Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - Nguồn: ITN
Du lịch một mùa
“Dẫu chỉ tồn tại trong 7 năm (từ 1400 - 1407), nhưng triều đại nhà Hồ đã để lại cho lịch sử dân tộc dấu ấn đậm nét về tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước và những công trình xây dựng đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc. Điều đó nói lên rằng, những câu chuyện lịch sử, những truyền thuyết sau thành đá cổ nhất, duy nhất ấy mới là điểm mạnh cần giới thiệu cho du khách. Cho nên, khai thác hiệu quả di tích này cần đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa, lịch sử”. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam |
Từ đầu thế kỷ XIX, khi giới thiệu về vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Thanh, đã từng có tác giả ngợi ca: “Ôi! Thanh Hóa là một châu truyện của các bậc vua chúa, (thì) Vĩnh Lộc là một danh ấp trong châu ấy. Núi, sông, danh thắng, hiền tài, khôi khoa, hào kiệt cùng với sản vật quý là nơi tốt nhất trong châu”. Nơi đây từng là kinh đô nước Đại Ngu dưới vương triều Hồ và là nơi phát tích của 12 đời Chúa Trịnh nối tiếp nhau trị vì đất nước, ở đó cũng ẩn chứa các truyền thuyết về xây Thành nhà Hồ, huyền thoại chùa Tường Vân, chùa Du Anh, đền nàng Bình Khương... với những di chỉ khảo cổ làng Còng, di chỉ bản Thủy, di chỉ Đa Bút... nhiều danh nhân như Trần Khát Chân, Tống Duy Tân, Trịnh Khả… Qua hơn 600 năm, Vĩnh Lộc hôm nay còn đó kho tàng văn hóa vô giá, cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc Vũ Thị Hương, với tài nguyên du lịch phong phú, giao thông thuận lợi, Vĩnh Lộc được xác định nằm trong tuyến du lịch quốc gia và quốc tế, là trung tâm tuyến du lịch quan trọng từ thành phố Thanh Hóa qua Vĩnh Lộc lên Cẩm Thủy, Quan Sơn sang Lào…
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, do điều kiện khách quan và chủ quan, những năm qua, tiềm năng du lịch tại Vĩnh Lộc nói riêng, Thanh Hóa nói chung chưa được khai thác có hiệu quả. Tại hội thảo Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt trong quy hoạch bảo tồn gắn với phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc sáng 14.3, ông Phạm Tấn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa cho rằng, trong các hành trình và tour, tuyến du lịch đến Thanh Hóa, các đơn vị lữ hành trong nước chủ yếu theo lộ trình quen thuộc là đưa du khách đến tắm biển và nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn, sau đó mới đưa khách đi tham quan, thưởng ngoạn một số di tích trọng điểm trong tỉnh như Thành nhà Hồ, Lam Kinh và suối cá Cẩm Lương... “Đáng lo ngại, trong lộ trình quen thuộc này, du khách chỉ được nhìn ngắm, thưởng thức nhanh di tích, thắng cảnh để rồi trở về nơi xuất phát khi chiều buông. Trong khi đó, địa phương cùng các doanh nghiệp lữ hành lại chưa có sự liên kết trong xây dựng tour, tuyến bài bản, chuyên nghiệp, hoạt động kiểu mạnh ai nấy làm. Vì vậy, trong nhiều năm, sau ba tháng hè kết thúc, Sầm Sơn vãn khách, thì hành trình du lịch đến Xứ Thanh với những trọng điểm di tích thắng cảnh trên cũng vắng bóng theo” - ông Phạm Tấn cho hay.
Bảo quản kết hợp phục chế
Nhằm khắc phục “hội chứng du lịch một mùa”, các công ty du lịch đã đề xuất nhiều giải pháp cho du lịch Thanh Hóa, phối hợp, liên kết quảng bá, tuyên truyền nhằm bảo tồn và phát triển du lịch. Ông Nguyễn Hữu Tam, Giám đốc Công ty Du lịch và sự kiện Tam Phát cho rằng, du khách vượt một chặng đường xa, bỏ ra thời gian, tiền bạc để đến với di sản Thành nhà Hồ và các khu, điểm di tích, danh thắng vùng đất này không phải để tìm đến không gian đã rất quen thuộc trong đời sống thường nhật. Vì vậy, ngoài khám phá bức thành đá nguyên khối đồ sộ, du khách còn muốn có nhận thức trực quan về những cấu trúc cơ bản tạo nên sự kỳ vĩ của một kinh đô, một ngôi thành quân sự vào bậc nhất Việt Nam lúc bấy giờ. “Tôi nghĩ cần phục chế một đoạn hào bảo vệ thành đá ở vòng ngoài, một đoạn La thành, thành đá (Hoàng thành), hào nước là 3 yếu tố cơ bản tạo nên Thành nhà Hồ; bảo quản hố khai quật khảo cổ trong Nội thành theo phương pháp giống như kỹ thuật bảo quản Hoàng thành Thăng Long” - ông Nguyễn Hữu Tam nói.
Từng đưa khách đi nhiều tuyến, điểm trong nước cũng như quốc tế, ông Dương Xuân Tráng, Giám đốc Công ty Du lịch Mai Việt nhận xét: “Đây là vùng đất có rừng, đồi núi thấp, đồng bằng trải dài, dày đặc danh thắng cổ, tạo nên vùng đất Tây Đô đậm sắc thái văn hóa chính là tiền đề phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cộng đồng... Tuy nhiên, muốn khách trong nước và quốc tế quay lại cần nghiên cứu các bài thuyết minh sâu hơn, để từ góc độ văn hóa, có thể khẳng định ảnh hưởng và đóng góp của các bậc danh nhân đã làm nên nét đặc sắc của vùng địa linh này”. Bà Đặng Bích Thọ - Phó Tổng Giám đốc Hanoi Res Tours gợi ý: Đặc sản của Thành nhà Hồ và vùng phụ cận là những kiến trúc đá cổ, song cần đánh thức những tấm đá ấy. Khách có thể tham quan di tích đá, thành đá, giếng đá, kết hợp mua sản phẩm tại làng nghề đá mỹ nghệ Vĩnh Minh... Và để gây ấn tượng sâu sắc hơn, cần xây dựng một kịch bản bằng đồ họa, hoạt hình, dựa trên những kết quả nghiên cứu khảo cổ, thư tịch cổ và những di vật về di tích đá.
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.