Chè hột sen

15:25 11/01/2019

KIM THOA

Chè bán ban ngày, ban đêm. Chè gánh, chè xách, chè ăn trên bờ, chè thưởng thức dưới đò. Huế bán đủ thứ chè, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nhưng ít thấy chè hột sen.

Ảnh: internet

Vì đắt tiền cũng có, vì chè hột sen thanh cảnh không dễ dàng hội nhập với các thứ chè bình dân đại chúng khác cũng có! Trừ những tiệm ăn đặc biệt thỉnh thoảng có bán riêng; hay những chiếc thuyền con mảnh khảnh, trước mũi treo ngọn đèn đỏ, đêm đêm bồng bềnh trên sông Hương, cô lái đò vừa bơi chèo vừa rao hàng lảnh lót: Chè hột sen, chè...

Đúng chè hột sen phải là thứ hột sen tươi hồ Tịnh Tâm, một đặc sản của núi Ngự, sông Hương. Sen Tịnh thơm ngon vì theo những người trong nghề nói lại, hồ Tịnh Tâm mạch nước không phèn, nước ngọt không chát như nước ao, đầm, hồ nơi khác và sen Tịnh ngon nhất phải là sen cánh gián. Gọi sen cánh gián, vì hột sen vừa đến lứa đến độ, vỏ ngoài bắt đầu trổ màu da giống như cánh con gián. Sen cánh gián ngày trước thuộc loại sen tiến, sen dâng vua, như gạo tiến (gạo de An Cựu), thanh trà tiến (thanh trà Nguyệt Biều), cam tiến (Cam Bố Hạ), mía tiến (mía Triệu Tường)...

Mỗi năm từ tháng 5, tháng 6 hột sen tươi bắt đầu thấy bán ở chợ Đông Ba. Hột sen đổ đầy thúng, khách hàng tùy thích lựa chọn; sen bán từng trăm, có khi từng chục, tùy túi tiền mỗi người. Hột sen còn non vỏ xanh, bà con chê vì nấu không nở. Sen vừa đúng lứa, từ màu xanh mờ gà thành màu đen nhạt, người trong nghề gọi là sen hột mây.

Sen hột mây hay sen cánh gián nấu chè ăn ngon tuyệt!

Sen khô ở Huế có nhiều; nghề "gọt hột sen" là một tiểu công nghệ gia đình ở Huế. Hột sen gọt sạch trắng xâu từng trăm như chuỗi hạt bồ đề. Sen khô lẽ dĩ nhiên không ngon bằng sen tươi, nhưng ăn vẫn còn hương vị, còn hơn là sen hộp ngoại quốc, hột sen cứng đơ, ăn sậm sực. Hột sen bóc vỏ ngoài xong đến lột cho hết lớp lụa mỏng bên trong màu ẩn hồng, cắt hai đầu để xoi tim, rửa sạch sẽ mới đem ra nấu. Bóc vỏ hột sen, cả vỏ trong vỏ ngoài cũng như lặt giá là một việc làm tẩn mẩn ít ai thích. Nhà có đông người hay gặp những ngày kỵ giỗ, việc làm tốn nhiều thì giờ vụn vặt này thường được giao cho những vai "phụ" hay trẻ con trong nhà. Chè hột sen, đúng kiểu đúng mức, phải nấu với đường phèn. Phải làm sao để hột sen nở nhẹ như hoa bưởi đang chớm cánh. Bỏ đường vô rồi phải để lửa riu riu, vừa thấm đường thấm nước, như vậy khi chè chín, nước sen trong như màu hoa lý nhạt và hương sen thơm được tỏa ra sẽ kích thích vừa thị giác vừa khứu giác cùng làm việc trước khi chén chè sen múc thật khéo đặt lên bàn ăn.

Trở lại với việc nấu chè, phải canh chừng củi lửa cho vừa, hột sen vừa nở phải tắt lửa ngay. Nước sôi quá, sen sẽ nở bung, hột sen tan hòa vô nước sẽ làm đục nước, và hột sen không còn nguyên vẹn sẽ bung ra từng mảnh, bẽ bàng tơi tả khó coi. Đã mất vẻ đẹp thanh khiết ăn lại mất ngon. Gặp những chén chè này, không ai dám mời khách.

Nấu cho được một nồi chè hột sen, công phu lắm; nghệ thuật nấu chè hột sen vì vậy đòi hỏi người ăn phải biết thưởng thức. "Thực bất tri kỳ vị" như người Huế thường nói sẽ làm buồn lòng người nội trợ. Chè hột sen, ăn quanh năm. Nhưng chè hột sen lồng nhãn, phải đợi đến mùa hè. Vườn nhà có nhãn vừa bẻ xong, chọn những trái nhãn ráo dày cơm vừa thơm vừa giòn. Sen để lồng vô nhãn, vừa chín nở vớt ra liền rim sơ vào nước đường để nguội. Lấy mũi dao nhọn nhẹ tay tách hột ra khỏi nhãn. Bấy giờ đem hột sen lồng vào nhãn; trái nhãn tròn quay mọng nước. Sắp nhãn vô chén long - ẩn (hay tìm) nước chè sen để nguội đổ lần vô chén. (Nước sen để nguội sẽ giữ cho nhãn tươi và giòn). Hương vị sen, hương vị nhãn lồng, ngọt ngào nước đường phèn càng tăng phẩm chất chén chè quý phái, đặc biệt Huế. Qua lớp nhãn lồng dòn tan đến hương vị sen thơm bở, chưa ăn vội, chỉ nếm qua một chút nước thôi cũng đã thấy tiêu tan bao nhiêu "mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ"!.

K.T
(TCSH45/03-1991)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ VĂN LÂN 

    Khi nói đến xây dựng và phát triển Huế, không ai không nghĩ đó là một “thành phố xanh”. Đó không chỉ là suy nghĩ của những nhà đô thị hiện đại mà là một chuỗi trăn trở từ những người đầu tiên xây dựng Huế, những người dân bản địa đến các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, du khách đến Huế trong và ngoài nước.

  • PHƯƠNG ANH

    Thủy Biều - làng quê cổ kính

    Ai từng đến vùng đất phù sa bãi bồi bên dòng sông Hương, hẳn không quên được cái mát mẻ, trong lành và cổ kính cùng với con người hòa nhã nơi đây; Thủy Biều, vùng đất của xứ hoa thơm quả ngọt.

  • Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.

  • LTS: Cuối tháng 4, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở lại Hà Nội, sau đợt "trốn rét", bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có ghé lại Huế. Bác sĩ định dừng chân lại đây lặng lẽ, âm thầm "trò chuyện" với những kỷ niệm thời niên thiếu của mình 65 năm trước. Thế nhưng những người mến mộ bác sĩ ở Huế lại không muốn như vậy. Và thế là những cuộc "chuyện trò" chung đã được tổ chức, tiếp ngày này sang ngày khác, giữa bác sĩ và cán bộ các ngành các giới. Dưới đây là một mẩu "chuyện trò" bác sĩ gởi lại bạn đọc Sông Hương trước khi lên đường.(S.H)

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Mùa hạ, mùa sen.
    Sen kín mặt các hồ Tịnh Tâm, hồ hào thành quanh Thành Nội.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    Chúng tôi không quy lại vấn đề từ đầu để khẳng định sự tồn tại của "Văn hóa Phú Xuân", nghĩa là xét xem liệu thuật ngữ "Văn hóa Phú Xuân" có một nội dung đích thực hay không; công việc này giáo sư Lê Văn Hảo đã làm xong, qua một loạt những công trình kiểm kê có tính hệ thống của ông.

  • Lâu nay, Huế được mệnh danh là miền đất của thi ca, đồng thời là vùng văn hóa ẩm thực lớn của cả nước. Sinh ra và trưởng thành trong môi trường đặc trưng thi vị ấy, rất nhiều phụ nữ Huế trở thành những tác gia tiêu biểu trên lĩnh vực nghệ thuật ẩm thực.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA

    Phú Xuân - Huế là nơi có nhiều danh nhân lịch sử và văn hóa của đất nước đã sống và làm việc.

  • Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương trong Hội thảo nhân kỷ niệm 300 năm Phú Xuân do Thành ủy và UBND thành phố Huế tổ chức cuối 1987.

  • Đến Huế mà chưa thưởng thức hết những món bánh bèo, bánh nậm, lọc, ít, ram, khoái... thì quả là đáng tiếc.

  • LÊ VĂN LÂN

    Phong trào đô thị trong chống Mỹ cứu nước được khởi đầu bằng phong trào Hòa Bình, phong trào phát triển sâu rộng ở các thành thị miền Nam, đặc biệt là Huế và Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Thần Phù là một làng lớn ở phía Nam kinh thành Huế, dưới thời Nguyễn có đơn vị hành chính là xã, thuộc tổng Lương Văn, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN 

    Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.

  • Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.

  • Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 

  • Lâu nay, nhiều người ở thị xã Hương Thủy, và có những người ở địa phương khác thường gọi hai ngôi làng một ở xã Thủy Vân, một ở phường Thủy Phương hiện nay, là Dạ Lê (bao gồm làng Chánh ở xã Thủy Vân và làng Thượng ở phường Thủy Phương). 

  • MAI KHẮC ỨNG - TỐNG VIẾT TUẤN

    Giữa sân Thế Miếu trong Hoàng Thành thuộc cố đô Huế có chín đỉnh đồng lớn được gọi một tên chung là Cửu Đỉnh.

  • Ký sự NGUYỄN ĐĂNG HỰU

    Tam Giang rộng lắm ai ơi
    Ai về ngoài Sịa nhắn người năm xưa

  • Mỗi khi đông về, nhiều góc phố ở cố đô thơm lừng món chè nóng hấp dẫn học trò. Mùa mưa ở Huế thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng chạp, bắt đầu bằng những cơn dông đầu thu ồn ào đến những cơn mưa dầm dai dẳng, lạnh buốt xuyên suốt mùa đông.
     

  • Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).