Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
Kinh thành Huế. (Ảnh: ANTĐ)
Mặc dù vậy, Huế được biết đến và được yêu thích không phải vì danh hiệu Di sản văn hóa thế giới. Thực chất kể từ trước khi được công nhận, Huế đã là một trong những điểm đến nổi tiếng tại Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những địa danh được khách du lịch quốc tế chọn lựa nhiều nhất khi đến Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương, nơi đây vốn trung tâm văn hoá, chính trị, và là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn. Từ năm 1802 đến năm 1945, vùng đất cố đô này đã chứng kiến sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng chính trong khoảng thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế. Đặc biệt trong số đó là khu Đại Nội với 253 công trình lớn nhỏ, 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Đàn Nam Giao. (Ảnh: Cinet)
Đến với Huế, không có du khách nào lại bỏ qua chuyến thăm quan tới các tòa thành nơi đã từng chứng kiến sự trị vì của nhiều vị vua triều Nguyễn, cũng là những di tích có kiến trúc, cảnh quan đẹp nổi tiếng.
Chỉ cần đi dọc bên bờ Bắc của sông Hương, du khách sẽ thấy sừng sững hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy Hoàng Gia đó là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế. Ba tòa thành này được xây dựng lồng vào nhau và được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Chẳng cần là một kiến trúc sư hay một người am hiểu về thiết kế cũng dễ dàng nhận thấy hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Toàn bộ công trình được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kết hợp với nhiều yếu tố tự nhiên sẵn có đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Sông Hương uốn lượn qua thành phố Huế hiền hòa. (Ảnh: VOV)
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào. Trong số đó, độc đáo nhất và thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô, chính là Ngọ Môn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Vẻ đẹp tuyệt tác sơn thủy hữu tình của lăng Tự Đức. (Ảnh: Internet)
...và lăng Minh Mạng. (Ảnh: Internet)
Xa hơn nữa về phía Tây của Kinh thành, là lăng tẩm của các vua Nguyễn. Những lăng tẩm này được xem là những thành tựu của kiến trúc Việt Nam. Mỗi lăng một vẻ, một kiến trúc riêng biệt song đều là những phong cách kiến trúc nổi bật và đáng tự hào của người Việt. Ví dụ như lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận chiến. Trong khi đó Lăng Minh Mạng uy nghi, được đặt giữa rừng núi hồ ao tôn tạo khéo léo, cho thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ. Lăng Thiệu Trị lại mang vẻ vừa thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ. Điều này cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự. Lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách có phần nhu mì của một nhà thơ...
Chùa Thiên Mụ Huế. (Ảnh: Internet)
Ngoài những địa điểm chính nêu trên, quần thể Cố đô Huế còn có những địa danh tô điểm thêm nét đẹp tạo nên một tổng thể hài hòa như: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Không giống đa phần các thành phố du lịch khác luôn có náo nhiệt, sôi động với nhịp sống nhanh. Huế có dáng vẻ dịu dàng, e ấp giống như vẻ đẹp của các cô gái Huế. Không ồn ào, không náo nhiệt, Huế thu hút khách thăm quan bởi vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, bởi lịch sử một thời hoàng kim của triều Nguyễn và bởi vẻ trầm mặc nơi cố đô..
Theo Cinet
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.