Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - Nguồn: ITN
Du lịch một mùa
“Dẫu chỉ tồn tại trong 7 năm (từ 1400 - 1407), nhưng triều đại nhà Hồ đã để lại cho lịch sử dân tộc dấu ấn đậm nét về tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước và những công trình xây dựng đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc. Điều đó nói lên rằng, những câu chuyện lịch sử, những truyền thuyết sau thành đá cổ nhất, duy nhất ấy mới là điểm mạnh cần giới thiệu cho du khách. Cho nên, khai thác hiệu quả di tích này cần đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa, lịch sử”. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam |
Từ đầu thế kỷ XIX, khi giới thiệu về vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Thanh, đã từng có tác giả ngợi ca: “Ôi! Thanh Hóa là một châu truyện của các bậc vua chúa, (thì) Vĩnh Lộc là một danh ấp trong châu ấy. Núi, sông, danh thắng, hiền tài, khôi khoa, hào kiệt cùng với sản vật quý là nơi tốt nhất trong châu”. Nơi đây từng là kinh đô nước Đại Ngu dưới vương triều Hồ và là nơi phát tích của 12 đời Chúa Trịnh nối tiếp nhau trị vì đất nước, ở đó cũng ẩn chứa các truyền thuyết về xây Thành nhà Hồ, huyền thoại chùa Tường Vân, chùa Du Anh, đền nàng Bình Khương... với những di chỉ khảo cổ làng Còng, di chỉ bản Thủy, di chỉ Đa Bút... nhiều danh nhân như Trần Khát Chân, Tống Duy Tân, Trịnh Khả… Qua hơn 600 năm, Vĩnh Lộc hôm nay còn đó kho tàng văn hóa vô giá, cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc Vũ Thị Hương, với tài nguyên du lịch phong phú, giao thông thuận lợi, Vĩnh Lộc được xác định nằm trong tuyến du lịch quốc gia và quốc tế, là trung tâm tuyến du lịch quan trọng từ thành phố Thanh Hóa qua Vĩnh Lộc lên Cẩm Thủy, Quan Sơn sang Lào…
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, do điều kiện khách quan và chủ quan, những năm qua, tiềm năng du lịch tại Vĩnh Lộc nói riêng, Thanh Hóa nói chung chưa được khai thác có hiệu quả. Tại hội thảo Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt trong quy hoạch bảo tồn gắn với phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc sáng 14.3, ông Phạm Tấn, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa cho rằng, trong các hành trình và tour, tuyến du lịch đến Thanh Hóa, các đơn vị lữ hành trong nước chủ yếu theo lộ trình quen thuộc là đưa du khách đến tắm biển và nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn, sau đó mới đưa khách đi tham quan, thưởng ngoạn một số di tích trọng điểm trong tỉnh như Thành nhà Hồ, Lam Kinh và suối cá Cẩm Lương... “Đáng lo ngại, trong lộ trình quen thuộc này, du khách chỉ được nhìn ngắm, thưởng thức nhanh di tích, thắng cảnh để rồi trở về nơi xuất phát khi chiều buông. Trong khi đó, địa phương cùng các doanh nghiệp lữ hành lại chưa có sự liên kết trong xây dựng tour, tuyến bài bản, chuyên nghiệp, hoạt động kiểu mạnh ai nấy làm. Vì vậy, trong nhiều năm, sau ba tháng hè kết thúc, Sầm Sơn vãn khách, thì hành trình du lịch đến Xứ Thanh với những trọng điểm di tích thắng cảnh trên cũng vắng bóng theo” - ông Phạm Tấn cho hay.
Bảo quản kết hợp phục chế
Nhằm khắc phục “hội chứng du lịch một mùa”, các công ty du lịch đã đề xuất nhiều giải pháp cho du lịch Thanh Hóa, phối hợp, liên kết quảng bá, tuyên truyền nhằm bảo tồn và phát triển du lịch. Ông Nguyễn Hữu Tam, Giám đốc Công ty Du lịch và sự kiện Tam Phát cho rằng, du khách vượt một chặng đường xa, bỏ ra thời gian, tiền bạc để đến với di sản Thành nhà Hồ và các khu, điểm di tích, danh thắng vùng đất này không phải để tìm đến không gian đã rất quen thuộc trong đời sống thường nhật. Vì vậy, ngoài khám phá bức thành đá nguyên khối đồ sộ, du khách còn muốn có nhận thức trực quan về những cấu trúc cơ bản tạo nên sự kỳ vĩ của một kinh đô, một ngôi thành quân sự vào bậc nhất Việt Nam lúc bấy giờ. “Tôi nghĩ cần phục chế một đoạn hào bảo vệ thành đá ở vòng ngoài, một đoạn La thành, thành đá (Hoàng thành), hào nước là 3 yếu tố cơ bản tạo nên Thành nhà Hồ; bảo quản hố khai quật khảo cổ trong Nội thành theo phương pháp giống như kỹ thuật bảo quản Hoàng thành Thăng Long” - ông Nguyễn Hữu Tam nói.
Từng đưa khách đi nhiều tuyến, điểm trong nước cũng như quốc tế, ông Dương Xuân Tráng, Giám đốc Công ty Du lịch Mai Việt nhận xét: “Đây là vùng đất có rừng, đồi núi thấp, đồng bằng trải dài, dày đặc danh thắng cổ, tạo nên vùng đất Tây Đô đậm sắc thái văn hóa chính là tiền đề phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cộng đồng... Tuy nhiên, muốn khách trong nước và quốc tế quay lại cần nghiên cứu các bài thuyết minh sâu hơn, để từ góc độ văn hóa, có thể khẳng định ảnh hưởng và đóng góp của các bậc danh nhân đã làm nên nét đặc sắc của vùng địa linh này”. Bà Đặng Bích Thọ - Phó Tổng Giám đốc Hanoi Res Tours gợi ý: Đặc sản của Thành nhà Hồ và vùng phụ cận là những kiến trúc đá cổ, song cần đánh thức những tấm đá ấy. Khách có thể tham quan di tích đá, thành đá, giếng đá, kết hợp mua sản phẩm tại làng nghề đá mỹ nghệ Vĩnh Minh... Và để gây ấn tượng sâu sắc hơn, cần xây dựng một kịch bản bằng đồ họa, hoạt hình, dựa trên những kết quả nghiên cứu khảo cổ, thư tịch cổ và những di vật về di tích đá.
PHAN THANH HẢIDưới thời quân chủ, hầu như ở tất cả các nước phương Đông đều có tục tế giao. Tế giao tức là tổ chức nghi lễ cúng để con người có thể giao tiếp được với trời, đất và các bậc thần linh.
LÊ NGUYỄN LƯUI. QUAN NIỆM VỀ SỐNG CHẾT
HUỲNH ĐÌNH KẾT
Di tích cảnh quan Huế là một bộ phận cấu thành diện mạo văn hoá Huế. Ngày nay, di tích cảnh quan được quan niệm là loại hình văn hoá vật thể (Tangible culture) trong hàm nghĩa phân biệt với văn hoá phi vật thể (Intangible culture). Dẫu sao cũng chỉ tương đối.
LIỄU THƯỢNG VĂNCố đô Huế, một trong những trung tâm văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Không những thế, Huế còn là một tổng thể di tích quan trọng, sánh hàng kì quan trên thế giới. Cố đô thơ mộng mang đầy tính nghệ thuật lẫn với cái nét sâu thẳm, ẩn bóng của học thuật Đông phương và truyền thống dân tộc…
NGUYỄN HÀO HẢITrong lịch sử, việc làm những đồ nghệ thuật giả chỉ bắt đầu xuất hiện ở những xã hội có đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần khá phát triển.
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNChuyện xưaGiờ đây, những vị tham gia biên dịch Mục lục Châu bản Triều Nguyễn (MLCBTN) trong Uỷ ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại học Huế những năm sáu mươi của thế kỷ trước, đã lần lượt quy tiên. Chỉ còn lại một người cuối cùng đang dưỡng lão trong một ngôi nhà khá yên tĩnh dưới bóng những lùm cây sớm chiều toả mát trong một xóm ven sông Cẩm Lệ, thuộc huyện Hoà Vang, ngoại ô Đà Nẵng. Đó là bác Ngô Văn Lại, năm nay ngoài tuổi bảy mươi.
NGUYỄN HỮU THÔNGCó những câu hỏi đặt ra, Huế mãi không có câu trả lời thuyết phục:* Tại sao mặt hàng lưu niệm trong thị trường du lịch, trong các lễ hội Festival là nghèo nàn đến thế! Sản phẩm thủ công Huế lác đác chen chúc khuất lấp trong lớp lớp hàng Trung Quốc và các tỉnh khác trong nước?* Tại sao trong quá trình trùng tu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lại phải mời thợ từ "Đàng Ngoài" trong nhiều khâu kỹ thuật từ sơn, thếp, mộc, làm ngói men, gạch bát tràng...?* Tại sao nhà phục chế Trịnh Bách lại phải sống ở Hà Nội, để gửi vào Huế những tấm long bào, long cổn, hia, mão và kể cả những phiên bản phục chế men lam thời Nguyễn?...
HOÀNG ĐẠO KÍNHVăn hoá xứ Huế là một hiện tượng: sinh sôi và thịnh vượng trong khoảng thời gian và không gian địa lý hạn hẹp. Cả hai nhân tố, vật thể lẫn phi vật thể, đều kịp đạt đến trình độ cao và thấm đậm những cái riêng, so với các thời kỳ lịch sử trước đó và so với các miền đất khác. Di sản văn hoá xứ Huế không chỉ phong phú, không chỉ đặc sắc, mà còn kiệt xuất, bởi nó sở hữu rất nhiều những cái duy nhất.
BEATRICE KALDUN (Nhân viên chương trình Văn hoá của UNESCO tại Bangkok)Xin chào quý vị đại biểu!Hôm nay, tôi xin bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại đây, đại diện cho Ngài Richard Engelhardt, Cố vấn Văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia cuộc Hội thảo về vấn đề bảo tồn và phát triển hội nhập của Huế, một trong những di sản quý giá nhất của Việt Nam và Thế giới.
PHAN THUẬN ANSự quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt Nam đã bắt đầu có từ hơn 50 năm về trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong vòng vài chục năm trở lại đây. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin nước chủ nhà đã đóng góp những vai trò xúc tác quan trọng trong mối quan hệ làm việc giữa tổ chức UNESCO đóng tại Paris và các quan chức Việt Nam ở những tỉnh có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi bật.
PHAN TIẾN DŨNGHuế một vùng non sông kỳ tú, với sự sáng tạo của con người đã lưu giữ trong lòng mình những tài sản vô cùng quý giá. Một trong những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu là Quần thể Di tích Huế đã được công nhận vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới (World Heritage List) ngày 11-12-1993. Bên cạnh đó, Huế còn là hội điểm về những di sản vật thể vừa phong phú vừa đa dạng. Từ mảnh đất này đã hình thành nên những phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, đã hội tụ nhiều danh nhân để góp phần nên một Huế vừa mang đặc trưng bản sắc Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô.
NGUYỄN VĂN MỄ (Trích)Huế - thành phố lịch sử, một trung tâm văn hóa du lịch, là vùng đất có bề dày văn hóa với những tầng văn hóa khác nhau: di chỉ Khảo cổ học thời Tiền, Sơ sử; các dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh; văn hóa Chămpa; văn hóa Đại Việt... và vô cùng quan trọng là hệ thống di tích Cố đô được xây dựng dưới vương triều Nguyễn.
LƯU TRẦN TIÊUHiếm có một miền đất nào mà ở đó những giá trị văn hóa lại đậm đặc, phong phú, đa dạng và đặc sắc như ở Huế. Từ góc nhìn địa - chính trị - văn hóa, xứ Huế xưa như là một vị trí chiến lược trọng yếu, vừa là cầu nối, vùng đất mở, vừa là nơi diễn ra sự chồng lấn, dung hợp, tiếp biến các vùng văn hóa, các dòng văn hóa để tạo dựng thành một trung tâm văn hóa trên cái nền chung của văn hóa Việt Nam, lóng lánh những nét riêng đặc sắc của mình.
NGUYỄN QUỐC HÙNGNăm nay, chúng ta kỷ niệm 10 năm Quần thể Di tích Kiến trúc Huế được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO, 10 năm với rất nhiều thành tựu đổi thay. Nhớ lại chỉ sau 5 năm trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, Tiến sĩ Richard Engelhardt chuyên gia về văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã mạnh dạn tuyên bố: “tình trạng cứu nguy khẩn cấp của khu di tích Huế đã qua đi” và “chúng ta chuyển từ giai đoạn khẩn cấp sang giai đoạn ổn định trong chiến dịch vận động bảo tồn di tích Huế”(1)
NGUYỄN KHOA ĐIỀMTrong các di sản văn hoá ở nước ta, Huế giữ một vị trí đặc biệt. Chính vì thế mà ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giữa bộn bề công việc, Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho di sản văn hoá Huế sự quan tâm thích đáng. Dù chưa tập hợp được hồ sơ đầy đủ, chưa có được nguồn kinh phí thoả đáng, nhưng từ năm 1979, Nhà nước ta đã có văn bản đặc cách quy định việc bảo vệ di tích thành nội Huế.
PHÙNG PHUCách đây vừa tròn 10 năm, ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Huế và với cả nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế đã chính thức được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới với dòng chữ “Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại”. Lịch sử vùng đất Phú Xuân- Huế với Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam mở ra một trang mới, giang rộng vòng tay đón bè bạn trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và truyền đạt kinh nghiệm trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị.
TRƯƠNG THỊ CÚCSau Hiệp định Paris năm 1973, Thành uỷ Huế chủ trương phải xây dựng thêm các tổ chức cách mạng biến tướng để tập hợp lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên ở nội thành; tạo cho được những hoạt động công khai, hợp pháp nhằm thu hút quần chúng ở vùng địch tạm chiếm hướng đến mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi dân sinh, dân chủ, tiến tới đòi thi hành Hiệp định Paris.
TRƯƠNG THỊ CÚCCách đây gần tròn 50 năm, từ Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “Vì miền Nam ruột thịt”. Thực hiện chủ trương nầy, năm 1957 Bộ Văn hoá và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức chỉ đạo 26 thư viện các tỉnh và thành phố ở miền Bắc xây dựng trong lòng mỗi thư viện một “Thư viện Kết nghĩa” vì miền Nam ruột thịt theo quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành Bắc-Nam.
PHAN THANH HẢISông Hương là báu vật mà trời đất đã ban tặng cho Huế. Đã tự bao giờ, sông Hương đã được xem là dòng sông của thi ca, nhạc họa, của kiến trúc, nghệ thuật xứ Huế. Đã có nhà văn từng thốt lên: “Nếu một ngày nào đó sông Hương đột nhiên biến mất, thì Huế có còn là Huế nữa không?!”...
BỬU ÝMột đất nước có lịch sử lâu đời hẳn nhiên thừa hưởng di sản phong phú và đủ loại.Trước hết, vấn đề di sản không nhất thiết đi đôi với Festival. Di sản có thể nằm một cõi, mà Festival lại nằm một nơi. Cũng có thể phát huy riêng rẽ, phục vụ quần chúng khác nhau, nhưng cùng chung một trục văn hoá để cùng được bảo tồn và phát huy. Nhưng nếu di sản sánh đôi với Festival thì đó là một cuộc nên duyên như được dành sẵn.