Bản sắc Việt - Đức Thánh Trần huyền thoại hóa lịch sử

09:36 22/08/2014

Đức Thánh Trần - Trần Hưng Đạo là minh chứng tiêu biểu về liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và dân gian, là huyền thoại hóa cuộc đời và chiến công của các anh hùng lịch sử.

Tượng Trần Hưng Đạo trên đảo Song Tử Tây (Trường Sa) - Ảnh: Lâm Viên

“Trong hệ thống thần linh người Việt, Đức Thánh Trần là một nhân thần”, TS Phạm Quỳnh Phương, Viện Văn hóa đánh giá. Ông là một vị thần - người có thật trong lịch sử. Ông mang tên tuổi, quê quán gốc tích, hành trạng khá đầy đủ. Cũng chính vì thế, theo bà Phương, việc huyền thoại hóa cuộc đời ông, dù màu sắc dân gian có đậm thế nào cũng vẫn bắt nguồn từ tư liệu chân xác của lịch sử.

Theo nghiên cứu của bà Phương, căn cứ vào gia phả có nhiều giả thuyết khác nhau về tuổi tác của ông. Tuy nhiên, dựa trên nhiều yếu tố, người ta dự đoán ông sinh trong khoảng từ 1230 - 1234, phụng sự bốn đời vua Trần thịnh trị nhất. Trong những năm đó, ông đã ba lần lãnh đạo quân dân ta chống quân Nguyên - Mông xâm lược thắng lợi. Sau này, ông rời Thăng Long về sống ở thái ấp Vạn Kiếp, lập vườn cây thuốc Dược Sơn.

Người trời đánh giặc

Trần Hưng Đạo - Đức Thánh Trần chính là trường hợp tuân thủ quy luật “Sinh vi danh tướng, tử vi thần” trong văn hóa Việt. “Trong các tư liệu dân gian, sự sinh hóa của Đức Thánh Trần được hình dung tương đối thống nhất”, bà Phương cho biết. Theo đó, mẹ Trần Hưng Đạo là Thiện Đạo quốc mẫu nằm mơ thấy có thanh thiên đồng tử/em bé áo xanh đầu thai xin được làm con. Một bản sách khác là Việt điện u linh chép rằng thời đầu nhà Trần có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thần Tản Viên thấy thế biết sẽ có ngoại xâm, bèn tâu Thượng Đế. Sau đó thanh tiên đồng tử xin đi quét sạch dải khí trắng đó và được cho sinh hạ vào nhà thân vương làm danh tướng.

Cũng theo bà Phương, nhiều tài liệu khác ghi khi Trần Hưng Đạo ra đời, trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ do coi thiên văn thấy có một vì tướng tinh rơi xuống, liền đến xem mặt Trần Quốc Tuấn. Khi nhìn thấy, vị đạo sĩ vội lui xuống, vái lạy nói: "Người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sông đó". Vương đầy một tuổi đã biết nói, năm, sáu tuổi đã biết làm thơ ngụ ngôn, bày chơi đồ bát trận, thông minh xuất chúng.

Những sách khác cũng chép về việc ông mất cũng thần kỳ như vậy. Chẳng hạn, có bản chép, trước khi ông mất, xem thiên văn thấy một vì tướng tinh cực to bay từ đông bắc sang tây nam rồi sà xuống đất, sáng lóe ra 10 trượng.

... đến thần y thánh thuốc

Theo bà Phương, chi tiết được chú ý nhất và cũng đưa Trần Hưng Đạo có một vị trí đặc biệt trong tâm thức dân gian là câu chuyện liên quan đến Phạm Nhan (còn có tên Nguyễn Bá Linh). Cha Phạm Nhan là người Quảng Đông, sang buôn bán bên nước Nam, lấy vợ ở Đông Triều. Phạm Nhan lớn lên theo cha về Tàu học hành giỏi, đỗ tiến sĩ triều nhà Nguyên. Y có phép tàng hình biến hóa, thường vào cung trị bệnh cho cung nữ, nhưng hay tìm cách tư thân với cung nhân. Sau lộ chuyện, Phạm Nhan bị  định án trảm quyết. Để lập công chuộc tội, Phạm Nhan tình nguyện xin đi làm hướng đạo đánh Nam quốc.

Phạm Nhan cao tay phù thủy nên cứ bắt được lại trốn thoát, chém đầu này mọc đầu khác. Chỉ khi đích thân Hưng Đạo vương cầm kiếm chém thì Phạm Nhan mới chịu thua. Trước khi bị hành hình, Phạm Nhan có xin Hưng Đạo vương “phải cho tôi ăn gì chứ”, Vương giận bảo “cho mi ăn máu đẻ của đàn bà”. Bởi vậy sau khi chết, hồn hắn đi đâu gặp sản phụ thì lập tức hớp hồn họ. Những người đàn bà ốm này thường đến đền thờ Trần Hưng Đạo, lấy chiếu cũ đốt uống thì khỏi bệnh. Vì thế, người ta cảm nhận được anh linh kỳ diệu của Trần Hưng Đạo.

Một nghiên cứu khác cho rằng, trong tâm thức dân gian, hướng bắc được coi là hướng tà khí. Vì vậy dân gian đã ghép Phạm Nhan vào đội quân phương bắc đến xâm lược nước ta. Trần Hưng Đạo đã có đủ uy để dẹp giặc phương bắc thì tất cũng có sức mạnh dẹp giặc Phạm Nhan.

Không gian tín ngưỡng rộng

Khảo sát các di tích thờ cúng Đức Thánh Trần của bà Phương cho thấy, mặc dù địa bàn hoạt động khi sinh thời của Trần Hưng Đạo là vùng đất bắc, nhưng người ta nhận thấy ông được thờ phụng ở rất nhiều nơi. Ngược lên phía bắc, vùng Châu On, Lạng Sơn hay cả ở châu Định Hóa, Thái Nguyên xa xôi có những di tích lưu giữ thần tích thờ ông. Xuôi về phương nam, rất nhiều nơi có đền thờ.

Trong các nghi lễ thờ cúng ông, có nghi thức rước kiệu trên sông nhằm tái hiện lại trận thắng thủy chiến oai hùng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng. Cũng có một số hình thức khác trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần như trừ tà ma bằng bùa giấy. Cũng có hình thức bán khoán trẻ em trong vòng 12 năm để trẻ dễ nuôi nhờ oai trấn tà ma của ngài. “Thậm chí, có người còn đổi họ cho con thành họ Trần”, bà Phương cho biết.

 

Sử thần Phan Huy Chú viết: “Danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo vương không mấy đời có; kiêm cả văn võ, thừa trí dũng, dựng nên công lao sự nghiệp kỳ vĩ mà giữ vững trung nghĩa cùng một hàng với Quách Tử Nghi. Ông không những là anh hùng của một thời đại mà cho đến các bậc tướng thần cổ kim cũng ít ai bì kịp”.

Nguồn: Trinh Nguyễn - TNO

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ TRUNG VŨ

    Con người luôn suy tư về bản thân. Tồn tại hay không tồn tại. Ý nghĩa của sự sống. Khái niệm cái chết. Thế giới thực tại đang tiến triển; và có hay không, thế giới vĩnh hằng? Mối quan hệ giữa chúng. Con người sinh học và con người văn hóa trong mối quan hệ với vũ trụ...


  • TRIỀU NGUYÊN

  • TRẦN HOÀNG

    Trong vòng hơn 10 năm gần đây, ở Thừa Thiên Huế, anh Tôn Thất Bình (biệt hiệu là Nguyễn Trùng Dương) thuộc một trong số những nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian gặt hái được nhiều thành công nhất.

  • TÔ NGỌC THANH

    Nằm trong lĩnh vực văn hoá dân gian, Hát Ru và sinh hoạt Hát Ru là một hiện tượng văn hoá xã hội đa nghĩa, đa dạng mà trong đó các yếu tố cấu thành có mối quan hệ nhân quả, khăng khít.

  • NGUYỄN DƯ  

    Sách báo ngày xưa có nhiều bài viết về tranh Tết, tranh Gà, tranh Lợn. Ai cũng khen tranh đẹp. Không có gì phải thắc mắc.

  • NGUYỄN DƯ  

    Mời các bạn cùng lật sách xem mấy cái đinh, cái đanh được vua biết mặt, chúa biết tên.

  • NGUYỄN DƯ   

    Họ hàng nhà chó thật đông đúc. Khắp năm châu bốn bể chỗ nào cũng có chó. Chó kiểng, chó săn, chó chân dài, chó tí hon. Chó Bắc Kinh, chó Chihuahua, chó Phú Quốc…

  • Từ lâu, theo phong tục tập quán, Tết Hàn thực đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, dù có đi xa tới đâu thì vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, những người con xa xứ vẫn cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. Cũng vào những ngày này, người Việt lại làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn Tết Hàn thực.

  • LÊ SANG   

    Phùng Sơn là một cán bộ Đoàn Kon Tum, đồng thời là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian. Anh từng là gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu do Trung ương Đoàn bầu chọn lần đầu tiên (1996), và hiện nay vẫn miệt mài, cần mẫn với công việc sưu tầm, nghiên cứu những giá trị văn hóa dân gian Tây Nguyên bằng niềm đam mê mãnh liệt.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Đã từ lâu lắm rồi chuyện trạng Vĩnh Hoàng đã thành món ăn tinh thần - văn hóa không thể hiếu được trong những dịp hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, trong sinh hoạt cộng đồng của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

  • Gà, từ biểu tượng văn hóa đến biểu trưng ngôn ngữ và văn học

    NGUYỄN VĂN HÙNG

  • NGUYỄN DƯ

    Ông bạn mới đi chơi Việt Nam về, hớn hở khoe:
    - Lần này ghé Huế, được ăn cơm vua. Vui quá! Ông ăn cơm vua chưa?
    - Thuở bé, ăn đến phát ngấy rồi! Cơm vua thời đổi mới thì chưa ăn.
    Ông bạn cười tôi lẩm cẩm, lẫn lộn ngày xưa với ngày nay!

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    So với các thể loại văn học dân gian khác của người Tà Ôi thì đồng dao đứng ở vị trí khiêm tốn, nghĩa là từ trước đến nay chưa có ai sưu tầm, giới thiệu và khảo cứu thấu đáo. Điều này gây ra một sự thiệt thòi lớn cho vốn di sản văn hóa tinh thần vốn rất phong phú của người Tà Ôi.

  • HUỲNH HỮU ỦY

    Suốt trên dải đất dài dọc miền Trung Trung bộ, từ Bình Trị Thiên qua Nam Ngãi và vào đến Bình Định, Phú Yên, cứ vào những ngày Tết đến lại xuất hiện trong sinh hoạt giải trí dân giã một trò chơi bài bạc mang nặng tính chất đình đám, hội hè, văn nghệ: trò chơi bài chòi, về mặt hình thức, tương tự như lối tổ tôm điếm ở miền Bắc.

  • NGUYỄN DƯ

    Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh quang. Bác sĩ thề “cứu nhân độ thế”, coi tiền bạc là chuyện nhỏ. Đồng hội đồng thuyền thề che chở đùm bọc nhau…

  • LÊ QUANG THÁI

    Âm hưởng của thuật ngữ cổ này nghe ra hơi là lạ, thật khó lòng chuyển ngữ sang tiếng Nôm cho dễ hiểu. Từ “đàn” rồi từ “lệ” đều lấy gốc từ chữ Hán. Mỗi một từ đều có nhiều chữ đồng âm nhưng dị nghĩa. Xưa nay đành lòng để nguyên xi vậy. Có nhiều chữ “lệ” và lại lắm chữ “đàn”. Vì thế mà nó đã trở thành “chuyện ít người biết”.