo K nim 40 m ngày thành lập, Sông Hương dành nhiều trang viết với nội dung ý nghĩa. Bạn đọc sẽ biết đến những tờ báo mang tên Sông Hương ở Huế, trước lúc Tạp chí Sông Hương ra đời năm 1983. Những kỷ niệm gắn với tác phẩm và tác giả là đại diện của Sông Hương, các cộng tác viên thân thuộc qua nhiều thời đoạn. Nhiều bài vở chất lượng mang đậm “tinh thần Sông Hương” và văn hóa di sản miền đất Cố đô, cũng là dịp nhìn lại những mảng đề tài xuyên suốt Tạp chí từ khi mới thành lập cho đến hôm nay, như dòng chảy truyện ngắn, văn hóa Huế, thơ, nghiên cứu phê bình... Mong muốn số báo kỷ niệm này sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn sinh động về vỉa tầng văn hóa, tác phẩm nghệ thuật; đồng thời sẽ là điểm dừng như lát cắt đồng đại về những dấu mốc của Sông Hương với những chuyên trang đã nhận được niềm sẻ chia chân thành từ bạn đọc.

Ghi nhận niềm tâm huyết phụng s văn a và ngh thuật một cách bn b của Tạp chí Sông Hương, chính là sự ghi nhận đóng góp của đội ngũ cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở các lĩnh vực, những nhà lý luận, nghiên cứu, những học giả, dịch giả... Kỷ niệm 40 năm thành lập, Tạp chí Sông Hương cảm ơn quý độc giả, và luôn mong đợi những tác phẩm hay nhất của bạn viết mọi miền gửi về đóng góp vào tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật, văn hóa cũng như sự phát triển chung của quê hương Thừa Thiên Huế.

                                                                                                                                            BAN BIÊN TẬP


Dưới đây là mục lục:

- Những tờ báo mang tên Sông Hương nằm bên dòng sông Hương thơ mộng - Dương Hoàng

VĂN

- Hoa ở Huế - Nguyễn Quang Hà

- Tiếng Huế chay - Trần Thùy Mai

THƠ

- Nguyễn Khoa Điềm

+ Tiễn đưa một người sáng tạo

+ Nói thầm với cháu nhỏ

- Võ Quê

+ Hậu Giang tôi xuôi dòng

+ Ban mai

- Nguyễn Khắc Thạch

+ Lặng im

+ Biết

- Nguyễn Đông Nhật

+ Khu nhà số hai mươi  

+ Tạm biệt Huế

- Nguyễn Nhã Tiên

+ Một chiều ở cùng biển Thuận An

- Mai Văn Hoan

+ Hạnh phúc

- Tùng Bách

+ Xác tín thời gian

- Lê Tấn Quỳnh

+ Khi tôi chẳng còn tôi

- Phan Trung Thành

+ Khơi minh

- Nguyễn Duy Từ

+ Đất thiêng

- Trần Vũ Long

+ Cháy

- Hoàng Đăng Khoa

+ Lội qua sông thương

- Hoàng Thụy Anh

+ Khâu Vai

- Quốc Sinh

+ Câu thơ tôi say ở trên núi

- Nguyễn Hải

+ Cỏ mần trầu

NHẠC

- Bạch Mã, lãng đãng chiều - Nhạc và lời: Lê Phùng

- Huế - tân cổ trao duyên - Nhạc và lời: Thanh Nguyễn

- Chiều Hàm Luông - Nhạc và lời: Vĩnh Phúc

- Ký ức tháng Sáu - Nhạc: Nguyễn Việt; Thơ: Đỗ Văn Khoái

*

- Vài kỷ niệm về Tạp chí Sông Hương - Trần Phương Trà

- Tạp chí Sông Hương: Những kỷ niệm khó quên - Đoàn Mạnh Phương

VĂN

- Mơ trong đôi mắt mèo - Trần Băng Khuê

THƠ DỰ THI

- Dương Thắng

+ Thưởng trà trong Hoàng cung

+ Vì rêu

- Trần Quốc Toàn

+ Những chiếc lá rơi vàng trong rú Chá

- Nguyễn Hữu Trung

+ Nghĩ mới cho sông

+ Trong thành phố có mùa sắp cũ

- Vương Huy

+ Một lần ghé Huế

+ Mưa dầm

- Nguyễn Tấn On

+ Chạp trăng

- Tôn Nữ Duyên Khánh

+ Gửi mẹ

+ Nỗi đau

- Tịnh Bình

+ Tụng ca gió sớm

+ Nỗi nhớ mang tên nhà cũ

- Đặng Toán

+ Nghe hát chèo trên sông Hương

*
- Sông Hương: bản sắc qua một chặng đường phụng sự và kiến tạo giá trị

(Ban Biên tập phỏng vấn các cộng tác viên: nhà thơ Lữ Mai, nhà phê bình lý luận Thái Phan Vàng Anh, họa sỹ Tô Trần Bích Thúy, chị Quỳnh Hoa, nhà văn Nguyên Nguyên, dịch giả Trần Ngọc Hồ Trường, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Trần Văn Dũng).

VĂN

- Linh hồn gầy - Lê Minh Phong

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- Sông Hương - Một dòng sông chở nặng phù sa - Đặng Thị Ngọc Phượng - Phạm Phú Phong

- 30 năm bảo tồn di sản Huế - Phan Thanh Hải

+ Sông Hương - ảnh của NSNA Lê Đình Hoàng

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

- Nguyễn Khắc Thứ không chỉ có “Trận Thanh Hương” - Nguyễn Khắc Phê

 

Bìa 1: Tác phẩm “Ngày” (Acrylic, 100cm x 100cm) của họa sỹ Lê Văn Nhường

Bìa 2: Bìa Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ

- Minh họa: họa sỹ Đặng Mậu Tựu, họa sỹ Lê Minh Phong

- Vinhet: họa sỹ Nguyễn Thiện Đức, họa sỹ Kan

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.

  • Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng. Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

  • Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

  • Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương...

  • Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho  du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

  • Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.

  • Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

  • Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

  • Đối với di sản văn hóa của dân tộc, tài liệu châu bản là một di sản có giá trị lớn. Đó là ký ức của lịch sử, là nguồn sử liệu gốc có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều không còn lưu giữ được nguồn tài liệu quý báu này, trừ triều Nguyễn (1802-1945), do những điều kiện lịch sử đặc biệt.

  • Hình ảnh thiên nhiên, con người và những lăng tẩm đền đài của xứ Huế vương vấn bước chân du khách mỗi lần có dịp ghé qua...

  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.

  • Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.

  • Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…

  • Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.

  • Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.

  • Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.

  • Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.

  • Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.

  • Cho rng ch tch xã đã xúc phm “thn linh” nên người dân đòi “x” ch tch xã đ bo v miếu c. Câu chuyn l này xy ra ti xã Phú Thun, huyn Phú Vang, tnh Tha Thiên - Huế.