Đánh thức hồn đá

14:56 15/03/2017

Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - Nguồn: ITN

Du lịch một mùa

 “Dẫu chỉ tồn tại trong 7 năm (từ 1400 - 1407), nhưng triều đại nhà Hồ đã để lại cho lịch sử dân tộc dấu ấn đậm nét về tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước và những công trình xây dựng đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc. Điều đó nói lên rằng, những câu chuyện lịch sử, những truyền thuyết sau thành đá cổ nhất, duy nhất ấy mới là điểm mạnh cần giới thiệu cho du khách. Cho nên, khai thác hiệu quả di tích này cần đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa, lịch sử”.

 PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam

Từ đầu thế kỷ XIX, khi giới thiệu về vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Thanh, đã từng có tác giả ngợi ca: “Ôi! Thanh Hóa là một châu truyện của các bậc vua chúa, (thì) Vĩnh Lộc là một danh ấp trong châu ấy. Núi, sông, danh thắng, hiền tài, khôi khoa, hào kiệt cùng với sản vật quý là nơi tốt nhất trong châu”. Nơi đây từng là kinh đô nước Đại Ngu dưới vương triều Hồ và là nơi phát tích của 12 đời Chúa Trịnh nối tiếp nhau trị vì đất nước, ở đó cũng ẩn chứa các truyền thuyết về xây Thành nhà Hồ, huyền thoại chùa Tường Vân, chùa Du Anh, đền nàng Bình Khương... với những di chỉ khảo cổ làng Còng, di chỉ bản Thủy, di chỉ Đa Bút... nhiều danh nhân như Trần Khát Chân, Tống Duy Tân, Trịnh Khả… Qua hơn 600 năm, Vĩnh Lộc hôm nay còn đó kho tàng văn hóa vô giá, cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc Vũ Thị Hương, với tài nguyên du lịch phong phú, giao thông thuận lợi, Vĩnh Lộc được xác định nằm trong tuyến du lịch quốc gia và quốc tế, là trung tâm tuyến du lịch quan trọng từ thành phố Thanh Hóa qua Vĩnh Lộc lên Cẩm Thủy, Quan Sơn sang Lào…

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, do điều kiện khách quan và chủ quan, những năm qua, tiềm năng du lịch tại Vĩnh Lộc nói riêng, Thanh Hóa nói chung chưa được khai thác có hiệu quả. Tại hội thảo Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt trong quy hoạch bảo tồn gắn với phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc sáng 14.3, ông Phạm Tấn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa cho rằng, trong các hành trình và tour, tuyến du lịch đến Thanh Hóa, các đơn vị lữ hành trong nước chủ yếu theo lộ trình quen thuộc là đưa du khách đến tắm biển và nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn, sau đó mới đưa khách đi tham quan, thưởng ngoạn một số di tích trọng điểm trong tỉnh như Thành nhà Hồ, Lam Kinh và suối cá Cẩm Lương... “Đáng lo ngại, trong lộ trình quen thuộc này, du khách chỉ được nhìn ngắm, thưởng thức nhanh di tích, thắng cảnh để rồi trở về nơi xuất phát khi chiều buông. Trong khi đó, địa phương cùng các doanh nghiệp lữ hành lại chưa có sự liên kết trong xây dựng tour, tuyến bài bản, chuyên nghiệp, hoạt động kiểu mạnh ai nấy làm. Vì vậy, trong nhiều năm, sau ba tháng hè kết thúc, Sầm Sơn vãn khách, thì hành trình du lịch đến Xứ Thanh với những trọng điểm di tích thắng cảnh trên cũng vắng bóng theo” - ông Phạm Tấn cho hay.
 

Bảo quản kết hợp phục chế

Nhằm khắc phục “hội chứng du lịch một mùa”, các công ty du lịch đã đề xuất nhiều giải pháp cho du lịch Thanh Hóa, phối hợp, liên kết quảng bá, tuyên truyền nhằm bảo tồn và phát triển du lịch. Ông Nguyễn Hữu Tam, Giám đốc Công ty Du lịch và sự kiện Tam Phát cho rằng, du khách vượt một chặng đường xa, bỏ ra thời gian, tiền bạc để đến với di sản Thành nhà Hồ và các khu, điểm di tích, danh thắng vùng đất này không phải để tìm đến không gian đã rất quen thuộc trong đời sống thường nhật. Vì vậy, ngoài khám phá bức thành đá nguyên khối đồ sộ, du khách còn muốn có nhận thức trực quan về những cấu trúc cơ bản tạo nên sự kỳ vĩ của một kinh đô, một ngôi thành quân sự vào bậc nhất Việt Nam lúc bấy giờ. “Tôi nghĩ cần phục chế một đoạn hào bảo vệ thành đá ở vòng ngoài, một đoạn La thành, thành đá (Hoàng thành), hào nước là 3 yếu tố cơ bản tạo nên Thành nhà Hồ; bảo quản hố khai quật khảo cổ trong Nội thành theo phương pháp giống như kỹ thuật bảo quản Hoàng thành Thăng Long” - ông Nguyễn Hữu Tam nói.

Từng đưa khách đi nhiều tuyến, điểm trong nước cũng như quốc tế, ông Dương Xuân Tráng, Giám đốc Công ty Du lịch Mai Việt nhận xét: “Đây là vùng đất có rừng, đồi núi thấp, đồng bằng trải dài, dày đặc danh thắng cổ, tạo nên vùng đất Tây Đô đậm sắc thái văn hóa chính là tiền đề phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cộng đồng... Tuy nhiên, muốn khách trong nước và quốc tế quay lại cần nghiên cứu các bài thuyết minh sâu hơn, để từ góc độ văn hóa, có thể khẳng định ảnh hưởng và đóng góp của các bậc danh nhân đã làm nên nét đặc sắc của vùng địa linh này”. Bà Đặng Bích Thọ - Phó Tổng Giám đốc Hanoi Res Tours gợi ý: Đặc sản của Thành nhà Hồ và vùng phụ cận là những kiến trúc đá cổ, song cần đánh thức những tấm đá ấy. Khách có thể tham quan di tích đá, thành đá, giếng đá, kết hợp mua sản phẩm tại làng nghề đá mỹ nghệ Vĩnh Minh... Và để gây ấn tượng sâu sắc hơn, cần xây dựng một kịch bản bằng đồ họa, hoạt hình, dựa trên những kết quả nghiên cứu khảo cổ, thư tịch cổ và những di vật về di tích đá.     

Theo Hương Sen - ĐBND
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.

  •  (SHO)- Theo Quyết định ngày 9/9 của Bộ VHTTDL, có thêm 5 di sản được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.